Câu hỏi liệu tiểu đường tuýp 2 có thể chữa khỏi hay không là thắc mắc của rất nhiều người. Dù chưa có cách chữa trị hoàn toàn, nhưng bệnh có thể được quản lý hiệu quả bằng các biện pháp điều trị phù hợp, từ thay đổi chế độ ăn uống đến việc sử dụng thuốc. Cùng tìm hiểu cách kiểm soát tiểu đường và sống khỏe mạnh hơn mỗi ngày.

1. Bệnh tiểu đường type 2 là gì?

Bệnh tiểu đường tuýp 2 còn được gọi là bệnh đái tháo đường type 2, là một dạng rối loạn chuyển hóa, xảy ra khi cơ thể không thể sử dụng insulin hoặc sử dụng insulin không hiệu quả như người bình thường.

Insulin được sản xuất từ tuyến tụy và có vai trò đưa glucose từ máu vào tế bào để tạo năng lượng. Ở người mắc tiểu đường tuýp 2, quá trình này bị gián đoạn, dẫn đến tích tụ glucose trong máu, gây ra nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.

Đây là một trong những bệnh lý mạn tính phổ biến trong độ tuổi trung niên ở Việt Nam, thường xảy ra trên cơ địa thừa cân, béo phì, lười tập thể dục, ăn nhiều tinh bột, ít rau xanh, ít chất xơ. Bệnh ngày càng trẻ hóa khi ngày càng nhiều người trẻ dưới 30 tuổi đã bị tiểu đường tuýp 2.

Mặc dù bệnh tiểu đường tuýp 2 không gây nguy hiểm đến tính mạng ngay lập tức (trừ khi có biến chứng cấp tính như hôn mê tăng áp lực thẩm thấu) nhưng về lâu dài nó gây ra nhiều biến chứng mạn tính, gây tổn thương nhiều cơ quan quan trọng của cơ thể (mạch vành, thận, cơ quan tiêu hóa..). Nếu bệnh nhân bị tiểu đường mà mắc thêm các bệnh lí khác như nhiễm trùng, chấn thương, nhồi máu cơ tim…tiên lượng sẽ xấu hơn nhiều so với người không mắc tiểu đường.

Triệu chứng thường gặp ở người bệnh tiểu đường tuýp 2:

  • Khát nước nhiều và đi tiểu thường xuyên. 
  • Mệt mỏi kéo dài, thiếu năng lượng. 
  • Giảm cân không rõ nguyên nhân. 
  • Mờ mắt hoặc khó tập trung. 
  • Các vết thương lâu lành và dễ nhiễm trùng.

2. Các yếu tố và nguyên nhân gây ra bệnh tiểu đường tuýp 2

Tuyến tụy đảm nhận vai trò tạo ra hormone insulin. Insulin giúp các tế bào chuyển chất bột đường (glucose) từ các thực phẩm ăn vào hàng ngày để tạo thành năng lượng. Thế nhưng, ở người mắc bệnh tiểu đường loại 2 này, dù cơ thể tạo ra insulin nhưng các tế bào lại không sử dụng hoặc sử dụng không hiệu quả.

Bệnh tiểu đường tuýp 2 hình thành từ sự kết hợp của yếu tố di truyền và lối sống không lành mạnh. Các yếu tố này làm giảm khả năng sản xuất và sử dụng insulin của cơ thể, dẫn đến lượng đường trong máu tăng cao.

  • Tiền sử gia đình có người mắc tiểu đường

Tiền sử gia đình mắc tiểu đường là một trong những yếu tố nguy cơ lớn nhất dẫn đến bệnh tiểu đường tuýp 2. Điều này bắt nguồn từ sự kết hợp giữa yếu tố di truyền và lối sống chung của các thành viên trong gia đình.

Người có cha mẹ, anh chị em ruột mắc bệnh tiểu đường có nguy cơ cao hơn bị tiểu đường tuýp 2.

  • Đã từng bị đái tháo đường thai kỳ

Đái tháo đường thai kỳ là một tình trạng rối loạn đường huyết xảy ra trong thời kỳ mang thai và thường biến mất sau khi sinh. Tuy nhiên, những phụ nữ từng mắc đái tháo đường thai kỳ có nguy cơ cao phát triển tiểu đường tuýp 2 sau này. Điều này liên quan đến cả yếu tố sinh học và thay đổi chuyển hóa trong cơ thể khi mang thai.

Đái tháo đường thai kỳ làm thay đổi khả năng điều tiết đường huyết của cơ thể, và sau khi sinh, cơ thể có thể không hồi phục hoàn toàn chức năng này.

Phụ nữ từng bị đái tháo đường thai kỳ có nguy cơ phát triển tiểu đường tuýp 2 cao gấp 7-10 lần so với những người không mắc.

Tình trạng kháng insulin có thể tiếp diễn hoặc tái phát khi người phụ nữ có lối sống không lành mạnh hoặc tăng cân sau sinh.

  • Chế độ ăn uống và sinh hoạt không lành mạnh

Chế độ ăn uống và sinh hoạt không lành mạnh là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh tiểu đường tuýp 2. Những thói quen này tác động trực tiếp đến cơ chế chuyển hóa glucose và hoạt động của insulin, dẫn đến nguy cơ kháng insulin và rối loạn đường huyết.

Chế độ ăn uống và sinh hoạt không lành mạnh – Nguyên nhân gây tiểu đường
  • Ít hoạt động thể chất

Vận động giúp cơ bắp tiêu thụ glucose trong máu, giảm gánh nặng cho insulin. Lối sống tĩnh tại (ngồi nhiều, không tập thể dục) làm giảm độ nhạy insulin.

  • Tuổi tác cao

Tuổi tác cao là một trong những yếu tố nguy cơ hàng đầu dẫn đến bệnh tiểu đường tuýp 2. Khi cơ thể già đi, các chức năng sinh học suy giảm dần, làm ảnh hưởng đến cách insulin hoạt động và khả năng duy trì mức đường huyết ổn định.

  • Tăng huyết áp

Tăng huyết áp không chỉ là một bệnh lý phổ biến mà còn là một yếu tố nguy cơ đáng kể dẫn đến bệnh tiểu đường tuýp 2. Hai bệnh này thường có mối quan hệ qua lại, ảnh hưởng lẫn nhau và cùng gây ra những rối loạn chuyển hóa nghiêm trọng trong cơ thể.

Người bị tăng huyết áp có nguy cơ phát triển tiểu đường tuýp 2 cao hơn người bình thường từ 1,5 đến 2 lần.

  • Thừa cân, béo phì

Béo phì, đặc biệt là sự tích tụ mỡ nội tạng, làm giảm khả năng hoạt động của insulin, khiến cơ thể khó duy trì mức đường huyết ổn định.

Mỡ thừa, đặc biệt ở vùng bụng, sản sinh các cytokine gây viêm, từ đó ảnh hưởng đến chức năng của tuyến tụy và giảm hiệu quả của insulin.

Khi cơ thể tích tụ quá nhiều mỡ, đặc biệt là mỡ nội tạng quanh các cơ quan, các tế bào cơ và gan trở nên kém nhạy cảm với insulin.

Insulin không thể vận chuyển glucose vào tế bào để tạo năng lượng, dẫn đến lượng đường trong máu tăng cao.

Khi insulin không hoạt động hiệu quả, tuyến tụy phải làm việc liên tục để sản xuất thêm insulin, dẫn đến quá tải và suy giảm chức năng sau thời gian dài. Hậu quả là cơ thể không còn đủ insulin để kiểm soát đường huyết.

  • Rối loạn lipid máu

Rối loạn lipid máu, đặc biệt là sự gia tăng triglyceride và giảm cholesterol tốt (HDL), làm giảm độ nhạy của cơ thể với insulin. Đây là cơ chế chính gây ra tiểu đường tuýp 2. Mỡ máu cao làm tăng tình trạng viêm trong cơ thể, ảnh hưởng đến chức năng tuyến tụy và làm giảm hiệu quả của insulin trong việc kiểm soát đường huyết.

