Với những người bình thường, rau ngót vừa là món ăn vừa là bài thuốc chữa bệnh hiệu quả. Tuy nhiên, người bệnh tiểu đường lại cần có một chế độ ăn nghiêm ngặt, kiêng kị nhiều thứ. Vậy tiểu đường có ăn được rau ngót không, có ảnh hưởng gì đến đường huyết không? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn có câu trả lời chính xác.

1. Lợi ích tuyệt vời của rau ngót với sức khỏe

Lợi ích tuyệt vời của rau ngót với sức khỏe

Lợi ích tuyệt vời của rau ngót với sức khỏe

  • Tên gọi khác: Bù ngót, bồ ngót, rau tuốt, hắc diện thần
  • Tên khoa học: Sauropus androgynus
  • Họ: Thầu dầu Euphorbiaceae

Rau ngót là loại rau dân dã, ít phải bón phân hóa học mà vẫn xanh tốt quanh năm.Rau ngót được sử dụng để làm thức ăn và các bài thuốc vì có những lợi ích tuyệt với đối với sức khỏe như:

  • Cải thiện đời sống tình dục: Hợp chất phytochemical trong rau ngót có tác dụng làm tăng ham muốn và giúp cải thiện đời sống tình dục. Rau ngót còn làm tăng chất lượng và số lượng tinh trùng nhờ hoạt chất Sterol – tác dụng giống như hormon tự nhiên tạo cảm giác ham muốn tình dục.
  • Tác dụng thanh nhiệt: Trong đông y, rau ngót có tính lạnh, vị ngọt nên có công dụng thanh nhiệt, giải độc. Bạn có thể thanh nhiệt cơ thể bằng cách ăn canh rau ngót hoặc uống nước ép rau ngót.
  • Tác dụng giảm cân: Rau ngót chứa ít calo, ít đường bột và chất béo nhưng lại rất giàu đạm thực vật nên không khiến người dùng tăng cân sau khi ăn.
  • Điều trị táo bón ở trẻ em: Rau ngót có chứa nhiều chất xơ, có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng của cơ thể, hạn chế tình trạng táo bón.
  • Chưa chảy máu cam: Một trong những nguyên nhân gây chảy máu cam là do thiếu vitamin C. Trong mỗi 100g rau ngót có chứa đến 164mg vitamin C, do đó rau ngót có tác dụng chữa chứng chảy máu cam hiệu quả. Bạn có thể xay rau ngót và chắt lấy nước uống, dùng bã gói vào vải sạch và đặt lên mũi ngửi.
  • Hỗ trợ điều trị tiểu đường: Rau ngót chứa ít đường bột, giàu chất xơ nên có thể làm giảm khả năng hấp thu đường vào máu tại niêm mạc ruột, từ đó hạn chế tình trạng tăng đường huyết sau khi ăn. Bên cạnh đó, rau ngót còn chứa một hợp chất có vai trò giống như Insulin, giúp kiểm soát và cân bằng đường huyết.
  • Chữa đổ mồ hôi trộm ở trẻ em: Một trong những nguyên nhân gây đổ mồ hôi trộm ở trẻ là do cha mẹ ủ con quá nóng và thiếu vitamin D. Rau ngót có tính mát nên khi ăn vào sẽ giúp hạn chế tình trạng nóng nực, đổ mồ hôi gây ngứa ngáy, nổi mụn ở trẻ. Cha mẹ có thể chữa đổ mồ hôi trộm cho trẻ bằng cách cho trẻ ăn canh rau ngót, loại rau này cũng tạo cảm giác ăn ngon, kích thích trẻ ăn nhiều hơn.
  • Tác dụng cải thiện sữa mẹ: Rau ngót có chứa nhiều chất dinh dưỡng quan trọng như đạm, sắt, canxi, vitamin A, B, C nên có ích cho phụ nữ mới sinh, bổ sung dinh dưỡng cho sữa mẹ. Rau ngót còn làm tăng lượng sữa cho các mẹ bỉm, điều này là nhờ sự có mặt của hợp chất Sterols trong rau ngót có tác dụng gần giống như estrogen trong cơ thể phụ nữ. Tại Indonesia, rau ngót còn được sử dụng để truyền dịch và cải thiện sữa mẹ, giúp sữa mẹ dồi dào hơn.
  • Điều trị tưa lưỡi: Rau ngót có khả năng diệt khuẩn, cải thiện tình trạng viêm nhiễm, lở loét, phục hồi các vết thương. Sử dụng nước lá rau ngót để tưa lưỡi giúp là sạch các mảng bám trên lưỡi của bé một cách hiệu quả. Tưa lưỡi băng rau ngót lành tính và rất đơn giản nên các mẹ có thể áp dụng cho trẻ, kể cả trẻ sở sinh.
  • Tác dụng điều trị nám da: Các thành phần có chứa trong rau ngót như Vitamin A, B, C có tác dụng ức chế sự hình thành các hắc tố melamin trên da, từ đó hạn chế tình trạng da thâm sạm, phòng ngừa nám da hiệu quả. Bạn có thể trị nám da mặt bằng cách uống nước cốt rau ngót hoặc giã nát rau ngót với một chút gừng rồi đắp lên mặt trong khoảng 20-30 phút rồi rửa sạch. Ban đầu bạn thực hiện đều đặn 2 lần/tuần, sau đó giảm xuống 1 lần/tuần sau khi đã thấy có hiệu quả.
  • Giảm huyết áp: Rau ngót có chứa hợp chất papaverin, có tác dụng làm giãn mạch, phòng ngừa tình trạng co thắt cơ trơn, từ đó giúp hạn chế tình trạng huyết áp cao. Do đó, những người bị xơ vữa động mạch, người bị mỡ máu cao, tai biến mạch máu não có thể sử dụng rau ngót để cải thiện tình trạng bệnh nhé.

2. Thành phần dinh dưỡng có trong rau ngọt

Rau ngót có chứa nhiều protein, vi chất dinh dưỡng với hàm lượng rất cao như sắt, canxi, vitamin A,C… và chất xơ. Vì giá trị các chất dinh dưỡng có trong rau ngót mà các lứa tuổi dùng rất tốt cho sức khỏe, đặc biệt là giúp phụ nữ sau khi sinh chữa chứng táo bón và loại bỏ dịch bẩn ra tử cung. Để hiểu rõ hơn về rau ngót, bạn có thể tham khảo bảng thành phần dưới đây:

 THÀNH PHẦN DINH DƯỠNG CÓ 100G RAU NGÓT

Thành phầnGiá trị
Canxi169mg
Sắt2,7mg
Magie123mg
Mangan2.400mg
Phospho65 mg
Kali457mg
Natri25mg
Kẽm0,94mg
Đồng190µg
Năng lượng35 kcal
Protein5,3g
Glucid3,4 g
Celluloza2,5g
Vitamin C185mg
Vitamin A6.650µg
Protit5.3%
Lysin0.16g
Metionin0.13g
Tryptophan0.05g
Phenylalanin0.25g
Treonin0.34g
valin0.017g
Leuxin0.24g
Izoleuxin0.17g

3. Tiểu đường có ăn được rau ngót không?

Lợi ích tuyệt vời của rau ngót với sức khỏe

Tiểu đường có ăn được rau ngót không?

Vậy tiểu đường có ăn được rau ngót không? Câu trả lời là có. Rau ngót rất tốt cho bệnh nhân tiểu đường nhờ chứa một hàm lượng chất xơ lớn, chất xơ này giúp hạn chế sự hấp thụ glucose tại niêm mạc ruột, giúp đường máu không tăng cao.

Trong thành phần của rau ngót còn chứa hợp chất có tác dụng giống như hormon Insulin trong cơ thể người, giúp kiểm soát và ổn định đường huyết. Rau ngót còn có tác dụng làm giảm huyết áp, phòng ngừa những biến chứng tim mạch do tiểu đường gây ra.

4. Lưu ý khi sử dụng cây rau ngót chữa bệnh

Rau ngót mặc dù rất tốt, có nhiều công dụng đối với sức khỏe nhưng  cũng gây hại nếu sử dụng không đúng cách. Để đảm bảo an toàn, bạn nên lưu ý một số vấn đề dưới đây khi dùng rau ngót làm món ăn hoặc thuốc chữa bệnh:

  • Nên ăn rau ngót khi đã được nấu chín sẽ tốt hơn.
  • Sử dụng rau ngót với một lượng lớn có thể gây tổn thương phổi.
  • Sử dụng rau ngót trong một thời gian dài có thể gây nên một số tác dụng không mong muốn như: chán ăn, khó thở, mất ngủ…
  • Không dùng rau ngót cho phụ nữ mang thai vì rau ngót có thể gây co bóp cơ trơn tử cung dẫn đến sảy thai. Do đó, không sử dụng rau ngót cho những phụ nữ thai yếu, có tiền sử dinh non.

5. Những loại rau tốt cho người bệnh tiểu đường

Những loại rau tốt cho người bệnh tiểu đườngNhững loại rau tốt cho người bệnh tiểu đường

Không chỉ rau ngót mà đa phần các loại rau xanh đều rất tốt cho người tiểu đường. Trong thực đơn hằng ngày, bạn có thể sử dụng các loại rau dưới đây để phòng ngừa tình trạng đường huyết tăng cao, cung cấp đủ dưỡng chất, tăng cường miễn dịch cho cơ thể nhé:

  • Bông cải xanh: Hàm lượng sulforaphane có chứa trong bông cải xanh có tác dụng kiểm soát đường huyết gần giống như hormon Insulin trong cơ thể người. Bông cải xanh còn tạo cảm giác no lâu, hạn chế sự thèm ăn nên giúp kiểm soát cân nặng ở bệnh nhân tiểu đường.
  • Cải bó xôi: Hay còn gọi là rau chân vịt có chứa nhiều folate, chất xơ, vitamin A, B, C, E, đây là những vi chất rất tốt đối với tình trạng cơ thể của người bệnh tiểu đường. Ăn cải bó xôi giúp làm chậm quá trình tiêu hóa đường bột, hạn chế tình trạng đường huyết tăng cao. Cải bó xôi còn có nhiều lợi ích khác như: hạ huyết áp, nhuận tràng, chống táo bón, kích thích tiêu.
  • Cải bắp: Bắp cải giúp duy trì chức năng và hoạt động của tuyến tụy, đảm bảo khả năng sản sinh ra hormon Insulin để kiểm soát và cân bằng đường huyết. Bên cạnh đó, chất xơ trong bắp cải có tác dụng làm chậm sự tiêu hóa đường, hạn chế tình trạng hấp thu đường vào máu tại niêm mạc ruột, không làm cho đường huyết tăng đột ngột.
  • Cải xoong: Cải xoong chứa nhiều sắt, iot cùng nhiều dưỡng chất cần thiết cho cơ thể. Loại rau này còn có tác dụng chống oxy hóa, tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể. Ăn cải xoong mỗi ngày giúp ổn định đường huyết, có lợi cho sức khỏe người bệnh tiểu đường.
  • Rau dền: Rau dền mát, chứa một lượng lớn chất xơ và magie nên giúp hạn chế niêm mạc ruột hấp thu đường vào máu. Đặc biệt, với những bệnh nhân bị tiểu đường Tuýp 2, ăn rau đền đều đặn mỗi ngày sẽ giúp đường huyết ổn định.
  • Măng tây: Măng tây giúp kiểm soát đường huyết. Bên cạnh đó, hàm lượng thành phần glutathion có trong măng tây có tác dụng kích thích khả năng sản xuất Insulin của cơ thể.

Trên đây là những giải đáp cho thắc mắc tiểu đường có ăn được rau ngót không. Nhìn chung rau ngót tốt cho người tiểu đường, giúp cân bằng đường huyết và cung cấp nhiều dưỡng chất cho cơ thể, tăng cường đề kháng. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn, bạn nên ăn rau ngót với lượng vừa phải và nên tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn kĩ hơn nhé.

Mời đánh giá

NHẬN TƯ VẤN TỪ SHOP NHẬT BẢN




    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *