Ngô là món ăn ngon và có giá trị dinh dưỡng cao. Thế nhưng, chế độ ăn của người tiểu đường lại phải kiêng khem nhiều thứ, do đó có rất nhiều người thắc mắc không biết tiểu đường có ăn được ngô luộc không?. Để có câu trả lời chính xác, bạn có thể theo dõi bài viết dưới đây của Shop Nhật Bản.
1. Tiểu đường có ăn được ngô luộc không?
Do ngô chứa nhiều tinh bột nên rất nhiều người băn khoăn về việc tiểu đường có ăn được ngô luộc không? Theo các bác sĩ và các chuyên gia y tế, ngô có chỉ số đường huyết GI là 69, cao hơn mức bình thường là 56-69, do đó nếu ăn riêng mình ngô mà không lẫn các thực phẩm khác sẽ dễ khiến cho đường huyết tăng cao.
Mặc dù chỉ số đường huyết GI ở mức cao nhưng điều đó không có nghĩa là người bệnh tiểu đường không thể ăn được ngô luộc. Theo giải thích từ các chuyên gia, người bệnh tiểu đường vẫn có thể ăn được ngô nhưng phải ăn với một lượng ít và ăn kèm với những thực phẩm khác. Điều này được lý giải như sau:
- Ngô chứa ít chất béo và ít muối nên rất phù hợp với chế độ ăn uống của người bệnh tiểu đường.
- Trong thành phần của ngô có chứa nhiều chất xơ, có tác dụng làm chậm quá trình hấp thu Glucose vào máu tại niêm mạc ruột, hạn chế tình trạng đường huyết tăng cao.
- Ngô chứa cả hai loại chất xơ hòa tan và không hòa tan, các chất xơ này giúp tăng cường lưu thông máu, hạn chế tình trạng tăng cholesterol trong máu, bảo vệ sức khỏe tim mạch một cách tốt nhất.
- Ngô cũng giống như nhiều loại ngũ cốc nguyên hạt khác có tác dụng tạo cảm giác no lâu, hạn chế tình trạng thèm ăn, đói ăn dẫn đến việc cân nặng tăng cao, hạn chế những ảnh hưởng có hại đến người bệnh tiểu đường.
Ngoài những tác dụng nêu trên, ngô còn mang đến nhiều lợi ích sức cho sức khỏe dưới đây:
- Ngô có lợi cho sức khỏe. Trong thành phần của ngô chứa nhiều chất chống oxy hóa, có tác dụng hạn chế các triệu chứng khó chịu của bệnh tiểu đường cũng như ngăn chặn sự hình thành và phát triển các tế bào ung thư do các gốc tự do gây nên.
- Ngô có tác dụng trong việc hạn chế tình trạng thoái hóa điểm vàng và đục thủy tinh thể – đây là những biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường. Tác dụng này của ngô là nhờ hàm lượng carotenoid và folate có chứa trong ngô.
2. Những lưu ý khi bị tiểu đường ăn ngô
Mặc dù người bệnh tiểu đường có thể ăn ngô nhưng cần ăn theo sự hướng dẫn của bác sĩ. Dù chứa nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe nhưng ngô vẫn thuộc nhóm thực phẩm chứa nhiều đường bột, nếu ăn quá nhiều có thể làm mất cân bằng đường huyết, khiến đường huyết tăng cao. Để hạn chế những tình trạng vừa nêu trên, người bệnh tiểu đường khi ăn ngô cần lưu ý một số điều dưới đây:
- Ăn với lượng ngô phù hợp: Theo Hiệp hội tiểu đường Mỹ, lượng carbohydrate mỗi bữa ăn của người tiểu đường trong khoảng từ 45-60g. Trong khi đó, ½ bát ngô nấu chín hoặc ½ bắp ngô luộc có chứa khoảng 15g carbohydrate. Do đó, nếu bạn ăn hết lượng ngô đó thì phải cân đối số thực phẩm chứa carboydrate còn lại, làm sao để cả ngô và những thực phẩm đó không vượt quá ngưỡng 60g carbohydrate mỗi bữa.
- Nên ăn ngô tươi, ngô luộc: Ngô tươi, ngô luộc chứa một hàm lượng ngô đã được chế biến sẵn, giúp đường huyết không bị tăng cao.
- Không nên ăn ngô khi đã được chế biến sẵn như: sữa ngô, siro ngô, bỏng ngô… nguyên nhân là do lúc này lượng đường của ngô tăng cao hơn so với ngô tươi, ngô luộc nên sẽ ảnh hưởng đến đường huyết.
