Ứng phó nhanh khi đột quỵ
Khi bạn bị đột quỵ, tình cảnh của bạn không khác nhiều lắm với nhân vật Zombie bởi vì 1 phần chức năng não bộ của bạn không còn là của bạn. Nếu zombie là những con vi-rút, thì đột quỵ là hậu quả của những cục máu đông bị tắc trong mạch máu, giết chết tế bào não của bạn.
Tại sao chúng ta cần lo lắng về đột quỵ?
Đột quỵ là bệnh lý nguy hiểm, nếu diễn ra thì mức độ não bộ của bạn bị tổn thương sẽ được tính phút.
Đột quỵ không còn là vấn đề của tuổi già, mà có thể xảy ra từ 30 tuổi, đặc biệt ở phụ nữ. Nếu bạn bị đột quỵ dưới 45 tuổi, tỷ lệ tái phát sau 5 năm là rất cao. Tuy nhiên, chúng ta có thể ngăn ngừa và phòng chống đột quỵ tái phát.
Khi nào đột quỵ xảy ra?
Đột quỵ được quan sát thấy thường xảy ra ở đối tượng từ 55 tuổi cả nam và nữ. Hiện nay, đột quỵ cũng được quan sát thấy ở nhóm người trẻ từ 30-45 tuổi, thường là những người phải làm việc căng thẳng trong 1 thời gian dài, hay căng thẳng; mệt mỏi; stress, hoặc phụ nữ trầm cảm sau sinh.
Dấu hiệu nhận biết thêm:
Dưới đây là 1 số dấu hiệu sớm để bạn biết cần đi khám hoặc gọi người thân ngay:
– Thị lực suy giảm hay mù đột ngột một hoặc cả hai mắt, dấu hiệu đột nhiên tê liệt ở một bên cơ thể
– Đột ngột gặp khó khăn trong nhận thức và hiểu ngôn ngữ, khó nói
– Cảm thấy nhức đầu dữ dội không rõ nguyên nhân
– Chóng mặt đột ngột, đi lại khó khăn và mất thăng bằng
Cả phụ nữ và đàn ông đều có nguy cơ bị đột quỵ cao, trong đó huyết áp cao là nguy cơ đứng đầu liên quan đến đột quỵ. Phụ nữ mang thai là đối tượng có nguy cơ mắc đột quỵ cao, thậm chí cả những người thường xuyên stress hay căng thẳng. Trong khi đó, có tới 33% đàn ông bị huyết áp cao mà không biết hoặc xem nhẹ bỏ qua, 1 số nguyên nhân gây đột quỵ có thể kể đến như thói quen hút thuốc hay uống rượu nhiều.
Chăm sóc dinh dưỡng sau đột quỵ
Bệnh nhân sau đột quỵ là có nguy cơ tử vong cao hơn những người bị đột quỵ ở lần thứ 2. Phần lớn họ phải đối mặt với 2 vấn đề nghiêm trọng
a) Viêm phổi do lọt thức ăn hay vật chất vào đường khí quản khi bị rối loạn nuốt
b) Suy dinh dưỡng
Cả hai vấn đề này đều khiến cho bệnh nhân gặp khó khăn trong việc nuốt. Do đó, việc nhận biết biểu hiện khó nuốt khi ăn của bệnh nhân sau đột quỵ là cần thiết và nên có 1 chế độ dinh dưỡng thích hợp.
Duy trì nguồn đạm đầy đủ
Trứng ốp lết/trứng quậy, thịt cá, thịt gà, thịt heo nạc là nguồn đạm bạn nên quan tâm đủ 3 bữa cho bệnh nhân. Dùng nĩa để tạo cấu trúc độ 4.
Ngoài ra nguồn đạm có thể có trong phô mai và sữa chua, bạn có thể tăng cường cho người thân ăn dặm cho bữa xế
Giúp bệnh nhân không thiếu nước
Cần tránh uống nước thường xuyên vì như vậy chất lỏng sẽ chảy quá nhanh và tạo 1 cảm giác nuốt không kịp, gây hoảng loạn và làm họ cố tránh uống. Bạn có thể làm sinh tố hoặc đút nước bằng muỗng/hoặc dùng ống hút cỡ nhỏ (nếu bệnh nhân vẫn có thể hút bằng ống hút).
Phòng tránh tình trạng suy dinh dưỡng
Hãy chú ý cân nặng và biểu hiện sụt cân dễ thấy ở người bị đột quỵ. Khuyến khích bệnh nhân ăn và đừng tạo áp lực khi ăn cho họ. Để họ có nhiều thời gian ăn vì lúc này rất khó để ăn uống tự nhiên. Tăng thêm những cách để bữa ăn của bệnh nhân có nhiều dinh dưỡng như thêm dầu, thêm phô mai, thêm nguồn đạm chất lượng và đừng quên bổ sung thêm vitamin D vào thực đơn.
Công thức dinh dưỡng thích hợp cho người sau đột quỵ (chăm sóc tại nhà)
– Thức ăn cần đủ độ mềm, tránh dai và không quá lỏng
– Có thể dùng 1 cái nĩa để ép tơi và làm mềm thức ăn. Kỹ thuật này sẽ tạo cấu trúc độ 4, được khuyên cho các bệnh nhân bị đột quỵ chăm sóc tại nhà để hạn chế các vấn đề khó nuốt khi ăn.
– Thịt gà/thịt lợn: Chọn thịt nạc, nếu bằm hay xay nên tránh thịt có mỡ nạc hoặc mô liên kết.
– Cá: Chỉ thịt, loại bỏ hết xương
– Trứng: Trứng ốp lết với bơ/phô mai, tránh ốp lết với rau củ. Tránh trứng luộc nguyên trứng/cắt đôi. Nếu muốn cho bệnh nhân ăn trứng luộc, nên dùng nĩa đè ép tơi.
– Phô mai: dùng phô mai mềm, dùng nĩa ép nhẹ để phô mai bẹp 1 phần.
– Rau nên cắt nhỏ. Củ luộc/hấp ép bằng nĩa.
– Chọn trái cây vỏ mềm (hoặc nên gọt vỏ) và thịt quả mềm như bơ, đu đủ, chuối.
Các thức ăn nên tránh
– Thức ăn có độ giòn (bánh mì, bánh quy, trái cây có vỏ cứng, bánh tráng cuốn)
– Rau có bản lá lớn hoặc dài (cải, hẹ).
– Rau củ có độ xơ cao như rau thơm, táo, lê, nho,…