Chuối – loại quả “quốc dân”, nổi tiếng vì sự an toàn và dồi dào dưỡng chất. Tuy nhiên, quả chuối lại là băn khoăn của hầu hết bệnh nhân tiểu đường vì hàm lượng đường cao. Vậy tiểu đường có được ăn chuối không? Có thể ăn bao nhiêu quả/ ngày?.
Xem thêm:

1. Tiểu đường có được ăn chuối không?

Chuối rất tốt cho bệnh nhân tiểu đường

Chuối rất tốt cho bệnh nhân tiểu đường
– Theo Hiệp hội tiểu đường Mỹ cho biết, chuối rất tốt cho bệnh nhân tiểu đường nếu như có chế độ ăn hợp lý và điều độ. Tinh bột có trong chuối có tác dụng tăng độ nhạy cảm insulin và giúp người béo phì bị tiểu đường tuýp 2 giảm cân được.
Trong giai đoạn này, người bệnh tiểu đường có thể chọn chuối không chín quá vì hàm lượng đường không nhiều bằng lúc đã chín kỹ. Ăn chuối khoa học, kết hợp với các loại trái cây khác đa dạng hơn giúp bạn điều tiết được lượng đường huyết trong cơ thể tốt hơn, không phải lo lắng quá nhiều về vấn đề tiểu đường có được ăn chuối không nhé.
– Tuy nhiên chuối không hoàn toàn tốt cho người bị tiểu đường vì một số chất trong chuối có thể khiến tuần hoàn máu giảm xuống chậm. Do đó, tình trạng trao đổi chất trong cơ thể bị kém đi, người bệnh có thể bị tiểu đường càng ngày càng nặng hơn.
Không chỉ thế, chuối chín chứa hàm lượng đường rất cao, cực kỳ hại cho người bị tiểu đường. Khi lượng đường trong máu lớn, tuần hoàn máu lại giảm, sự trao đổi chất kém sẽ khiến bệnh tình càng nặng thêm.

2. Lợi ích mà chuối mang lại cho bệnh nhân tiểu đường

Chuối chứa rất nhiều dưỡng chất

Chuối chứa rất nhiều dưỡng chất
Chuối an toàn đối với bệnh nhân tiểu đường, chứa nhiều vitamin, khoáng chất có giá trị dinh dưỡng tốt cho người bệnh khi ăn ở lượng hợp lý.
Chất xơ: Có thể làm giảm lượng đường trong máu. 1 quả chuối cỡ trung bình có chứa tới 3g chất xơ, đặc biệt quan trọng với người mắc bệnh tiểu đường. Chất xơ có thể làm chậm quá trình tiêu hóa và hấp thụ carbs, ngăn chặn sự gia tăng đột ngột của glucose trong máu, kiểm soát tình trạng bệnh tiểu đường.
Tinh bột kháng: Có trong chuối xanh là chuỗi glucose dài có khả năng kháng tiêu hóa ở phần trên hệ thống tiêu hóa. Có nghĩa là chúng hoạt động tương tự như chất xơ, không làm tăng lượng đường trong máu.
Không chỉ không làm tăng lượng đường trong máu, tinh bột kháng có thể giúp nuôi các vi khuẩn tốt cho hệ tiêu hóa, cải thiện trao đổi chất, kiểm soát lượng đường trong máu tốt hơn so với những người không dùng thuốc trong thời gian 8 tuần.
Vitamin B6: Có tác dụng rất tốt cho người bệnh thần kinh đái tháo đường. Vì khi tình trạng dây thần kinh bị tổn thương do đường huyết cao sẽ dẫn đến tình trạng thiếu hụt vitamin B6.

3. Bổ sung chuối khi bị tiểu đường đúng cách

Bổ sung chuối đúng cách để có kết quả tốt nhất

Bổ sung chuối đúng cách để có kết quả tốt nhất

Chuối được xem là một trong những loại trái cây bổ dưỡng, chứa nhiều chất, vitamin, tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, đối với người bệnh tiểu đường cần lưu ý những điều sau khi bổ sung chuối trong khẩu phần ăn hàng ngày.
– Chọn thời điểm ăn chuối thích hợp
Nếu lượng đường trong máu của bệnh nhân bị giảm xuống quá thấp hoặc đang điều trị tiêm insulin bị quá liều, người bệnh tiểu đường hoàn toàn có thể ăn 1 quả chuối chín nhỏ hoặc 1 nửa quả chuối chín lớn.
Lựa chọn thời điểm ăn, lượng ăn để vừa được thưởng thức món ăn ngon mà không làm tăng đường huyết nhé.
Không có một lượng cố định được khuyến cáo bị tiểu đường có được ăn chuối không. Tuy nhiên, hầu hết mọi người có thể ăn 1 quả chuối mỗi ngày mà không vấn đề gì.
Cách lựa chọn quả chuối: Chọn quả chuối chắc, gần chín
Người tiểu đường nên ăn chuối hơi xanh một chút vì chỉ số đường huyết của chuối là khác nhau phụ thuộc vào độ chín của quả.
(Một quả chuối chín có thể có chỉ số đường huyết trung bình là 60, nhưng trong chuối xanh chỉ tầm 40).
Tinh bột trong chuối xanh cũng khó phân hủy, do vậy mà lượng đường trong máu tăng chậm hơn chuối chín.
Cách ăn chuối
Chia nhỏ và cách xa bữa ăn: Khi chọn khẩu phần ăn cho người tiểu đường, phải tính được lượng carbs ăn trong 1 bữa ăn. Một quả chuối cỡ trung bình có thể chứa 30g carbs – là lượng thích hợp cho bữa ăn phụ.Thi thoảng bạn nên bổ sung chỉ từ 1-2 quả chuối vào thực đơn, không nên ăn quá nhiều.
– Khi kết hợp với thực phẩm khác
  • Nếu bệnh nhân ăn chuối kèm với một loại thức ăn khác chứa carbohydrate như bánh mì, ngũ cốc,… thì phải giảm lượng ăn trong bữa chính hoặc bữa phụ.
  • Nên ăn chuối kèm với thức ăn chứa chất béo chưa bão hòa như bơ hạnh nhân đậu, tác động tốt đến lượng đường huyết, gia tăng hương vị cho bữa ăn. 
  • Một số thực phẩm khác có thể ăn kèm như: sữa chua, vỉa lát thịt gà tây, vừa giúp no lâu, vừa ổn định đường huyết.
– Lưu ý: Tuyệt đối tránh ăn chuối cùng với các loại bánh kẹo hoặc nước ngọt. Bên cạnh việc quan tâm tiểu đường khi bị tiểu đường, người bệnh cần gặp bác sĩ dinh dưỡng để được khuyến cáo ăn gì, lượng thức ăn như thế nào để bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể phù hợp dựa trên nhu cầu cá nhân nhé.
Hy vọng với những thông tin trên đây đã giúp bạn có được đáp án cho vấn đề bệnh tiểu đường có được ăn chuối không. Quan tâm tới thực đơn ăn uống để kiểm soát tốt nhất lượng đường trong máu, không xảy ra các biến chứng nguy hiểm.
Nếu bạn cần giải đáp thêm thông tin gì về thực phẩm nên – không nên ăn khi bị tiểu đường hoặc các thực phẩm chức năng hỗ trợ giảm lượng đường trong máu, bạn có thể liên hệ với Shop Nhật Bản để được hỗ trợ nhé.
Mời đánh giá

NHẬN TƯ VẤN TỪ SHOP NHẬT BẢN




    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *