Trong cơ thể người, vitamin D đóng vai trò quan trọng, thiếu hụt vitamin D có thể gây ra nhiều vấn đề với sức khỏe. Vậy vitamin D là gì, vai trò và cách bổ sung vitamin D như thế nào là hợp lý? Mời bạn theo dõi bài viết dưới đây để giải đáp các thắc mắc có liên quan đến vấn đề này.
1. Vitamin D là gì?
Vitamin D còn được gọi là calciferol là một loại vitamin tan trong chất béo, có vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe xương, răng và hệ miễn dịch. Cơ thể có thể tổng hợp vitamin D khi da tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, ngoài ra, nó cũng có thể được bổ sung từ thực phẩm và thực phẩm.
Có hai loại vitamin D chính là vitamin D2 và vitamin D3, mỗi loại có những chức năng khác nhau đối với cơ thể. Vitamin D2 thường tìm thấy trong thực loại thực vật và các loại thực phẩm bổ sung hằng ngày, cơ thể người không thể tự sản xuất ra loại vitamin này. Trong khi đó, vitamin D3 là loại vitamin có thể tổng hợp được khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, quá trình này bắt đầu ở da, đến gan và cuối cùng là ở thận. Vitamin D3 cũng có thể bổ sung qua một số loại thực phẩm như: gan bò, trứng, cá, sữa…
2. Vai trò của vitamin D
Trong cơ thể người, vitamin D đóng vai trò quan trọng. Thiếu hụt vitamin D có thể dẫn đến nhiều hậu quả xấu với sức khỏe, tăng nguy cơ mắc một số bệnh thường gặp. Dưới đây là những vai trò quan trọng của vitamin D đối với cơ thể:
– Có vai trò quan trọng đối với hệ miễn dịch: Vitamin D góp phần tăng cường hệ miễn dịch, giảm thiểu nguy cơ mắc nhiều bệnh có liên quan đến hệ miễn dịch.
– Hạn chế nguy cơ mắc các bệnh như cảm cúm, đặc biệt là ở trẻ em và độ tuổi thanh thiếu niên.
– Vitamin D có tác dụng quan trọng giúp tăng cường khả năng hấp thụ canxi của cơ thể, do đó chúng rất cần thiết cho quá trình phát triển và tái tạo xương. Đối với trẻ nhỏ, vitamin D giúp ngăn ngừa tình trạng còi xương ở trẻ em, hen suyễn ở người trưởng lớn. Với những người cao tuổi, vitamin D giúp tăng cường hấp thụ canxi, từ đó giúp xương chắc khỏe, ngăn ngừa bệnh loãng xương hiệu quả hơn.
– Vitamin D góp phần bảo vệ hệ thống tim mạch, hạn chế tình trạng xơ vữa mạch máu, từ đó giảm thiểu nguy cơ tăng huyết áp và các bệnh về tim mạch.
– Vitamin D góp phần ngăn ngừa bệnh ung thư: Theo một số nghiên cứu, vitamin D góp phần ngăn ngừa nguy cơ mắc một số bệnh ung thư tại vú, ruột kết và tuyến tiền liệt. Trong một thử nghiệm lâm sàng của người Mỹ gốc Phi, nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt, vú và ruột kết giảm đến 23% sau khi được bổ sung vitamin đầy đủ. Bên cạnh đó, một nghiên cứu khác cũng cho thấy, mỗi ngày uống 1100 IU vitamin D cùng với canxi giúp giảm nguy cơ ung thư lên đến 60%.
– Vitamin D góp phần kiểm soát các bệnh lý về thần kinh: Ở những người mắc bệnh Parkinson, việc duy trì nồng độ vitamin D ở mức hợp lý giúp cải thiện nhận thức, tăng khả năng ghi nhớ, hạn chế các triệu chứng trầm cảm. Đồng thời, vitamin D cũng góp phần hiệu quả trong việc phòng ngừa bệnh Parkinson.
– Giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh tiểu đường: Bổ sung đủ vitamin D góp phần giúp hạn chế nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 1 và tuýp 2. Vitamin D có khả năng kích thích sự hấp thu photpho và canxi hiệu quả ở ruột, nhờ vậy mà hạn chế cảm giác thèm ăn củ cơ thể, chúng ta sẽ ăn ít đi, lượng thức ăn nạp vào cơ thể cũng giảm bớt, nhờ vậy có thể giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
Vitamin D có vai trò quan trọng đối với cơ thể, thiếu hụt vitamin D có thể gây ra nhiều vấn đề với sức khỏe dưới đây:
– Người bệnh cảm thấy mệt mỏi, cơ thể uể oải, thiếu sức lực nên làm việc và học tập không hiệu quả.
– Cơ thể đau nhức, đặc biệt và vùng xương khớp, bị yếu cơ. Một trong những dấu hiệu dễ nhận biết nhất là người bệnh cảm thấy nhức mỏi khi leo cầu thang, đi bộ.
– Dễ bị nứt xương, rạn xương, gãy xương cho dù chỉ gặp va chạm hay chấn thương nhẹ.
– Những đối tượng dễ bị thiếu hụt vitamin thường là những người ở thành phố đông đúc, các tòa nhà cao tầng che hết ánh nắng mặt trời, những người làm việc trong phòng kín từ sáng đến tối. Những người có làn da ngăm, tập trung nhiều sắc tố melanin nên cản trở việc hấp thụ vitamin D từ ánh nắng mặt trời. Những người sử dụng quá nhiều kem chống nắng hoặc mặc quá nhiều quần áo cũng ngăn cản việc hấp thụ vitamin D.
3. Liều lượng vitamin D cần bổ sung trong một ngày
Vitamin D là loại vitamin quan trọng đối với cơ thể, do đó bổ sung vitamin D là cần thiết để phòng ngừa bệnh tật, duy trì sức khỏe. Tuy nhiên, với mỗi độ tuổi hay đối tượng khác nhau, liều lượng bổ sung vitamin D cũng có sự khác biệt. Theo thông tin từ Viện dinh dưỡng quốc gia, liều lượng bổ sung vitamin D phù hợp với từng đối tượng cụ thể như sau:
– Trẻ nhỏ dưới 1 tuổi: 400 IU/ngày
– Trẻ từ 1 tuổi trở lên và người trưởng thành dưới 50 tuổi: 600 IU/ngày.
– Riêng đối với trẻ sơ sinh, nếu trẻ đang bú mẹ thì mỗi ngày nên bổ sung khoảng 400 IU vitamin D3K2 ngay từ lúc mới sinh cho đến khi cai sữa mẹ. Khi trẻ chuyển sang sử dụng sữa công thức thì nên dừng bổ sung vitamin D vì trong sữa đã có thành phần này. Nếu trẻ uống sữa công thức nhưng uống với lượng nhỏ thì nên bổ sung thêm vitamin D3k2 khoảng 400 IU mỗi ngày cho bé để ngăn ngừa thiếu hụt vitamin D.
– Người từ 50 tuổi trở lên, phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú: 800 IU/ngày.
– Người lớn bị loãng xương và các bệnh lý có liên quan đến thiếu hụt vitamin D thì nồng độ vitamin D cần bổ sung như sau:
- Người thiếu hụt vitamin D: 50.000 IU/ngày, duy trì bổ sung liên tục từ 6-12 tuần
- Người bị tác dụng phụ của corticosteroid muốn phòng ngừa tình trạng mất xương: bổ sung từ 0.25 – 1 mdg/ngày theo dạng alfacalcidol hoặc calcitriol trong thời gian từ 6 – 36 tháng.
- Người bệnh bị cường giáp gây mất xương: 800 IU/ngày và duy trì bổ sung trong vòng 3 tháng.
- Người bị suy tim: 800 IU/ngày hoặc kết hợp với canxi (1000mg/ngày) trong vòng 3 năm.
- Phụ nữ tiền mãn kinh: Bổ sung vitamin D 400 IU/ngày kết hợp với 1000mg canxi mỗi ngày.
- Phòng ngừa mất răng do tuổi tác: 700 IU/ngày, bổ sung thêm canxi với hàm lượng 500mg/ngày, duy trì trong khoảng 3 năm.
4. Nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết thiếu vitamin D ở trẻ
Theo các chuyên gia sức khỏe, vitamin D đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển của trẻ, do đó việc bổ sung canxi là điều cần thiết để giúp trẻ khỏe mạnh, đảm bảo các chỉ số về sức khỏe. Vitamin D giúp tăng cường khả năng hấp thu canxi ở ruột, có lợi cho sự phát triển xương và sụn. Canxi còn giúp ổn định nồng độ canxi trong máu, hạn chế tình trạng chậm kín thóp, chậm mọc răng, còi xương, chậm lớn, thấp còi…ở trẻ nhỏ. Tuy nhiên, theo khảo sát hiện nay có rất nhiều trẻ bị thiếu hụt vitamin D, gây nên những hậu quả xấu với sức khỏe. Khi nhận thấy trẻ có những dấu hiệu dưới đây, có thể trẻ đang bị thiếu vitamin D, cha mẹ nên cho con đến bệnh viện để thăm khám và có biện pháp bổ sung kịp thời:
Dấu hiệu trẻ bị thiếu vitamin D:
– Trẻ sơ sinh: Ở trẻ sơ sinh, việc thiếu hụt vitamin D có thể nhận biết bằng một số biểu hiện phổ biến như: trẻ ngủ không ngon giấc, dễ bị giật mình, đổ mồ hôi trộm, rụng tóc vành khăn, bỏ bú, lười bú mẹ, trẻ hay nôn trớ, nấc….
– Trẻ trong độ tuổi ăn dặm trở đi: Khi trẻ từ 6 tháng tuổi trở đi, nếu bị thiếu hụt vitamin D sẽ biểu hiện ra một số dấu hiệu như: lười bú mẹ, lười ăn, chậm mọc răng, thường xuyên quấy khóc, chậm biết bò, biết ngồi, đi, hay bị rối loạn tiêu hóa (đi ngoài, táo bón)…., trẻ thường gặp các vấn đề về hô hấp. Trẻ thiếu vitamin D sẽ chậm phát triển về thể chất, trương lực cơ giảm. Trẻ cũng có thể hiểu hiện thiếu hụt vitamin D qua làn da với vẻ xanh xao, lách to.
– Khi tình trạng thiếu hụt vitamin D diễn ra trong thời gian dài mà không được khắc phục, trẻ sẽ có một số biểu hiện như: còi xương, suy dinh dưỡng, đầu biến dạng với phần đỉnh đầu và phần trước nhô ra nhiều hơn, lồng ngực bị biến dạng (ngực dô ức giả), chậm biết đi, lười đi… Khi trẻ ở độ tuổi lớn hơn, biểu hiện của sự thiếu hụt vitamin D có thể kể đến như: chân đi vòng kiềng, cong vẹo cột sống, gù lưng, chiều cao chậm phát triển, xương chậu biến dạng gây ảnh hưởng đến khả năng sinh sản sau này.
Những đối tượng có nguy cơ thiếu hụt vitamin D:
– Trẻ thường xuyên ở trong nhà, không được tiếp xúc với ánh nắng mặt trời nên không thể hấp thu được vitamin D thông qua da.
– Trẻ mắc các bệnh lý về gan, thận và sử dụng một số loại thuốc động định có thể làm giảm khả năng hấp thụ vitamin D của cơ thể.
– Trẻ sinh non, thiếu tháng hoặc trẻ bú sữa mẹ nhưng không được bổ sung thêm vitamin D.
– Trẻ có chế độ dinh dưỡng nghèo nàn, trẻ lười ăn, kén ăn cũng làm giảm khả năng hấp thu vitamin D từ thực phẩm.
– Trẻ bị béo phì có nguy cơ thiếu hụt vitamin D hơn so với những trẻ có cân nặng bình thường. Nguyên nhân là bởi mỡ trong cơ thể là nguyên nhân cản trở việc hấp thụ vitamin D. Vitamin D cũng có xu hướng lắng đọng trong các mô mỡ nên làm giảm hiệu quả chuyển đổi vitamin D trong cơ thể.
5. Cách bổ sung vitamin D hiệu quả
Với người lớn và trẻ em, việc bổ sung vitamin D đều có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của cơ thể và giúp chúng ta luôn khỏe mạnh. Bởi vậy, bổ sung canxi là điều mà mỗi người cần đặc biệt lưu tâm. Vitamin D có thể bổ sung qua nhiều cách, trong đó phổ biến nhất là qua việc tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, bổ sung qua thực phẩm hằng ngày hoặc qua các loại thực phẩm chức năng có chứa vitamin D. Cụ thể như sau:
– Tắm nắng: Ở trẻ sơ sinh, đặc biệt là những trẻ bị vàng da sinh lý, cha mẹ nên cho con tắm nắng vào mỗi buổi sáng trước 8 giờ hoặc từ 16-17 giờ chiều để tăng cường khả năng hấp thụ vitamin D của trẻ. Vitamin D sẽ tiếp xúc với da và đi vào cơ thể, giúp cung cấp từ 90-95% lượng vitamin D cần thiết. Người lớn cũng có thể bổ sung vitamin D bằng cách tắm nắng mà không dùng bất kỳ loại kem chống nắng hay dùng vải để che chắn. Thời gian tắm nắng mỗi ngày từ 15-20 phút tùy thuộc vào nhu cầu của mỗi cá nhân.
– Bổ sung vitamin D bằng cách tăng cường ăn các loại thực phẩm có chứa nhiều vitamin D. Trong đó, cá và các loại hải sản béo là nguồn dinh dưỡng chứa nhiều vitamin D tự nhiên hàng đầu mà bạn có thể bổ sung. Tùy từng loại hải sản mà hàm lượng vitamin D cũng có sự khác biệt, ví dụ như lượng vitamin D có trong cá hồi nuôi chỉ bằng 25% so với cá hồi tự nhiên. Một số loại hải sản có chứa nhiều vitamin D mà bạn có thể lựa chọn như: cá thu, cá ngừ, hàu, tôm, cá mòi, cá cơm… Ngoài ra, các loại cá béo cũng chứa nhiều Omega-3 rất tốt cho não bộ và tim mạch.
Ngoài cá béo, bạn cũng có thể bổ sung thêm một số loại thực phẩm khác có chứa nhiều vitamin D như: nấm, lòng đỏ trứng, sữa bò, đậu nành, nước cam, các loại ngũ cốc, các loại sữa chua, đậu phụ….
– Bổ sung vitamin D qua các loại thực phẩm chức năng: Đây là cách bổ sung vitamin D được nhiều người áp dụng nhiều nhất bởi không phải ai cũng có chế độ dinh dưỡng đáp ứng đủ nhu cầu vitamin D của cơ thể. Đối với trẻ sơ sinh, đặc biệt là trẻ bú sữa mẹ thì các loại vitamin D3K2 cũng được sử dụng phổ biến. Ngoài ra, các đối tượng dễ bị thiếu hụt vitamin D, canxi cũng nên bổ sung thêm thực phẩm chức năng có chứa vitamin D như: phụ nữ có thai và cho con bú, trẻ từ 6 tháng – 5 tuổi, người trên 65 tuổi có nguy cơ bị loãng xương, người ít tiếp xúc với ánh nắng mặt trời…
Đối với trẻ từ 1 tuổi trở lên, ngoài lựa chọn sản phẩm bổ sung vitamin D còn có thể chọn các sản phẩm khác có chứa thành phần này, kèm theo đó là các dưỡng chất khác có lợi cho sự phát triển của trẻ.
