1. Tác dụng của thuốc bổ não
Tác dụng của thuốc bổ não
- Tăng cường tuần hoàn não: Duy trì và thúc đẩy cường độ, nhịp độ của dòng máu chảy về não, giúp cho các động mạch được thư giãn, co giãn nhịp nhàng, tránh những biến chứng do máu chảy không đều hay tắc nghẽn mạch máu não.
- Cải thiện các triệu chứng đau nhức, khó chịu: Uống thuốc bổ não đúng cách giúp tăng cường chức năng của hệ thần kinh trung ương, làm tăng tuần hoàn máu não, nhờ vậy mà có thể cải thiện các triệu chứng đau đầu, khó chịu, hoa mắt, chóng mặt…
- Tăng cường và nâng cao trí nhớ: Thuốc bổ não có nhiều loại khác nhau, mỗi một loại sẽ có những thành phần khác nhau, có loại dùng để tăng cường trí nhớ ở những người bị rối loạn thần kinh nặng, có loại dùng để cải thiện trí nhớ ở những bệnh nhân bị mất trí nhớ nghiêm trọng như Alzheimer.
- Cải thiện giấc ngủ: Triệu chứng mất ngủ thường do các nguyên nhân như căng thẳng, mệt mỏi, suy nhược thần kinh…Thuốc bổ não giúp làm giảm và cải thiện các triệu chứng này, từ đó giúp ngủ ngon và sâu giấc hơn.
- Làm chậm quá trình lão hóa của não bộ: Thuốc bổ não chứa các chất chống oxy hóa, chúng có tác dụng chống lại các gốc tự do để bảo vệ não bộ, từ đó làm chậm quá trình lão hóa, đảm bảo khả năng hoạt động hiệu quả của não.
2. Có nên uống thuốc bổ não không?
3. Uống thuốc bổ não đúng cách để có hiệu quả
- Tham khảo ý kiến của chuyên gia, bác sỹ: Thuốc bổ não thực chất là thực phẩm chức năng, hơn nữa não bộ là bộ phận rất quan trọng, do đó cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi uống. Bác sĩ sẽ cho lời khuyên về tình trạng của bạn có thích hợp để uống thuốc hay không, loại thuốc nào là phù hợp, liều uống như thế nào…
- Đọc kỹ hướng dẫn trước khi sử dụng: Bạn cần đọc kỹ những hướng dẫn sử dụng để xem mình có dị ứng với các thành phần của thuốc không. Bên cạnh đó, hướng dẫn sử dụng còn giúp bạn biết được thuốc nên sử dụng cho những ai, liều dùng như thế nào, uống thuốc bổ não khi nào là hợp lý…
- Sử dụng đúng liều như chỉ định: Uống thuốc đúng liều lượng là điều bạn cần tuân thủ khi dùng thuốc bổ não. Sử dụng quá liều có thể gây ra những biến chứng nguy hại cho sức khỏe, ảnh hưởng đến não bộ…
- Phụ nữ mang thai và trẻ nhỏ nên cẩn trọng: Cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi cho phụ nữ mang thai và trẻ em uống thuốc bổ não. Một số thuốc sẽ có những thành phần gây ảnh hưởng đến thai nhi nên cần cẩn trọng khi sử dụng.
- Không dùng thay thế cho thuốc chữa bệnh: Thuốc bổ não là thực phẩm chức năng, có tác dụng hỗ trợ, bồi bổ cho não, không phải là thuốc nên không được dùng thay thế cho thuốc chữ bệnh. Cần tham khảo ý kiến của bác sĩ khi muốn sử dụng thuốc bổ não mà đang điều trị bệnh.
4. Một số thành phần của thuốc bổ não
- Ginkgo biloba: Chất này được chiết xuất từ lá cây bạch quả, có tác dụng điều trị các vấn đề về tuần hoàn máu, cải thiện và tăng cường trí nhớ, chống lại sự lão hóa do có chứa các chất chống các gốc tự do làm tổn thương đến tế bào não.
- Cinnarizine: Nhóm thuốc bổ não có thành phần này có tác dụng tăng cường oxy lên não, tăng cường tuần hoàn não, chống tắc nghẽn mạch máu não. Khi uống thuốc có chứa thành phần này có thể gây ra một số tác dụng phụ như: rối loạn tiêu hóa, đau vùng thượng vị, không nên sử dụng thuốc cho người cao tuổi trong thời gian dài.
- Cerebrolysin: Cerebrolysin có tác dụng điều hòa chức năng của tế bào thần kinh, nhờ vậy đảm bảo tuần hoàn máu não, giúp tăng cường trí nhớ và khả năng tập trung khi làm việc và học tập.
- Citicoline: Thành phần này có tác dụng chống tổn thương não, tăng cường chức năng của não bộ, từ đó giúp tăng cường trí nhớ, kích thích màng tế bào thần kinh sản sinh và tổng hợp phospholipid.
- Piracetam: Piracetam cũng là chất có khả năng chống tổn thương não bộ, tăng cường trí nhớ, khả năng tập trung của não bộ, giảm thiểu tình trạng đau đầu, hoa mắt, chóng mặt…
- Blueberry: Tinh chất blueberry được chiết xuất từ quả việt quất có tác dụng chống lại các gốc tự do gây tổn thương cho các tế bào thần kinh, giúp ngăn chặn tình trạng thoái hóa thần kinh, đột quỵ hay ung thư não. Tinh chất Blueberry giúp tăng cường chức năng của não bộ, giảm thời gian lão hóa của các tế bào thần kinh não bộ.
- Saponin: Saponin có chứa trong rễ cây đinh lăng, có nhiều trong nhân sâm, có tác dụng tăng cường trí lực, cải thiện và tăng cường trí nhớ, chống suy nhược thần kinh và suy nhược cơ thể…
- Vitamin: Các loại vitamin nhóm B như vitamin B6, B5, B12, B1, B2….có tác dụng duy trì hoạt động bình thường của các tế bào thần kinh, tăng tính dẫn truyền của các xung thần kinh, từ đó giúp cải thiện và tăng cường trí nhớ.
5. Những hệ quả xấu khi dùng thuốc bổ não sai cách
- Với người mắc bệnh tiểu đường: Một số thuốc bổ não sẽ làm ảnh hưởng đến nồng độ insulin trong máu, gây bất lợi cho việc điều trị bệnh.
- Khi sử dụng chung với thuốc chống đông máu hay thuốc kháng sinh, thuốc bổ não có thể làm tăng nguy cơ chảy máu và gây hại cho cơ thể.
- Một số loại thuốc bổ não có thể gây ra tình trạng buồn ngủ khi uống xong và một số triệu chứng như run tay, rối loạn vận động….Những tác dụng phụ này gây ảnh hưởng đến sinh hoạt và công việc của người bệnh nếu uống thuốc trong một thời gian dài.
- Gây ra hiện tượng co giật: Mốt sô bệnh nhân nhạy cảm hay dị ứng với các thành phần của thuốc có thể bị co giật khi sử dụng một số loại thuốc bổ não. Do đó, với những người có bệnh lý về thần kinh, không được tự ý sử dụng thuốc bổ não mà không có chỉ định của bác sĩ.
- Có thể gây ra một số hậu quả nghiêm trọng khác như: ngứa, nổi mề đay, khó chịu khi ngừng thuốc, khó thở….