  • Rối loạn dung nạp glucose: Tình trạng đường huyết cao hơn bình thường nhưng chưa phải là bệnh đái tháo đường.

3. Biến chứng bệnh tiểu đường tuýp 2

Bệnh tiểu đường tuýp 2 không chỉ ảnh hưởng đến khả năng kiểm soát đường huyết mà còn dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng nếu không được quản lý tốt. Các biến chứng này có thể ảnh hưởng đến hầu hết các cơ quan trong cơ thể, đặc biệt là tim, mắt, thận, dây thần kinh, và hệ tuần hoàn.

Biến chứng tim mạch

Tiểu đường tuýp 2 là một yếu tố nguy cơ lớn dẫn đến các bệnh lý về tim mạch, bao gồm:

  • Xơ vữa động mạch: Đường huyết cao làm tổn thương thành mạch máu, dẫn đến tích tụ mảng bám và xơ vữa.
  • Tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim và đột quỵ: Người mắc tiểu đường thường có huyết áp cao và rối loạn lipid máu, làm tăng nguy cơ tắc nghẽn mạch máu.
  • Bệnh mạch vành: Làm giảm khả năng cung cấp máu cho tim, gây đau thắt ngực và suy tim.

Biến chứng thận

  • Tổn thương vi mạch thận: Tiểu đường làm hỏng các mạch máu nhỏ ở thận, khiến chức năng lọc máu bị suy giảm.
  • Suy thận mãn tính: Nếu không được kiểm soát, bệnh có thể dẫn đến suy thận giai đoạn cuối, yêu cầu phải chạy thận nhân tạo hoặc ghép thận.
  • Protein niệu: Một dấu hiệu sớm của bệnh thận do tiểu đường, xuất hiện khi protein bị rò rỉ qua nước tiểu.

Biến chứng mắt

  • Tổn thương mạch máu võng mạc: Đường huyết cao làm tổn thương các mạch máu trong võng mạc, gây xuất huyết hoặc phù võng mạc.
  • Mất thị lực: Nếu không điều trị kịp thời, có thể dẫn đến mù lòa.
  • Nguy cơ mắc bệnh tăng nhãn áp và đục thủy tinh thể: Người mắc tiểu đường tuýp 2 có nguy cơ cao hơn so với người bình thường.

Tổn thương thần kinh

  • Tổn thương dây thần kinh ngoại biên: Gây đau, tê, hoặc mất cảm giác ở tay và chân.
  • Tổn thương dây thần kinh tự chủ: Làm ảnh hưởng đến hoạt động của hệ tiêu hóa, tim mạch, và tiết niệu.
  • Loét chân tiểu đường: Do mất cảm giác và tuần hoàn kém, vết thương ở chân dễ bị nhiễm trùng và khó lành, có thể dẫn đến cắt cụt chi.

Biến chứng da và nhiễm trùng

  • Da khô và ngứa: Đường huyết cao làm giảm lưu thông máu, khiến da dễ bị khô và ngứa.
  • Nhiễm trùng nấm và vi khuẩn: Người mắc tiểu đường dễ bị nhiễm trùng da, miệng, và vùng sinh dục do hệ miễn dịch suy giảm.
  • Khó lành vết thương: Đường huyết cao làm chậm quá trình chữa lành, tăng nguy cơ nhiễm trùng.

Biến chứng hệ tiêu hóa

  • Bệnh lý dạ dày – ruột: Tiểu đường có thể gây ra chứng rối loạn nhu động ruột, làm chậm tiêu hóa và gây đầy bụng, táo bón hoặc tiêu chảy.
  • Gan nhiễm mỡ: Tình trạng tích tụ mỡ trong gan thường gặp ở người mắc tiểu đường tuýp 2, làm tăng nguy cơ xơ gan.

Biến chứng hệ tuần hoàn

  • Bệnh động mạch ngoại vi: Tiểu đường làm giảm lưu thông máu đến các chi, gây đau và làm tăng nguy cơ hoại tử.
  • Tăng huyết áp: Đường huyết cao kéo dài làm tăng áp lực trong lòng mạch, gây tổn thương hệ tuần hoàn.

Biến chứng đối với sức khỏe tâm thần

  • Trầm cảm và lo âu: Người mắc tiểu đường thường phải đối mặt với căng thẳng và áp lực kéo dài, dễ dẫn đến rối loạn tâm lý.
  • Sa sút trí tuệ: Tiểu đường tuýp 2 làm tăng nguy cơ mắc các bệnh thoái hóa thần kinh như Alzheimer và suy giảm nhận thức.

Hôn mê do đường huyết cao

Hôn mê tăng áp lực thẩm thấu: Một biến chứng cấp tính xảy ra khi đường huyết tăng quá cao, thường gặp ở người không kiểm soát tốt bệnh. Nếu không được cấp cứu kịp thời, tình trạng này có thể dẫn đến tử vong.

4. Tiểu đường tuýp 2 có chữa được không?

Tiểu đường tuýp 2 hiện tại chưa thể chữa khỏi hoàn toàn, nhưng có thể kiểm soát và quản lý hiệu quả thông qua các phương pháp điều trị và thay đổi lối sống. Việc duy trì mức đường huyết ổn định là mục tiêu chính để giảm thiểu các biến chứng của bệnh.

 

Tiểu đường tuýp 2 có chữa được không?

Sống chung với bệnh tiểu đường tuýp 2 đôi lúc khiến người bệnh căng thẳng bởi phải theo dõi lượng đường huyết, chế độ ăn uống, luyện tập thể dục, uống thuốc hàng ngày. Nó cũng khiến người bệnh sợ hãi khi nghĩ về các biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường type 2 (suy thận, bệnh tim, cao huyết áp, biến chứng thần kinh và biến chứng mắt…).

Không có loại thuốc hay thực phẩm chức năng nào điều trị dứt điểm bệnh tiểu đường. Tuy nhiên người bệnh hoàn toàn kiểm soát được đường huyết để “chung sống” vui khỏe với bệnh bằng uống thuốc tây y theo chỉ định của bác sĩ, điều chỉnh chế độ ăn uống lành mạnh và vận động thể lực phù hợp.

Các biện pháp điều trị bao gồm:

  1. Thay đổi chế độ ăn uống: Ăn uống lành mạnh, kiểm soát lượng carb, chất béo và tăng cường thực phẩm giàu chất xơ.
  2. Tập thể dục: Luyện tập thể thao đều đặn giúp cải thiện độ nhạy insulin và giảm đường huyết.
  3. Sử dụng thuốc: Bác sĩ có thể kê đơn thuốc như metformin, hoặc các loại thuốc khác để hỗ trợ kiểm soát lượng đường trong máu.
  4. Kiểm tra sức khỏe định kỳ: Kiểm tra thường xuyên mức đường huyết và các chỉ số sức khỏe khác để điều chỉnh kịp thời.

Trong một số trường hợp, một số người có thể đạt được mức đường huyết bình thường mà không cần thuốc nếu duy trì chế độ ăn uống và tập luyện hợp lý, nhưng điều này phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng và thời gian mắc bệnh.

5. Kiểm soát bệnh tiểu đường tuýp 2 như thế nào?

Kiểm soát tiểu đường tuýp 2 chủ yếu tập trung vào việc duy trì mức đường huyết trong phạm vi bình thường để giảm thiểu nguy cơ biến chứng và cải thiện chất lượng sống. Dưới đây là một số phương pháp hiệu quả để kiểm soát bệnh:

Ăn uống có chọn lọc

  • Lựa chọn thực phẩm giàu chất xơ hòa tan như rau xanh, củ không nhiều tinh bột như khoai lang, rau họ đậu, đậu nguyên vỏ, yến mạch, gạo lứt, protein thực vật, chất béo tốt từ quả bơ, oliu, trái cây họ có múi, cũng như trái cây không quá ngọt như cam, bưởi…
  • Ăn các loại thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp như ngũ cốc nguyên hạt, rau củ quả tươi và hạn chế thực phẩm chứa đường tinh luyện và tinh bột cao.
  • Thay vì ăn ba bữa lớn, bạn có thể chia thành 5-6 bữa nhỏ trong ngày để duy trì mức đường huyết ổn định.
  • Bắt đầu bữa ăn với một phần rau và uống nước canh trước sẽ giúp giảm cảm giác đói, đồng thời chất xơ từ rau xanh cũng giúp làm chậm quá trình hấp thụ đường và chất béo từ các thực phẩm khác.

Tập thể dục đều đặn

  • Tập thể dục đều đặn có thể giúp kiểm soát đường huyết cho những người mắc bệnh tiểu đường. Việc tập luyện giúp cải thiện việc sử dụng đường trong cơ thể, từ đó giảm lượng đường trong máu. Ngoài ra, việc tập luyện thường xuyên cũng có thể giúp giảm kháng insulin, một vấn đề phổ biến gây ra sự tăng đột ngột của đường huyết và khó kiểm soát.
  • Tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày: Các hoạt động như đi bộ, chạy bộ, đạp xe, bơi lội hoặc yoga có thể giúp cải thiện độ nhạy insulin và giảm mức đường huyết.
  • Kết hợp tập sức mạnh và aerobic: Tập thể dục kết hợp có thể giúp cơ thể sử dụng glucose hiệu quả hơn và duy trì cân nặng lý tưởng.

Luôn ngủ đúng giờ, đủ giấc

Ngủ đủ giấc sẽ giúp cơ thể bạn cảm thấy thoải mái và tươi mới, đồng thời kiểm soát đường huyết cho người bị tiểu đường. Vì thế, hãy cố gắng ngủ từ 6 đến 8 tiếng mỗi đêm và tránh thức khuya hoặc ngủ nhiều vào ban ngày để tránh cảm giác mệt mỏi và uể oải.

Nói không với thuốc lá

Hút thuốc lá tăng nguy cơ mắc đái tháo đường lên đến 50% so với những người không hút. Đặc biệt, tác động này đáng lo ngại hơn ở phụ nữ. 

Vì vậy, việc từ bỏ hút thuốc hoặc không bắt đầu hút có thể giúp phòng ngừa bệnh đái tháo đường. Đối với những người đã mắc bệnh này, việc hạn chế tiếp xúc với khói thuốc lá cũng là điều quan trọng để bảo vệ sức khỏe.

Sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ

Sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ là một phần quan trọng trong việc kiểm soát tiểu đường tuýp 2. Các loại thuốc phổ biến như metformin giúp giảm mức đường huyết và cải thiện độ nhạy insulin. Nếu cần thiết, bác sĩ có thể kê đơn các thuốc khác như sulfonylureas, GLP-1 agonists, hoặc DPP-4 inhibitors để hỗ trợ kiểm soát bệnh. Trong trường hợp bệnh trở nên nghiêm trọng, insulin cũng có thể được sử dụng. Việc sử dụng thuốc phải được tuân thủ chính xác theo liều lượng và thời gian được bác sĩ chỉ định, đồng thời cần theo dõi mức đường huyết thường xuyên để điều chỉnh phương pháp điều trị nếu cần.

Sử dụng các thực phẩm chức năng 

Việc kiểm soát tiểu đường tuýp 2 không chỉ phụ thuộc vào chế độ ăn uống và luyện tập, mà còn có thể được hỗ trợ hiệu quả từ các thực phẩm chức năng. Những sản phẩm bổ sung từ thiên nhiên có thể giúp cải thiện độ nhạy insulin và duy trì mức đường huyết ổn định. Một trong những lựa chọn đáng chú ý là Kikuimo Seikatsu, viên uống được điều chế từ 100% chiết xuất cây Cúc vu.

Viên tiểu đường Kikuimo Seikatsu là sản phẩm thực phẩm chức năng hỗ trợ điều trị tiểu đường – tuyến tụy cao cấp Nhật Bản. Sản phẩm có thành phần 100% hữu cơ, có tác dụng hỗ trợ phòng và điều trị bệnh tiểu đường, ổn định đường huyết, cải thiện chỉ số HbA1c, phục hồi tuyến tụy, ngăn ngừa biến chứng bệnh tiểu đường. 

=>>>> Xem thông tin chi tiết: Viên tiểu đường Kikuimo Seikatsu

Sản phẩm được tin dùng tại nhiều quốc gia trên khắp thế giới.

Sử dụng Kikuimo Seikatsu kết hợp với lối sống lành mạnh có thể là giải pháp hiệu quả trong việc quản lý bệnh tiểu đường tuýp 2.

  • Cải thiện môi trường đường ruột, giúp ức chế bệnh viêm do tiểu đường tuýp 2 gây ra và cải thiện tính kháng insulin: Inulin có trong viên uống tiểu đường Kikuimo giúp gia tăng axit citric, axit butyric, axit propionic, các vi khuẩn có lợi trong đường ruột như Bifidobacterium, ức chế vi khuẩn có hại như Mutas, giúp cải thiện hoạt động đường ruột, tăng sinh niêm mạc.
  • Ức chế hấp thu đường và carbohydrate: Khi inulin đi qua dạ dày sẽ làm chậm tốc độ hấp thu đường và carbohydrate, ngăn chặn sự gia tăng đột ngột đường huyết sau khi ăn.
  • Phục hồi chức năng tuyến tụy: Inulin vào được tế bào và tham gia chuyển hóa tạo năng lượng cho cơ thể thay thế đường glucose mà không cần đến vai trò của insulin. Nhờ vậy giảm được gánh nặng cho tuyến tụy và cơ thể, bệnh tiểu đường cũng thuyên giảm. Đồng thời, Inulin thúc đẩy ruột non tiết hormone GLP -1 có chức năng kích thích tuyến tụy tiết insulin tự nhiên, từ đó phục hồi chức năng của tuyến tụy.
  • Cải thiện biến chứng tiểu đường từ mức độ nhẹ đến nặng như xơ vữa động mạch, tê khớp tay, suy giảm thị lực, hoại tử chân tay,…

Để kiểm soát bệnh tiểu đường tuýp 2, người bệnh có thể uống mỗi ngày uống 15 viên, chia 2-3 lần, uống trước bữa ăn 30 phút và uống với nhiều nước ấm. Một đợt sử dụng tối thiểu 3 tháng, trung bình từ 6 tháng trở lên mới đạt được hiệu quả như mong muốn.

Sản phẩm Kikuimo đạt chứng nhận an toàn thực phẩm FSSC 22000 – được công nhận bởi Tổ chức Sáng kiến an toàn thực phẩm toàn cầu GFSI, kiểm định không chứa chất phóng xạ.

Viên tiểu đường Kikuimo Seikatsu được nhập khẩu chính ngạch và phân phối chính hãng tại thị trường Việt Nam bởi Công ty TNHH Các giải pháp Liên Nhật Việt (VNJP Solutions), sản phẩm đạt tiêu chuẩn chứng nhận ATTP của Bộ Y tế, đầy đủ hóa đơn chứng từ với nhà sản xuất, giấy phép lưu hành và giấy xác nhận quảng cáo.

Shop Nhật Bản là đơn vị bán lẻ trực thuộc công ty TNHH Các giải pháp Liên Nhật Việt chịu trách nhiệm phân phối chính hãng viên tiểu đường Kikuimo Seikatsu tại thị trường Việt Nam.

Quý khách hàng có thể liên hệ bằng các cách thức dưới đây để mua hàng:

Hotline: 0904.400.500

Địa chỉ: Ngõ 118, Phan Kế Bính, Ba Đình, Hà Nội 

Email: sales@vnjp.vn – marketing@vnjp.vn – thao.hth@vnjp.vn 

Facebook: https://www.facebook.com/shopnhatbanvn/

CÁC KÊNH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ CỦA SHOP NHẬT BẢN

Mời đánh giá

NHẬN TƯ VẤN TỪ SHOP NHẬT BẢN




    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *