1. Thời gian bổ sung canxi thích hợp nhất
2. Nhu cầu và lượng canxi của cơ thể
Nhu cầu và lượng canxi của cơ thể
- Trẻ từ 0-6 tháng: 210mg
- Trẻ từ 7 – 12 tháng: 270mg
- Trẻ từ 1 – 3 tuổi: 500mg
- Trẻ từ 4 – 8 tuổi: 800mg
- Trẻ từ 9 – 18 tuổi: 1.300mg
- Người trưởng thành: 19 – 50 tuổi: 1.000mg
- Người trên 51 tuổi: 1.200mg
3. Những trường hợp cần bổ sung canxi
- Phụ nữ mang thai: Nhu cầu canxi ở phụ nữ mang thai rất lớn. Canxi giúp cho thai nhi phát triển hệ xương khỏe mạnh, ngăn chặn nguy cơ sinh non, hạn chế tình trạng đau nhức cơ thể ở người mẹ. Thậm chí ngay cả sau khi sinh thì nhu cầu canxi của người mẹ vẫn rất cao, do đó cần bổ sung canxi mỗi ngày để cơ thể luôn khỏe mạnh, ngăn chặn tình trạng loãng xương.
- Trẻ em đang trong giai đoạn phát triển: Những trẻ đang độ tuổi dậy thì có nhu cầu canxi cao để phát triển toàn diện. Do đó, cần bổ sung đầy đủ canxi và vitamin D đúng cách cho trẻ trong độ tuổi này.
- Những người trên 50 tuổi: Cần bổ sung canxi mỗi ngày để ngăn chặn và hạn chế tình trạng loãng xương, xương giòn, dễ gãy vỡ khi có va chạm…
- Những người mắc các bệnh lý: Bệnh lý liên quan đến việc thiếu canxi cần bổ sung canxi mỗi ngày như: trẻ em còi xương, chậm lớn, suy dinh dưỡng, biến dạng thần kinh, co giật các cơ, hạ canxi máu, loãng xương, suy nhược thần kinh, bệnh tim…
- Những người có vấn đề về tiêu hóa: Khả năng hấp thụ canxi trong thức ăn giảm, cần bổ sung canxi bằng đường uống để đáp ứng nhu cầu cơ thể.
4. Bổ sung canxi đúng cách để mang lại hiệu quả
Bổ sung canxi đúng cách để mang lại hiệu quả
- Kết hợp bổ sung vitamin D: Vitamin D là chất đóng vai trò quan trọng đối với việc hấp thụ canxi của cơ thể. Thiếu vitamin D, khả năng hấp thụ canxi từ thức ăn sẽ giảm, cơ thể sẽ lấy canxi dự trữ từ xương và làm cho xương bị suy yếu.
- Uống nhiều nước: Uống nhiều nước là cách để cho canxi được hòa tan, giúp cơ thể hấp thụ dễ dàng hơn, ngăn chặn tình trạng canxi lắng đọng dẫn đến sỏi thận. Theo nghiên cứu, uống khoảng 1,5 – 2 lít nước mỗi ngày sẽ giảm thiểu khoảng 20% nguy cơ sỏi thận khi uống canxi.
- Ăn nhiều trái cây có múi: Các loại trái cây có múi như cam, chanh, bưởi, quýt… có chứa nhiều citrate, đây là chất có tác dụng giảm nguy cơ mắc các bệnh sỏi thận. Do đó, mỗi ngày bạn nên bổ sung các loại trái cây này để ngăn chặn nguy cơ sỏi thận, sỏi tiết niệu hay sỏi bàng quang nhé.
- Không uống canxi cùng lúc với sữa và sắt: Uống canxi cùng lúc với sắt sẽ làm giảm khả năng hấp thụ sắt của cơ thể, ảnh hưởng đến sức khỏe của người dùng. Tốt hơn hết cần uống sắt và canxi cách nhau ít nhất 2 giờ đồng hồ.
- Hạn chế rau và thực phẩm chứa nhiều oxalat: Những loại rau chứa nhiều oxalat như: củ cải đường, cải bó xôi, các loại đậu, dưa chuột, rau muống, khoai lang, đậu bắp, đậu cô ve, rau diếp cá… Oxalat sẽ kết hợp với canxi trong dạ dày rồi bị đào thải ra bên ngoài bằng nước tiểu. Trong trường hợp có quá nhiều oxalat trong cơ thể có thể dẫn đến nguy cơ sỏi thận.
- Không sử dụng các chất kích thích: Các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá, cà phê… có thể làm giảm lượng canxi trong cơ thể đồng thời ngăn chặn việc hình thành tế bào xương mới.
- Hạn chế bữa ăn có quá nhiều chất đạm khi bổ sung canxi: Khi lượng chất đạm đi vào cơ thể quá nhiều cơ thể sẽ tăng cường sử dụng canxi để hỗ trợ cho việc tiết axit tiêu hóa. Lúc này, canxi sẽ được lấy từ xương và gây nên tình trạng loãng xương. Sử dụng thức ăn nhiều chất đạm cũng có thể gây nên nhiều nguy cơ như béo phì, bệnh gút, suy thận…