Người bị tiểu đường cần kiêng khem nhiều thứ khi ăn uống, đó là lý do vì sao nhiều người bệnh đắn đo về việc tiểu đường ăn dưa hấu được không, nếu ăn thì hàm lượng như thế nào là hợp lý…? Tất cả các thắc mắc sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây.
Xem thêm:
1. Tiểu đường ăn dưa hấu được không?
Tiểu đường ăn dưa hấu được không?
Không ít bệnh nhân khi mắc bệnh tiểu đường đều có chung thắc mắc tiểu đường ăn dưa hấu được không. Nguyên nhân là bởi dưa hấu có tính mát, là loại trái cây ngon, được nhiều người ưa chuộng.
Theo các bác sĩ, người mắc bệnh tiểu đường nên ăn càng ít càng tốt hoặc tránh hẳn việc sử dụng dưa hấu. Dưới đây là những lý do khiến bạn nên hạn chế ăn loại quả này khi bị tiểu đường:
– Dưa hấu có chỉ số đường huyết cao (chỉ số 72), bất cứ thực phẩm nào có chỉ số từ 70 trở đi được coi là cao. Vì chỉ số này mà những người bị bệnh tiểu đường nên cân nhắc cẩn thận khi quyết định ăn dưa hấu.
– Một miếng dưa hấu nhỏ tương đương với một bữa ăn nhẹ, một lượng cacbohydrate (đường, tinh bột, chất xơ) sẽ được nạp vào trong cơ thể, điều này có thể ảnh hưởng đến chỉ số đường huyết của người bệnh.
– Một cốc nước ép dưa hấu tương đương với 14g cacbohydrate (Carb). Trong khi đó, mỗi bệnh nhân tiểu đường chỉ được dung nạp 40-60g carb/bữa ăn. Nếu bạn vẫn muốn ăn dưa hấu, vậy thì nên giảm carb trong các bữa tiếp theo bằng cách ăn các thức ăn có chỉ số đường huyết thấp.
2. Lưu ý ăn dưa hấu khi bị bệnh tiểu đường
Ăn dưa hấu khi bị tiểu đường
Mặc dù biết rõ đáp án câu hỏi “tiểu đường có ăn dưa hấu được không” là “không” và nên hạn chế ăn loại quả này, thế nhưng nếu bạn vẫn muốn ăn thì vẫn có thể, điều quan trọng là cần ăn đúng cách để kiểm soát lượng đường huyết. Lưu ý cách ăn dưa hấu dưới đây:
Nên ăn cả miếng dưa hấu: Thay vì ép nước uống, bạn nên ăn dưa nhằm giúp lượng đường hấp thu từ từ vào trong máu, ngăn chặn tình trạng đường huyết tăng đột biến. Chất xơ có trong dưa hấu sẽ rất có ích cho người tiểu đường nếu ép nước sẽ không giữ lại được.
Chỉ nên ăn dưa hấu vào bữa phụ: Ăn dưa vào bữa phụ với một lượng nhỏ sau bữa ăn chính khoảng 2 giờ, điều này nhằm tránh cho đường huyết tăng đột ngột.
Tần suất ăn phù hợp: Mỗi lần chỉ nên ăn 1 miếng dưa khoảng 200gr. Không nên ăn quá 500g/ngày và nên chia thành 2-3 lần ăn trong ngày, không ăn nhiều trong cùng một lúc.
Kết hợp với chất béo hoặc chất đạm lành mạnh: Đơn giản nhất là dưa hấu kết hợp với các loại hạt. Sự kết hợp này có ác dụng giảm tác động của dưa hấu lên lượng đường huyết trong cơ thể.
3. Những lợi ích của dưa hấu có thể bạn chưa biết
Những lợi ích của dưa hấu
Không hề bất ngờ khi những người mắc tiểu đường lại băn khoăn tiểu đường có ăn dưa hấu được không. Đây là loại quả có vị ngon, ngọt và mát nên rất hấp dân. Ngoài ra, trong dưa hấu có nhiều lợi ích cho con người như: Dưa hấu chứa nhiều vitamin và khoáng chất rất tốt cho cơ thể, mang lại nhiều ích lợi như:
Vitamin A: Giúp tim và thận, phổi hoạt động bình thường, có ích cho thị giác. Mỗi một miếng dưa hấu 280gr cung cấp cho cơ thể khoảng 31% lượng vitamin cần thiết mỗi ngày.
Vitamin C: Là chất chống oxy hóa, chống lại sự suy hóa của các tế bào, thúc đẩy quá hệ miễn dịch, ngăn chặn cảm lạnh, nhiễm trùng và đặc biệt là ung thư. Một miếng dưa hấu 280gr cung cấp 37% lượng vitamin C cần thiết cho cơ thể mỗi ngày.
Chất xơ: Dưa hấu trong chất xơ giúp cho hệ tiêu hóa khỏe mạnh, hoạt động tốt, giúp thải độc hiệu quả.
Nước: Nước giúp duy trì hoạt động bình thường của cơ thể, giúp giải khát. Bên cạnh đó, nước còn giúp hạn chế tình trạng khô sạm của da, giúp da mềm mịn hơn do đủ nước, đủ độ ẩm.
Các khoáng chất như kali, maige: Có tác dụng cải thiện lưu thông máu, hỗ trợ chức năng cho thận. Một miếng dưa hấu 280gr chứa khoảng 170mg canxi nên rất có ích cho cơ thể.
Axit amin có tên citrulline: Có tác dụng ngăn chặn huyết áp cao, giúp cho cơ thể khỏe mạnh và chống lại đột quy – nguyên nhân gây tử vong hàng đầu.
4. Trái cây người tiểu đường không nên ăn và nên ăn
Tiểu đường nên ăn hoa quả gì?
Để giúp ổn định đường huyết và kiểm soát bệnh tiểu đường một cách hiệu quả, bạn nên có một chế độ ăn lành mạnh, trong đó bao gồm việc ăn trái cây như thế nào. Bạn nên nắm rõ những loại quả nào nên ăn và không nên ăn trong danh sách dưới đây:
TRÁI CÂY NGƯỜI TIỂU ĐƯỜNG KHÔNG NÊN ĂN
Khi lựa chọn trái cây cho người tiểu đường, không nên chọn các loại quả có chỉ số đường cao (GI trên 70) vì chúng sẽ làm lượng đường huyết tăng đột ngột, ảnh hưởng xấu đến cơ thể. Có thể kể đến một số loại trái cây nên tránh như:
Sầu riêng, mít: Đây là hai loại quả có chứa nhiều đường, lượng đường đó tương đương với lượng đường có trong 1 lon coca hoặc một bát cơm trắng
Quả dứa chín: Lượng đường trong dứa chín rất cao, tuy nhiên loại quả này lại rất giàu vitamin và các nguyên tố vi lượng, do đó, người tiểu đường vẫn có thể ăn một lượng nhỏ và kết hợp với các loại thức ăn có chỉ số GI thấp.
Quả xoài chín: Lượng đường trong xoài chín rất cao nên có thể khiến đường huyết tăng đột ngột.
Chuối chín: Chuối chín chứa nhiều đường, nhất là chuối chín kĩ, bởi vậy người bị tiểu đường cần hạn chế ăn loại quả này.
Nhãn, vải thiều: Hai loại quả này có hàm lượng đường cao, trong khi đó lại chứa rất ít chất xơ. Bởi vậy, nên hạn chế ăn nhãn và vải thiều, nếu ăn thì chỉ ăn 2-3 quả vào bữa phụ, cách xa bữa ăn chính để tránh làm đường huyết tăng cao.
TRÁI CÂY NGƯỜI TIỂU ĐƯỜNG NÊN ĂN
Theo nguyên tắc chung trong chế độ ăn của người tiểu đường, nên ăn những loại trái cây có chỉ số đường thấp (GI). Tức là bạn nên chọn những loại trái cây có chỉ số GI từ 0 – 69, trong đó có thể kể đến như:
Các loại trái cây có chỉ số GI dưới 55: Táo, chuối, bơ, anh đào, nho, bưởi, kiwi, mận, lê, đào, dâu tây….
Các loại trái cây có GI trung bình, chỉ số từ 55 – 69: Sung, đu đủ, dứa
Nhiều loại trái cây có giá trị dinh dưỡng tuyệt vời mà lại không ảnh hưởng đến đường huyết được khuyên sử dụng như:
Nho, dâu tây, dâu đen, mâm xôi, việt quất: Chứa nhiều chất xơ và các khoáng chất như kali, mangan, folate, magie, vitamin C, chất chống oxy hóa…Bên cạnh đó, các loại quả này còn giúp kiểm soát đường huyết, hạ huyết áp, giảm mỡ máu.
Cam, quýt và bưởi: Các loại quả này chứa ít đường mà lại chứa nhiều vitamin rất tốt cho cơ thể.
Oliu, bơ: Là hai loại quả giàu chất béo tốt, chứa nhiều chất xơ hòa tan, các vitamin A, B, E, chứa nhiều axit amin, chất chống oxy hóa và các khoáng chất như: kali, magie, sắt, canxi, kẽm…
Ổi, lê, táo, đào: Hàm lượng chất xơ trong các loại trái cây này khá cao, bên cạnh đó chúng còn chứa nhiều vitamin C, A, và chứa nhiều kali rất tốt cho cơ thể.
Hi vọng những thông tin mà bài viết đưa ra đã giải đáp được thắc mắc của bạn về tiểu đường ăn dưa hấu được không. Mong rằng bạn sẽ có một chế độ dinh dưỡng hợp lý để kiểm soát lượng đường huyết và giúp tình trạng bệnh được ổn định.
NHẬN TƯ VẤN TỪ SHOP NHẬT BẢN