Hiện nay, sữa tăng trưởng chiều cao của Nhật Bản cũng là sản phẩm bổ sung vitamin D được nhiều bậc phụ huynh lựa chọn. Sữa Asumiru có công dụng chính là thúc đẩy tăng trưởng chiều cao, giúp trẻ phát triển thể chất và trí não khỏe mạnh. Sữa Asumiru có chứa hàm lượng lớn vitamin D, mỗi một cốc sữa có thể đáp ứng đến 75% nhu cầu vitamin D trong cơ thể. Canxi kết hợp với các thành phần như Magie, MK7 và CPP giúp tăng cường khả năng hấp thu canxi của cơ thể, tăng cường thúc đẩy vận chuyển canxi đến xương, giúp bé. tăng trưởng chiều cao nhanh chóng. Hiện nay, sữa tăng chiều cao và bổ sung vitamin D được nhập khẩu và phân phối chính hãng bởi Shop Nhật Bản, bạn có thể liên hệ để được tư vấn cụ thể về sản phẩm nếu cần thiết.
Khi bổ sung vitamin D, hầu hết mọi người đều không gặp tác dụng phụ. Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp ít gặp phải một số phản ứng như: khô miệng, buồn nôn, nôn, chán ăn, suy nhược cơ thể, giảm cân, đi tiểu nhiều và thường xuyên, rối loạn nhịp tim và một số tác dụng khác… Khi gặp các phản ứng trên, trước tiên bạn nên ngừng bổ sung vitamin D và tham khảo ý kiến bác sĩ để có biện pháp khắc phục. Việc ngộ độc vitamin D thường chỉ xảy ra khi sử dụng các loại thực phẩm chức năng do sử dụng quá liều lượng.
=>>> Xem thêm chi tiết sản phẩm tại: Sữa tăng trưởng chiều cao Asumiru Nhật Bản 3 – 16 tuổi (Vị Cacao)
6. Những câu hỏi thường gặp khi sử dụng Vitamin D
Khi dùng vitamin D3K2 có chống chỉ định nào không?
Nếu bạn bổ sung vitamin D kèm theo vitamin K2, không nên sử dụng nếu đang điều trị bằng thuốc chống đông máu nếu không có chỉ định từ bác sĩ. Ngoài ra, khi đang điều trị bằng các loại thuốc như: thuốc nhuận tràng, steroid, thuốc chống động kinh, thuốc digoxin điều trị bệnh tim… thì không nên bổ sung vitamin D bằng các loại thực phẩm chức năng.
Bổ sung vitamin D liều cao có ảnh hưởng gì không?
Bổ sung quá liều vitamin D có thể làm tăng canxi trong máu, khiến các mạch máu bị tổn thương, tim và thận cũng bị ảnh hưởng. Theo khuyến cáo từ Viện Y học Hoa Kỳ, mức tối đa khi bổ sung vitamin D là 4000 IU/ngày. Trong trường hợp cần bổ sung vitamin D liều cao, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ và có sự giám sát từ các chuyên gia sức khỏe.
Nên uống vitamin D vào thời điểm nào trong ngày?
Nên bổ sung vitamin D vào buổi sáng hoặc chiều, có thể bổ sung cùng với bữa ăn vì vitamin tan trong chất béo. Không nên bổ sung vitamin D vào buổi tối vì có thể khiến giấc ngủ bị ảnh hưởng.
Vitamin D là loại vitamin D thiết yếu đối với cơ thể, đặc biệt là trẻ em. Để cơ thể có đủ vitamin D, bạn nên thường xuyên tắm nắng, ăn các thực phẩm chứa nhiều vitamin D và bổ sung bằng các sản phẩm chuyên dụng khi cần thiết. Nếu cần hỗ trợ về sữa tăng chiều cao bổ sung vitamin D và canxi Asumiru, bạn có thể liên hệ với Shop Nhật Bản để được hỗ trợ theo thông tin dưới đây:
Thông tin liên hệ
Hotline: 0904.400.500
Địa chỉ: Ngõ 118, Đường Phan Kế Bính, Quận Ba Đình, Hà Nội
Gmail: sales@vnjp.vn – marketing@vnjp.vn – thao.hth@vnjp.vn