Uống collagen để làm đẹp không còn là điều mới lạ, thậm chí còn được chị em áp dụng phổ biến. Măc dù vậy, nhiều người còn băn khoăn không biết uống collagen có làm thay đổi nội tiết không, có ảnh hưởng gì không nên vẫn còn e ngại khi sử dụng.
Xem thêm:
1. Uống collagen có làm thay đổi nội tiết không?
Uống collagen có làm thay đổi nội tiết tố không là nỗi băn khoăn của nhiều người
Collagen là một loại protein, chúng được cấu tạo từ các nguyên bào sợi. Collagen được tìm thấy trong da, gân, dây chằng, xương, mạch máu, ruột, đĩa đệm, có chức năng chính là kết nối các mô trong cơ thể lại với nhau thành một thể thống nhất. Riêng với da, collagen chiếm khoảng 70% cấu trúc da.
Khi tìm hiểu về collagen, có rất nhiều người băn khoăn không biết uống collagen có làm thay đổi nội tiết không. Do chưa chắc chắn nên nhiều chị em vẫn chưa dám sử dụng, sợ ảnh hưởng đến nội tiêt. Để giải đáp cho thắc mắc của chị em, nhiều bác sĩ đã đưa ra thông tin về vấn đề này. Theo đó, khi bước sang tuổi 30, phụ nữ bắt đầu có dấu hiệu thay đổi về nội tiết rố rõ rệt như:
- Sự mất cân bằng do các thay đổi bên trong, lượng colllagen sẽ giảm dần và gây ra nếp nhăn, da chảy xệ, đồi mồi, nám, tàn nhang, rụng tóc….Những thay đổi này được nhận thấy rõ ràng bằng việc quan sát từ bên ngoài.
- Một số người sẽ nhận thấy sự rõ rệt từ làn da với các biểu hiện trên đây. Mặt khác sẽ có những người có thay đổi về tính cách ví dụ như nóng nảy hơn, tính cách có sự thay đổi…
Theo các bác sĩ, việc bổ sung collagen ở tuổi 30 là biện pháp để cân bằng và tái tạo lại collagen trong cơ thể, giúp làm chậm quá trình lão hóa, cho da giữ được sự tươi trẻ. Do đó, collagen không hề làm thay đổi nội tiết tố nên bạn có thể yên tâm sử dụng.
2. Bổ sung collagen đúng cách để làm đẹp
Bổ sung collagen đúng cách
Nếu bạn đã biết uống collagen làm thay đổi nội tiết là không chính xác, vậy thì bạn nên bổ sung collagen đúng cách để làm đẹp và trẻ hóa da. Để bổ sung collagen đúng cách, bạn có thể tham khảo thông tin dưới đây:
– Bổ sung collagen từ thực phẩm tự nhiên
Bổ sung bằng việc ăn các thực phẩm có chứa nhiều collagen như: quả bơ, cà rốt, đậu, tỏi, cá hồi…Bên cạnh đó, bạn nên bổ sung vitamin C cho cơ thể bằng cách ăn các loại hoa quả như: cam, chanh, bưởi, việt quất…Vitamin C có tác dụng kích thích cơ thể sản sinh collagen để tái tạo tế bào.
Collagen bổ sung từ các thực phẩm mặc dù rất tốt cho cơ thể nhưng lượng collagen được sản xuất ra rất thấp, không đủ hàm lượng cho cơ thể, do đó hiệu quả không được như mong muốn, cần kết hợp với cách bổ sung collagen khác.
– Bổ sung collagen bằng các thực phẩm chức năng collagen
Collagen được bào chế dưới nhiều dạng khác nhau, mỗi dạng sẽ có cách sử dụng khác, bạn nên tìm hiểu kỹ để bổ sung collagen đúng cách nhất:
- Dạng bột: Pha collagen dạng bột với nước và uống như bình thường. Nên uống vào khoảng 30 phút trước khi đi ngủ là tốt nhất.
- Dạng viên: Uống collagen với nước để cơ thể hấp thụ, uống càng nhiều nước càng tốt và mang lại hiệu quả nhanh hơn.
- Dạng nước: Lắc nhẹ rồi mở nắp và uống trực tiếp. Collagen dạng nước dễ hấp thụ và cho hiệu quả nhanh hơn hai loại còn lại.
– Không bổ sung collagen quá nhiều
Chỉ nên bổ sung một lượng collagen vừa đủ để cơ thể hấp thụ. Không nên tham lam mà đưa quá liều lượng vào cơ thể sẽ gây phản tác dụng, khiến collagen bị đào thải và gây lãng phí. Mỗi ngày cơ thể chỉ hấp thụ được tối đa từ 10.000 – 15.000mg collagen.
– Không bổ sung collagen khi đói
Việc uống collagen khi đói sẽ làm bụng khó chịu, gây choáng váng. Nếu điều này diễn ra trong một thời gian dài, hệ tiêu hóa sẽ bị ảnh hưởng, gây nên nhiều nguy cơ về sức khỏe khác.
– Thời gian uống collagen
Nên uống vào 30 phút trước khi đi ngủ vào buổi tối, đây là thời điểm tốt nhất vì ban đêm là lúc diễn da quá trình trao đổi chất và tái tạo da mạnh nhất. Ngoài ra, bạn cũng có thể uống vào 30 phút trước khi ăn sáng. Không uống collagen ngay sau khi ăn vì sẽ gây cản trở việc hấp thụ collagen của cơ thể.
– Liệu trình uống collagen
Nếu bạn trong độ tuổi từ 25-40 thì nên uống collagen liên tục và đều đặn từ 1-3 tháng, sau đó ngừng khoảng 1 tháng để collagen được hấp thụ vào cơ thể, mỗi năm nên bổ sung khoảng 3 đợt uống collagen. Nếu bạn ở độ tuổi 30- 40 thì nên uống collagen liên tục trong khoảng 3-6 tháng, tạm ngưng khoảng 1 tháng rồi tiếp tục uống là tốt nhất.
3. Những trường hợp không nên uống collagen
Những trường hợp không nên bổ sung collagen
Uống collagen có công dụng hữu ích, vừa làm đẹp lại vừa giúp cơ thể khỏe mạnh, làm chậm quá trình lão hóa. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể uống được collagen, chúng có thể gây ra các tác dụng phụ. Các đối tượng đó bao gồm:
- Người dưới 20 tuổi: Ở độ tuổi này, việc bổ sung collagen là không cần thiết. Lúc này, cơ thể vẫn đang trên đà phát triển, da căng mịn và tươi trẻ. Mặc dù bổ sung collagen không gây hại gì nhưng điều đó là lãng phí và không cần thiết.
- Phụ nữ mang thai và cho con bú: Mặc dù chưa có nghiên cứu cụ thể nào về việc bổ sung collagen khi cho con bú là có hại, nhưng để đảm bảo cho sự phát triển của trẻ, bạn nên tạm dừng việc uống collagen này. Tốt nhất nên đợi 6 tháng sau sinh để bắt đầu bổ sung collagen.
- Những người bị viêm loét dạ dày: Một số loại collagen ở dạng tinh chất có mùi tanh khó uống, có chứa một lượng vitamin C nhất định. Vitamin C sẽ khiến cho dịch vị dạ dày tăng tiết acid, khiến tình trạng viêm loét trở nên nặng hơn. Do đó, nên đợi bệnh khỏi hẳn mới tiếp tục bổ sung.
- Sử dụng thuốc tránh thai và thuốc đặc trị: Collagen kết hợp với các loại thuốc tránh thai hoặc thuốc trị bệnh có thể gây ra các tác dụng phụ không mong muốn như: mệt mỏi, buồn nôn, có thai giả, da thâm sạm….Ngoài ra, sự kết hợp này cũng khiến công dụng của thuốc bị giảm dần.
- Người bị dị ứng hải sản, sinh vật biển: Nhiều loại collagen được tinh chế từ hải sản và các sinh vật biển, do đó chúng có thể gây ra tình trạng dị ứng, kích ứng, khiến da bị nổi mẩn hoặc có thể trầm trọng hơn.
Với những thông tin trên đây, chắc hẳn bạn đã biết được uống collagen có làm thay đổi nội tiết không. Collagen không khiến nội tiết bị thay đổi nên bạn có thể yên tâm khi sử dụng. Chúc bạn sẽ có một làn da đẹp và mãi trẻ trung nhé!
NHẬN TƯ VẤN TỪ SHOP NHẬT BẢN