- Không nên ăn riêng mình ngô mà nên ăn kết hợp với nhiều loại thức ăn khác như ngũ cốc, rau củ quả, các thực phẩm ít béo, đây là những thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp. Cách ăn này giúp hạn chế tình trạng cơ thể hấp thu quá nhiều carbohydrate từ ngô, giúp kiểm soát đường huyết hiệu quả.
3. Nguyên tắc dinh dưỡng cho người bệnh tiểu đường
Trong chế độ ăn của người tiểu đường, để tránh đường huyết tăng cao và giúp kiểm soát đường huyết hiệu quả, người bệnh cần ghi nhớ một số nguyên tắc dưới đây:
- Hạn chế ăn vặt, đồ ăn nhanh, không nên ăn đêm để giữ đường huyết được ổn định.
- Hạn chế lượng muối trong mỗi bữa ăn càng ít càng tốt. Muối có thể làm tăng nguy cơ biến chứng tiểu đường ở thận và tim mạch.
- Hạn chế các loại đồ ăn ngọt, có chứa nhiều đường, đồ uống có ga, đồ ăn nhanh vì những loại này có thể làm đường huyết tăng rất nhanh.
- Hạn chế ăn những loại thực phẩm có chứa nhiều cholesterol, chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa. Những thức ăn này làm tăng cholesterol trong máu, dẫn đến nguy cơ xơ cứng động mạch, từ đó gây ra những biến chứng tim mạch nguy hiểm, thậm chí có thể gây tử vong.
- Ăn nhiều rau củ quả vì những loại thực phẩm này có chỉ số đường huyết GI thấp, góp phần hạn chế tình trạng đường huyết tăng cao.
- Mỗi ngày nên chia bữa ăn thành nhiều bữa, khoảng 4 bữa/ngày là vừa. Việc này nhằm giúp cho đường huyết không bị tăng cao quá mức ngay sau khi ăn vì lượng thức ăn ít, không ảnh hưởng nhiều đến đường huyết.
- Không được bỏ bữa sáng vì theo nghiên cứu, những người ăn bữa sáng đều đặn có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thấp hơn những người thường xuyên bỏ bữa sáng. Tuy nhiên, bữa sáng chỉ nên ăn nhẹ, hạn chế những thực phẩm có chứa nhiều dầu mỡ và giàu carbohydrate.
- Khám sức khỏe định kỳ để theo dõi, phát hiện sớm những bất thường của cơ thể, từ đó bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên tốt nhất cho bạn.
- Chế độ ăn uống khoa học cần kết hợp với vận động, rèn luyện thân thể mỗi ngày để tăng cường sức khỏe, tăng đề kháng và miễn dịch.
- Nên tăng cường ăn những loại thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp, GI dưới 55 đồng thời hạn chế những thực phẩm có chỉ số đường huyết cao, GI trên 70.
Mỗi bữa ăn nên ăn đủ 4 nhóm thực phẩm dưới đây để đáp ứng nhu cầu của cơ thể:
- Nhóm rau, quả: Rau, quả giúp cung cấp chất xơ, vitamin và acid amin, chất khoáng cho cơ thể.
- Nhóm thức ăn giàu đường bột: Gạo tẻ, gạo nếp, gạo lứt, khoai lang…tuy nhiên cần ăn với lượng vừa phải, không ăn quá nhiều. Hạn chế ăn khoai lang, bánh mì, bánh nọt, miến dong… vì những thức ăn này dễ làm đường huyết tăng cao.
- Nhóm thức ăn giàu đạm (protein): Nhóm thức ăn này giúp cung cấp chất đạm, phốt pho, sắt và vitamin cho cơ thể. Bạn có thể ăn một số loại thực phẩm như: thịt, trứng, sữa, cá, đậu đỗ. Với những người thừa cân, béo phì thì chỉ nên ăn thịt nạc, hạn chế thịt mỡ.
- Nhóm thức ăn chứa chất béo: Chất béo cung cấp năng lượng cho cơ thể và tăng hấp thu các loại vitamin tan trong dầu. Bạn có thể ăn các loại dầu thực vật như dầu đậu nành, dầu vừng, dầu oliu vì những loại dầu này chứa nhiều axit béo không no. Hạn chế ăn mỡ từ động vật, nội tạng động vật, bơ vì những loại mỡ này có thể làm tăng cholesterol trong máu, làm tăng nguy cơ xảy ra biến chứng tim mạch.
Trên đây là những giải đáp cho thắc mắc tiểu đường có ăn được ngô luộc không. Bên cạnh đó, bài viết còn giúp bạn biết làm thế nào để ăn ngô đúng cách, chế độ ăn uống hằng ngày như thế nào là hợp lý. Chúc bạn thật nhiều sức khỏe!