Cam chứa nhiều vitamin, thân thiện với sức khỏe, có nhiều công dụng với sức khỏe. Vậy tiểu đường uống nước cam được không? Uống bao nhiêu ml mỗi ngày thì tốt cho đường huyết, không làm tăng đường huyết đột ngột sau khi ăn.

1. Tiểu đường uống nước cam được không?

Tiểu đường uống nước cam được không?
Tiểu đường uống nước cam được không?

Thắc mắc tiểu đường uống nước cam được không là điều dễ hiểu bởi cam có vị ngọt, điều này dễ liên tưởng đến việc chúng sẽ làm tăng đường huyết. Tuy nhiên, theo tìm hiểu thì nước cam có chỉ số đường huyết khá thấp (GI = 52) và tải lượng đường huyết là 4,4, thuộc mức thấp nên không khiến đường huyết tăng lên quá cao sau khi ăn.

Người bệnh tiểu đường có thể uống nước cam nhưng nên ăn với mức vừa phải và ăn đúng cách để tránh gây ra những biến chứng nguy hiểm. Theo hiệp hội Tiểu đường Mỹ ADA, bệnh nhân tiểu đường có thể ăn các loại trái cây họ cam quýt vì chúng có nhiều chất xơ, tuy nhiên, nước cam lại lại không có phần này, do đó nên ăn với lượng vừa phải để không làm đường máu tăng lên đột ngột. Nước cam còn chứa nhiều vitamin và khoáng chất, có nhiều vitamin C là chất chống oxy hóa có công dụng tăng cường đề kháng,, có lợi cho bệnh nhân tiểu đường.

Người bệnh tiểu đường cũng nên cân đối lại chế độ ăn uống của mình nếu uống nước cam. Trên tờ  The List (Anh), chuyên gia dinh dưỡng Katherine Basbalum của Hệ thống Y tế Đại học Virginia (Mỹ) lưu ý rằng: “Thỉnh thoảng uống 1 ly nước cam thì không sao, cần nhớ giảm bớt lượng tinh bột trong bữa ăn”.

2. Tiểu đường type 2 có ăn cam được không?

Tiểu đường type 2 có ăn cam được không?
Tiểu đường type 2 có ăn cam được không?

Chỉ số đường huyết của cam GI=40, ở mức thấp. Do đó, người bệnh tiểu đường type 2 có thể ăn cam được, nhưng ở ngưỡng cho phép vì trong cam có lượng đường không hề ít. 

Cứ 100g cam chứa khoảng 12-15g đường. Nếu bệnh nhân lỡ ăn quá nhiều sẽ khiến lượng đường huyết tăng vọt, tăng nguy cơ dẫn đến các biến chứng khôn lường.

Tiểu đường type 2 ăn được bao nhiêu cam phụ thuộc vào cách tiêu thụ và việc tính toán lượng carbohydrate trong khẩu phần ăn sao cho mức đường huyết được duy trì ổn định.

Theo khuyến nghị của Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ, lượng carb khuyến nghị của người bệnh tiểu đường type 2 thay đổi theo giới tính, tuổi tác, mức độ vận động, mục tiêu cân nặng,…

Trung bình, lượng carbs khuyến nghị cho mỗi bữa ăn là 45-60 carbs. Trong 1 quả cam cỡ vừa chứa 15g carbs nên bạn có thể tính toán được nên ăn bao nhiêu cam thì hợp lý nhé.

3. Thành phần dinh dưỡng có trong quả cam

Theo BS. Vũ Đại Dương, chuyên khoa Dinh dưỡng của Trường Đại học Y Hà Nội, cho biết: “Một cốc nước cam tươi chứa một cốc nước cam tươi chứa 112 calo, 2g chất đạm, 0g chất béo, 26g carbohydrate, 0g chất xơ, 21g đường…”

Nước cam chứa nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe. Mỗi một cốc nước cam có thể đáp ứng 100% nhu cầu vitamin C trong ngày của cơ thể, giúp tăng cường sức khỏe.

Theo BS. Nguyễn Văn Tiến, Viện Dinh dưỡng Quốc gia, cho biết: “Trong bảng thành phần dinh dưỡng thực phẩm Việt Nam thì hàm lượng chất khoáng và vi khoáng có trong 100g cam (thực phẩm ăn được) bao gồm: Canxi 34mg, phốt pho 23mg, sắt 0.4mg, kẽm 0.22mg, vitamin C 40mg, folat 30µg, vitamin A 8µg, vitamin E 0.18µg, β-carotene 29µg”

Thực tế, cam là loại quả có chứa nhiều vitamin và khoáng chất, cung cấp năng lượng cho cơ thể, có lợi cho sức khỏe, do đó đây là loại nước uống rất được ưa chuộng.

4. Lợi ích của nước cam với người bị tiểu đường

Lợi ích của nước cam với người bị tiểu đường
Lợi ích của nước cam với người bị tiểu đường

Nếu bạn lo lắng tiểu đường uống nước cam được không thì những lợi ích của việc ăn cam hợp lý với người bệnh tiểu đường dưới đây sẽ giúp bạn yên tâm hơn. 

  • Ổn định huyết áp: Khi uống 1 ly nước cam sẽ cung cấp cho cơ thể ít nhất 8% lượng kali cần thiết mỗi ngày. Đây là khoáng chất quan trọng để điều chỉnh lượng nước trong tế bào, giúp cân bằng lượng muối hạ huyết áp. Hàm lượng magie cao giúp ổn định huyết áp trở lại mức bình thường.
  • Cải thiện tiêu hóa: Cam rất tốt cho hệ vi khuẩn đường ruột. Cam có chứa nhiều loại acid tự nhiên như acid citric và acid ascorbic với độ pH < 3. Nên nếu người rối loạn tiêu hóa uống nước cam trước bữa ăn khoảng 15 – 30 phút sẽ giúp kích tiết hệ tiêu hóa tiết enzyme phân cắt thức ăn.
  • Hỗ trợ sức khỏe mắt: Viện nghiên cứu y học Westmead ở Úc đã nghiên cứu và kết luận rằng, ăn cam mỗi ngày giúp giảm nguy cơ bị mất thị lực tới 60%. Người thường xuyên ăn cam hoặc uống nước cam ít có khả năng bị thoái hóa điểm vàng ít nhất sau 15 năm. Cam làm tăng nồng độ lutein trong cơ thể, giúp ngăn ngừa các vấn đề về thị lực như đục thủy tinh thể, thoái hóa điểm vàng.
  • Tăng cường hệ miễn dịch: Uống nước cam giúp tăng cường khả năng miễn dịch, trị táo bón hiệu quả, giảm chứng đầy bụng, ợ hơi. Người bệnh tiểu đường uống nước cam theo đúng liều lượng bác sĩ khuyến cáo rất tốt cho việc kích thích hoạt động của dạ dày và cải thiện tình trạng sức khỏe. Hàm lượng vitamin C, chất chống oxy hóa dồi dào có trong quả cam sẽ giúp củng cố hệ thống miễn dịch của cơ thể.
  • Bảo vệ sức khỏe tim mạch: Uống nước cam nguyên chất có liên quan đến việc giảm nguy cơ bệnh lý tim mạch, nhồi máu cơ tim và đột quỵ do thiếu máu cục bộ. Hesperidin là một flavonoid có trong các loại trái cây họ cam quýt. Một chất chống oxy hóa tuyệt vời, giúp bảo vệ các tế bào khỏi bị tổn thương do oxy hóa có thể dẫn đến bệnh lý tim mạch.
  • Giảm biến chứng tiểu đường: Cam chứa các chất flavonoid, vitamin và khoáng chất có khả năng giảm viêm nhiễm và stress oxy hóa, cải thiện độ nhạy insulin cho người bị tiểu đường, từ đó ổn định đường huyết và giảm nguy cơ tổn thương cơ quan trong cơ thể do mức đường huyết cao.

5. Hướng dẫn uống nước cam đúng cách khi bị tiểu đường

Hướng dẫn uống nước cam đúng cách khi bị tiểu đường
Hướng dẫn uống nước cam đúng cách khi bị tiểu đường

Theo Bác sĩ Nguyễn Văn Tiến Trung tâm Giáo dục truyền thông dinh dưỡng, Viện Dinh dưỡng, cho biết:“Không nên mua nước cam đã chế biến sẵn theo phương pháp thủ công, chế biến và bán ở dọc đường vì không an toàn. Để đảm bảo sức khỏe, nên tự chế biến nước cam tại nhà”

Cam là loại trái cây có chứa đường, do đó, để tránh đường huyết tăng cao, bảo vệ tốt nhất cho sức khỏe thì người bệnh cần ăn cam đúng cách.

  • Lựa chọn quả cam tươi: Thay vì uống nước ép đóng hộp, nên chọn cam tươi vừa chín, có vị ngọt để vắt lấy nước và tự ép nước để tăng cường lượng chất xơ trong nước uống. Điều này giúp hạn chế tăng đường huyết nhanh sau khi uống. Không pha thêm đường, chỉ nên uống nước cam nguyên chất được vắt/ ép ra.
  • Lượng nước cam phù hợp: Vì cam có chứa đường nên chỉ nên uống 1-2 ly mỗi ngày để tránh tiêu thụ quá nhiều đường. Cân nhắc lượng nước cam phù hợp với carbohydrate khuyến nghị cho khẩu phần; ăn tổng thể. Uống nước cam thành nhiều lần, uống từ từ từng ngụm nhỏ thay vì uống hết một lúc.
  • Chọn thời điểm uống hợp lý: Tránh uống nước cam sau bữa ăn sáng hoặc vào buổi tối. Thời điểm tốt nhất để uống nước cam là giữa các bữa ăn chính, ví dụ như giữa bữa sáng và bữa trưa hoặc giữa bữa trưa và bữa tối. Khoảng 2 giờ sau khi ăn.
  • Ăn cam thay vì uống nước cam: Chất xơ trong quả cam giúp ngăn ngừa sự hấp thu cholesterol và đường vào máu, giúp đường huyết không tăng nhanh, bảo vệ mạch máu.
  • Kiểm soát trạng thái sức khoẻ: Không uống nước cam khi đang quá no hoặc quá đói, vì điều này có thể gây biến động đường huyết. Ngoài ra, khi đang bị tiêu chảy, cũng nên hạn chế uống nước cam.

6. Những người không nên ăn cam, uống nước cam

Theo ThS.BS Nguyễn Văn Thành của Bệnh viện E cho biết:  “Cam là loại quả cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất, tốt bệnh gan nhiễm mỡ. Nhưng cam cũng là trái cây có hàm lượng đường tự nhiên cao, vì vậy những người có yếu tố nguy cơ mắc gan nhiễm mỡ nên hạn chế uống nước cam. Thay vào đó nên ăn cam, quýt nguyên múi. Vì việc tiêu thụ nhiều đường fructose làm tăng sự phát triển của tình trạng bệnh. Không sử dụng nước ép cam đóng chai sẵn vì những sản phẩm này có thể chứa nhiều đường, không cung cấp nhiều vitamin vốn có trong nước cam và ít chất xơ”

Bên cạnh đó, có một số đối tượng không nên ăn cam hay uống nước cam mà bạn cần lưu ý dưới đây:

  • Bị trào ngược dạ dày: Cam có tính axit, chúng có thể gây kích ứng dạ dày, không tốt cho bệnh nhân bị trào ngược dạ dày. Uống nước cam có thể khiến người bệnh bị ợ chua khó chịu, đôi khi còn bị nôn mửa.
  • Người mắc bệnh thận: Trong cam có chứa nhiều Kali. Trong một quả cam 184g có chứa khoảng 333 mg kali, con số này trong một ly nước cam 240ml là 473mg. Ăn quá nhiều cam có thể khiến lượng kali trong máu tăng, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến thận. Với những người bị bệnh suy thận mạn giai đoạn cuối, ăn quá nhiều thức ăn chứa kali có thể dẫn đến tử vong nhanh chóng. Bên cạnh đó, người bị bệnh thận nên tránh uống nước cam vì vitamin C trong cam có thể chuyển hóa thành oxalate, chúng sẽ khiến chức năng thận bị ảnh hưởng, bệnh thận diễn tiến theo chiều hướng xấu hơn.

Để điều trị bệnh tiểu đường, bạn nên chú trọng đến chế độ ăn uống của mình, kiêng những thực phẩm khiến đường huyết tăng cao. Bên cạnh đó, bạn có thể sử dụng thêm các sản phẩm hỗ trợ điều trị bệnh, giúp bệnh được kiểm soát tốt hơn.

LOẠI TRÁI CÂY NGƯỜI BỊ TIỂU ĐƯỜNG NÊN ĂN 
TRÁI CÂYCHỈ SỐ GI TÁC DỤNG
Bưởi25Chỉ cần ăn khoảng nửa quả bưởi mỗi ngày là có thể kiểm soát lượng đường trong máu.

Trong bưởi có chứa naringenin – một hợp chất có vị đắng tự nhiên giúp làm tăng độ nhạy cảm của cơ thể với insulin.

Dâu tây41Dâu tây chứa nhiều vitamin, chất chống oxy hóa, chất xơ giúp bệnh nhân kiểm soát bệnh đái tháo đường.

Dâu tây giúp người bệnh không có cảm giác đói vặt, cân bằng lượng đường trong máu.

Cherry22Cherry giàu vitamin A, C, B9, chất chống oxy hóa, sắt, kali, magie, chất xơ.

Anthocyanin – chất kháng oxy hóa giúp giảm lượng đường trong máu, tăng sản xuất insulin lên 50%.

Táo38Giàu vitamin C, chất xơ hòa tan và chất chống oxy hóa. Ngoài ra, táo cũng chứa pectin – một chất giúp loại bỏ độc tố khỏi cơ thể và giảm nhu cầu insulin ở bệnh nhân tiểu đường khoảng 35%.
38Lê có 84% hàm lượng nước, giàu chất xơ, vitamin giúp kiểm soát lượng đường trong máu. 

Lê cực kỳ có lợi đối với bệnh tiểu đường vì chúng giúp tăng độ nhạy insulin trong cơ thể

15Các chất béo và kali lành mạnh trong bơ rất có lợi cho bệnh nhân tiểu đường. Bơ cũng giúp làm giảm chất béo trung tính triglyceride và mức cholesterol xấu trong cơ thể.
Mận hậu24Mận ít calo, nguồn chất xơ dồi dào, hỗ trợ chữa táo bón và cải thiện hệ tiêu hóa cho bệnh nhân tiểu đường.
Cam44Cam giàu chất xơ, ít đường, nhiều vitamin C và B1, cam có khả năng kiểm soát lượng đường trong máu. Một quả cam có đến 87% là nước hỗ trợ duy trì cân nặng hợp lý.
Dứa56Dứa có đặc tính chống virus, kháng viêm cao nên an toàn khi dùng cho người bệnh đái tháo đường.
Lựu18Lựu có thể giúp điều hòa lượng đường trong máu vì chỉ số GI của lựu khá thấp.
Đu đủ60Đu đủ chứa các enzyme có tác dụng bảo vệ bệnh nhân đái tháo đường chống lại các gốc tự do có hại, kiểm soát bệnh tiểu đường, ngăn ngừa được bệnh tim.

Hiện nay, viên uống hỗ trợ tiểu đường Kikuimo Seikatsu của Nhật Bản là sản phẩm được nhiều quốc gia tin dùng, trong đó có Việt Nam. Sản phẩm được làm từ 100% nguồn nguyên liệu hữu cơ, có công dụng phòng ngừa và hỗ trợ điều trị tiểu đường, ổn định đường huyết, cải thiện chỉ số HbA1c, giảm thiểu những biến chứng do tiểu đường gây nên. Viên tiểu đường Kikuimo Seikatsu còn có công dụng hiệu quả trong việc phục hồi và tăng cường chức năng tuyến tụy – nguyên nhân gốc rễ của bệnh tiểu đường.

Thành phần chính của viên tiểu đường Kikuimo Seikatsu là Inulin được cô đặc từ củ Cúc Vu Nhật Bản. Đây là một loại chất xơ rất tốt cho sức khỏe, giúp cải thiện môi trường đường ruột, cải thiện tính kháng Insulin, làm chậm quá trình hấp thu đường và carbohydrate của cơ thể, giảm thiểu tình trạng đường huyết tăng đột ngột sau ăn. Inulin từ củ Cúc Vu sau khi vào cơ thể có khả năng thay thế vai trò của Insulin trong việc chuyển hóa tạo năng lượng cho cơ thể, do đó tuyến tụy được giảm gánh nặng; sản phẩm còn góp phần thúc đẩy sự sản sinh ra Insulin của tuyến tụy để kiểm soát bệnh tiểu đường tốt hơn.

Hiện nay, viên uống tiểu đường Kikuimo Seikatsu được phân phối chính hãng bởi Shop Nhật Bản. Sản phẩm được nhập khẩu từ nhà sản xuất, có đủ giấy tờ chứng minh nguồn gốc xuất xứ, đảm bảo an toàn và không gây ra tác dụng phụ.

Viên uống hỗ trợ điều trị tiểu đường Kikuimo Seikatsu
Viên uống hỗ trợ điều trị tiểu đường Kikuimo Seikatsu

Xem thêm

Trên đây là một số thông tin giúp bạn giải đáp thắc mắc tiểu đường có uống được nước cam không. Nhìn chung thì nước cam không gây hại cho bệnh nhân tiểu đường nếu được uống đúng cách, do đó bạn có thể tìm hiểu và sử dụng sao cho phù hợp. Nếu bạn quan tâm đến viên uống hỗ trợ tiểu đường Kikuimo Seikatsu và các sản phẩm làm đẹp, chăm sóc sức khỏe nội địa Nhật thì có thể liên hệ để được hỗ trợ theo địa chỉ dưới đây:

THÔNG TIN LIÊN HỆ:

Mời đánh giá

NHẬN TƯ VẤN TỪ SHOP NHẬT BẢN




    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *