Tinh dịch có máu là hiện tượng nam giới phát hiện ra khi mình xuất tinh và đem lại sự bất an cho nam giới. Hiện tượng này thường xảy ra đối với nam ở độ tuổi ngoài 40, tuy không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe nhưng nếu xuất hiện tình trạng này kèm theo một số biểu hiện khác thì rất có thể nam giới mắc bệnh. Vậy bạn hiểu như thế nào về tinh dịch có máu? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc vấn đề này.

Nguyên nhân gây tinh dịch có máu

Viêm và nhiễm khuẩn

Những nam giới bị tinh dịch có máu có thể do viêm ống dẫn tinh, viêm túi tinh, viêm niệu đạo, viêm tuyến tiền liệt, viêm tinh hoàn, viêm mào tinh hoàn… trong đó những viêm nhiễm xảy ra ở túi tinh là lý do cơ bản dẫn đến bệnh. Điều này lý giải do túi tinh khá mỏng, nếu xảy ra viêm nhiễm tại đây nó sẽ kích thích niêm mạc dẫn đến hiện tượng xung huyết và phù nề của các ống hoặc các tuyến của đường dẫn tinh và hệ lụy khiến có máu trong tinh dịch và làm tinh trùng yếu

Giãn tĩnh mạch thừng tinh

Ở cổ bàng quang có rất nhiều mạch máu trực tiếp nối đến sau niệu đạo, có một số tĩnh mạch nhỏ di chuyển mở rộng và sau khi xuất tinh niệu đạo co thắt mạnh khiến các tĩnh mạch nhỏ bị đứt và gây nên hiện tượng tinh dịch có máu.

Tinh dịch có máu – Có phải bạn đã bị vô sinh không?

Tổn thương niệu đạo

Nam giới có tần suất quan hệ quá dày sẽ khiến túi tính tắc nghẽn và có thể dẫn đến tinh dịch có máu. Nếu khi quan hệ mà tâm lý căng thẳng và hoặc tư thế không thuận lợi cũng có thể gây tổn thương niêm mạc niệu đạo và có hiện tượng có máu trong tinh dịch.

Ung thư

Mắc các bệnh ung thư như ung thư đường dẫn tinh, ung thư tuyến tiền liệt, ung thư tinh hoàn,…cũng dễ gây nên hiện tượng này.

Dấu hiệu tinh dịch có máu và tác hại

Về biểu hiện của bệnh:

Về màu sắc: quan sát tinh dịch có màu hồng, có sợi máu lẫn trong tinh dịch hoặc cũng có thể tinh dịch chuyển sang màu nâu sẫm, màu gỉ sắt, màu sô cô la.

Biểu hiện: bệnh thường kèm theo các biểu hiện như đau khi tiểu tiện, đại tiện hoặc xuất tinh, căng vùng bìu, đau lưng, sốt rét, máu lẫn trong nước tiểu, đau hoặc sưng ở tinh hoàn hoặc vùng bẹn,…

Về tác hại của bệnh tinh dịch có máu

Triệu chứng tinh dịch có máu xuất hiện ở nam giới không còn là triệu chứng bình thường nữa mà nó có thể ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe nam giới. Xuất tinh ra máu có thể gây ra một số tác hại sau đây:

Xuất tinh ra máu có thể gây ra nguy cơ viêm nhiễm bộ phận sinh dục người bạn tình.

Khiến nam giới hoang mang, lo sợ, ảnh hưởng tâm lý,…

Tinh trùng có lẫn máu dễ khiến chúng trở nên yếu hoặc viêm nhiễm, chất lượng tinh trùng kém đi dễ ảnh hưởng đến khả năng thụ thai.

Tinh dịch có máu – Có phải bạn đã bị vô sinh không?

Làm thế nào để chuẩn đoán tinh dịch có máu

Thường thì khi muốn xác định xem tinh dịch có máu hay không, ban đầu bác sĩ sẽ thực hiện kiểm tra sức khỏe tổng quát bao gồm khám tinh hoàn và tuyến tiền liệt, nếu thấy cần thiết có thể lấy mẫu tinh dịch để kiểm tra lượng máu trong tinh dịch.

Xét nghiệm nước tiểu cũng có thể được tiến hành để đảm bảo không có máu trong tinh dịch.

Trong trường hợp phát hiện có máu trong nước tiểu hoặc có máu trong tinh dịch thì đây là triệu chứng liên quan đến viêm nhiễm đường tiết niệu thì bác sĩ có thể yêu cầu làm thêm các xét nghiệm khác.

Các xét nghiệm khác có thể chỉ định như siêu âm niệu đạo, nội soi bàng quang, tuyến tiền liệt, xét nghiệm kháng nguyên đặc hiệu với tuyến tiền liệt trong máu,…hoặc cũng có thể sinh thiết tuyến tiền liệt để loại trừ khả năng ung thư.

Điều trị tinh dịch có máu như thế nào

Xuất tinh ra máu hay tinh trùng lẫn máu tuy không ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sinh lý của nam giới nhưng nó khiến người bệnh không khỏi lo lắng và có tâm lý nặng nề khi quan hệ tình dục.

Nếu chỉ có hiện tượng tinh dịch có máu mà không kèm theo một số triệu chứng khác, kết quả kiểm tra tổng quát và phân tích nước tiểu hoàn toàn bình thường thì bệnh tuy có khả năng lặp lại nhưng nó sẽ tự khỏi mà không cần phải điều trị vì hiện tượng này không nguy hiểm và không có nguy cơ gây bệnh nam khoa.

Trường hợp tinh dịch có máu đi kèm các triệu chứng khác thì cần tìm ra đúng nguyên nhân của bệnh để có phương pháp điều trị kịp thời và phù hợp như:

+ Nếu chấn thương nhẹ mà gây bệnh thì cần nghỉ ngơi và theo dõi các triệu chứng.

+ Một số chấn thương mạnh có thể phải dùng đến phẫu thuật.

+ Nếu viêm nhiễm gây có máu trong tinh dịch thì có thể điều trị bằng thuốc kháng sinh để chấm dứt viêm nhiễm.

+ Người bị tắc nghẽn ống dẫn tinh thì cần điều trị bằng thuốc đặc hiệu.

Với những bệnh nhân bị ung thư tuyến tiền liệt thì biện pháp thường dùng là phẫu thuật, xạ trị hoặc áp dụng liệu pháp hóc-môn.

Mời đánh giá

NHẬN TƯ VẤN TỪ SHOP NHẬT BẢN