Ăn gì để tăng độ nhạy insulin, giảm tình trạng kháng insulin? Tham khảo các loại thực phẩm giúp phục hồi tình trạng kháng insulin dưới đây để có thể giúp bạn kiểm soát lượng đường, giúp bệnh tiểu đường thuyên giảm, phòng ngừa biến chứng tiểu đường.

1. Kháng insulin là gì?

Kháng insulin là gì?
Kháng insulin là gì?

Insulin là một hormone sản xuất bởi tuyến tụy, nhiệm vụ điều chỉnh mức đường glucose trong máu. Insulin đóng vai trò quan trọng trong việc giúp tế bào trong cơ thể tiếp nhận đường glucose từ máu để sử dụng làm năng lượng.

Nếu các tế bào không phản ứng đúng với insulin khiến mức đường trong máu tăng cao chính là tình trạng kháng insulin.

Như vậy, kháng insulin là tình trạng mà cơ thể không thể phản ứng đúng với insulin, làm lượng đường glucose từ máu vào tế bào chuyển hóa thành năng lượng không hiệu quả. Điều này chính là nguyên nhân gây ra tình trạng tăng đường huyết, có thể gây ra các vấn đề về sức khỏe như tiểu đường type 2, tăng cân, bệnh tim mạch và nhiều vấn đề sức khỏe liên quan khác.

Triệu chứng nhận biết của tình trạng kháng insulin thường không rõ ràng ở giai đoạn đầu, có thể xuất hiện một cách chậm rãi. Do đó, để phòng ngừa và điều trị tình trạng kháng insulin, cần thay đổi lối sống, lựa chọn thực phẩm giúp phục hồi tình trạng kháng insulin kết hợp với sử dụng thuốc điều trị.

2. Điều trị kháng insulin như thế nào?

Điều trị kháng insulin như thế nào?
Điều trị kháng insulin như thế nào?

Có nhiều nguyên nhân khiến bạn gặp phải tình trạng kháng insulin, bất cứ ai cũng đều có thể gặp tình trạng này. Điều trị tình trạng kháng insulin, người bệnh cần được sử dụng các loại thuốc tăng sự nhạy cảm với insulin, thúc đẩy quá trình chuyển hóa glucose và duy trì số lượng tế bào beta tụy.

Khi bạn nhận thấy cơ thể có những triệu chứng, thay đổi như tăng cân béo phì không kiểm soát, mệt mỏi không có năng lượng, tăng đường huyết, thèm thức ăn ngọt, giảm khả năng tập trung, vết thương không lành,… thì có thể cơ thể đã xuất hiện tình trạng kháng insulin.

Để chẩn đoán và điều trị đúng tình trạng kháng insulin, tiểu đường tuýp 2, đầu tiên, người bệnh cần được xét nghiệm máu và đo chỉ số HbA1C. Nếu kết quả xét nghiệm:

  • HbA1C<5,6% được xem là bình thường.
  • HbA1C trong khoảng 5,7%-6,4%: tình trạng tiền tiểu đường
  • HbA1C>6,5% trở lên: có dấu hiệu bị bệnh tiểu đường do kháng insulin

Dưới đây là gợi ý về biện pháp điều trị kháng insulin có thể áp dụng:

  • Sử dụng thuốc điều trị

Trường hợp bạn phải dùng thuốc để điều trị tình trạng kháng insulin, cần tuân thủ đúng theo hướng dẫn của bác sĩ. Bởi mỗi bệnh nhân có thể trạng khác nhau, cân nặng và tình trạng bệnh khác nhau sẽ có phác đồ điều trị cụ thể:

    • Thuốc kích thích tăng sản xuất insulin từ tuyến tụy.
    • Thuốc tăng cường phản ứng với insulin như thiazolidinedione, giúp tăng cường cải thiện phản ứng của tế bào với insulin.
    • Thuốc giảm đường huyết: Một số loại thuốc giảm đường huyết như metformin có thể được sử dụng để kiểm soát mức đường huyết và cải thiện phản ứng insulin.
    • Người bệnh cũng có thể sử dụng insulin nếu tiến triển của bệnh không kiểm soát được bằng thuốc. Lúc này, bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ về việc sử dụng insulin để kiểm soát đường huyết.
  • Thay đổi lối sống, sinh hoạt

Kiểm soát các yếu tố nguy cơ như béo phì, tăng lipid máu, huyết áp rất quan trọng với người bệnh tiểu đường. Tăng cường hoạt động thể lực, tập luyện cũng có vai trò giảm đề kháng insulin và triệu chứng bệnh tiểu đường.

Một trong những cách để cải thiện tình trạng bệnh như:

    • Thay đổi chế độ ăn uống lành mạnh và khoa học hơn. Bác sĩ khuyến cáo, người bệnh tiểu đường nên tập trung nhiều hơn vào các thực phẩm giúp phục hồi tình trạng kháng insulin, tăng cường chất xơ, ăn nhiều rau xanh, ngũ cốc nguyên hạt, các loại hạt dinh dưỡng và các nguồn cung cấp protein tốt.
    • Nên uống nước lọc thay vì nước trái cây hay các loại nước ngọt.
    • Kiểm soát cân nặng, giảm cân đúng nguyên tắc để cải thiện phản ứng insulin, giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2. Không nên để cơ thể tăng cân quá mức trong một thời gian ngắn.
    • Duy trì thói quen tập thể dục thể thao đều đặn và thường xuyên: Người bệnh tiểu đường nên tập luyện ít nhất 150 phút mỗi tuần, tương đương 20-30 phút mỗi ngày để cải thiện phản ứng insulin, kiểm soát đường huyết.
  • Theo dõi và chăm sóc sức khỏe tổng quát

Theo dõi đường huyết, huyết áp, kiểm tra sức khỏe định kỳ là điều vô cùng quan trọng với người bệnh tiểu đường. Các xét nghiệm quan trọng như:

  • Xét nghiệm glucose (đo nồng độ đường trong máu) ít nhất 1 lần/ tuần
  • Xét nghiệm HbA1C (đo mức đường huyết) trung bình trong 3 tháng.
  • Bộ chỉ số mỡ máu 4 thành phần: Cholesterol, Triglycerid, LDL – C, HDL – C. Mỡ máu cao cũng sẽ làm tăng nguy cơ gây đau tim, đột quỵ
  • Huyết áp: (đo áp lực của mạch máu lên thành mạch). 

Ngoài 4 chỉ số trên, người bệnh tiểu đường khi khám sức khỏe định kỳ, bác sĩ có thể chỉ định làm thêm các xét nghiệm về chức năng gan, thận, tim mạch, thị giác, siêu âm, chụp phim… để chẩn đoán sớm các biến chứng của đái tháo đường.

3. Thực phẩm giúp hỗ trợ phục hồi tình trạng kháng Insulin

Thực phẩm giúp hỗ trợ phục hồi tình trạng kháng Insulin
Thực phẩm giúp hỗ trợ phục hồi tình trạng kháng Insulin

Khi cơ thể kháng insulin, nghĩa là cơ thể cần lượng insulin nhiều hơn để các tế bào cơ, mỡ, gan có thể hấp thụ glucose. Theo chuyên gia dinh dưỡng Rahaf Al Bochi, phát ngôn viên của Viện Dinh dưỡng và Ăn kiêng Mỹ, giải thích: “Chế độ ăn kháng insulin là một kế hoạch ăn uống hỗ trợ cân bằng lượng đường huyết trong cơ thể”,

Nhóm thực phẩm giúp phục hồi tình trạng kháng insulin cần có là nhóm rau quả không chứa tinh bột (bông cải xanh, bắp cải mini, cà rốt, đậu Hà Lan, cà chua, ớt). Thực phẩm chứa đạm (thịt nạc, cá, phô mai);Thực phẩm chứa chất béo không bão hòa đơn (quả bơ, dầu oliu, đậu phộng, một số loại hạt),…. Bạn có thể tham khảo 6 loại thực phẩm chống lại tình trạng kháng insulin điển hình sau:

3.1. Củ cúc vu

Củ cúc vu
Củ cúc vu

Cây cúc vu là một giống thực vật sinh trưởng ở khu vực ôn đới, được trồng tại nhiều quốc gia, phổ biến nhất là Nhật Bản. Củ của cây Cúc vu có thể duy trì chức năng của tế bào, kiểm soát quá trình viêm và duy trì độ nhạy của insulin. Chất Inulin cô đặc từ củ Cúc vu Nhật Bản khi qua dạ dày làm chậm tốc độ hấp thu đường và carbohydrate, ngăn chặn sự gia tăng đột ngột đường huyết sau khi ăn.

Inulin vào được tế bào và tham gia chuyển hóa tạo năng lượng cho cơ thể người thay thế cho đường glucose mà không cần đến vai trò của Insulin. Từ đó làm giảm gánh nặng của tuyến tụy và cơ thể, giúp bệnh tiểu đường thuyên giảm.

Ngày nay, chiết xuất củ cúc vu được nghiên cứu và ứng dụng vào y học rộng rãi, tạo nên thành phần với công dụng vượt trội của viên tiểu đường Kikuimo Seikatsu, hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường.

Kikuimo Seikatsu với thành phần 100% hữu cơ có tác dụng hỗ trợ phòng và điều trị bệnh tiểu đường, ổn định đường huyết, cải thiện chỉ số HbA1c, phục hồi tuyến tụy, ngăn ngừa biến chứng. Nhờ áp dụng công nghệ tuyển chọn hiện đại, Cúc vu để sản xuất viên tiểu đường Kikuimo Seikatsu chứa hàm lượng inulin tự nhiên đạt độ đậm lên đến 60%.

Củ cúc vu
Viên tiểu đường Kikuimo Seikatsu,

3.2. Cùi dừa

Cùi dừa là thực phẩm có chỉ số đường huyết GI thấp, giàu chất xơ, ít carbohydrate, là nguồn cung cấp chất béo bão hòa tự nhiên tốt. Chính vì thế, nếu bạn đang tìm thực phẩm giúp phục hồi tình trạng kháng insulin hiệu quả với giá thành thấp thì không thể bỏ qua cùi dừa.

Không chỉ vậy, cùi dừa còn chứa nhiều khoáng chất quan trọng cho sức khỏe, đặc biệt là mangan và đồng. Mangan và các chất chống oxy hóa trong cùi dừa giúp giảm viêm nhiễm và tăng cường hệ thống miễn dịch bên trong cơ thể của bạn.

3.3. Quả bơ

Quả bơ
Quả bơ

Bơ chứa chất béo không bão hòa lành mạnh và lượng chất xơ cao. Một nửa quả bơ nhỏ chứa tới 4,6g chất xơ và 5,9g carbohydrate. Vì vậy, nó có thể giúp ích rất nhiều trong việc chống lại tình trạng kháng insulin, giảm đáng kể lượng đường trong máu lúc đói và mức HbA1c của cơ thể.

Nhóm nghiên cứu từ Đại học Guelph (Canada) đã phát hiện ra một phân tử chất béo trong quả bơ gọi là avocatin B hay AvoB có giá trị đặc biệt đối với tiểu đường type 2.

AvoB giúp tăng cường sự nhạy cảm với insulin, tác động đến nguyên nhân gốc rễ, giúp cơ thể xử lý đường hiệu quả trở lại bằng cách giúp quá trình oxy hóa các axit béo trong tế bào được thực hiện đầy đủ trở lại.

Với những người gặp tình trạng kháng insulin do béo phì, chỉ cần bạn giảm cân một chút cũng có thể giúp tăng độ nhạy insulin, đồng thời giảm nguy cơ mắc các biến chứng nghiêm trọng của đái tháo đường tuýp 2 gây ra.

3.4. Hạnh nhân

Hạnh nhân
Hạnh nhân

Hạnh nhân có chỉ số GL=1,9, là thực phẩm bổ dưỡng cho những người mắc bệnh đái tháo đường. Cứ 28,3g hạnh nhân không ướp muối chứa 172 calo, 5,76g protein, 15,3g chất béo và 5,78g carbs.

TS. BS Đỗ Thu Huyền (Bệnh viện Nội tiết) cho biết, hạt hạnh nhân là nguồn cung cấp chất béo không bão hòa tuyệt vời, có thể giúp giảm cholesterol LDL và tăng HDL hay mức cholesterol tốt.

Hạnh nhân cũng chứa lượng chất xơ dồi dào – một chất dinh dưỡng quan trọng đối với những người mắc bệnh đái tháo đường vì nó có thể cải thiện lượng đường trong máu bằng cách làm chậm tốc độ hấp thụ đường.

3.5. Đậu nành

Đậu nành
Đậu nành

Hai thành phần chính của đậu nành là protein và isoflavone. Hợp chất isoflavone rất giàu trong đậu nành có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường và bệnh tim. 

Quan trọng hơn, khi người bệnh tiểu đường tiêu thụ thực phẩm làm từ đậu nành có thể giúp làm giảm lượng đường trong máu và cải thiện khả năng dung nạp glucose ở những người đã được chẩn đoán mắc bệnh đái tháo đường.

Các món ăn từ đậu phụ có vị thơm ngon, béo ngậy nhưng rất giàu protein và chất xơ giúp người bệnh no lâu hơn và cắt giảm được lượng thức ăn tiêu thụ vào cơ thể, giúp ổn định đường huyết và duy trì cân nặng hiệu quả.

3.6. Sữa chua hạt chia

Sữa chua hạt chia
Sữa chua hạt chia

Sữa chua chứa men vi sinh liên quan đến việc hạ đường huyết. Lượng Carbohydrate trong sữa chua thường không cao và ít ảnh hưởng ảnh hưởng đến đường huyết. Sữa chua còn là nguồn cung cấp dồi dào Protein, Canxi, nhiều Vitamin và khoáng chất mà không chứa nhiều chất béo và Cholesterol.

Kết hợp sữa chua với hạt lanh giàu chất dinh dưỡng là lựa chọn thích hợp vì những loại hạt này giàu axit béo omega-3 và các hợp chất có thể giúp cải thiện độ nhạy insulin. Một trong những lợi ích khi ăn sữa chua chính là giảm mức độ kháng insulin. Thành phần Protein, Canxi, Vitamin và vi khuẩn lên men Lactose trong sữa chua có tác động trực tiếp lên chức năng bài tiết của tuyến tụy và giảm tình trạng kháng Insulin.

Hơn nữa, chỉ số đường huyết của sữa chua thuộc nhóm thấp (GI dưới 55), là thực phẩm giúp phục hồi tình trạng kháng insulin hiệu quả. Các lợi khuẩn Probiotics trong sữa chua không chỉ giúp tiêu hoá tốt hơn mà còn được chứng minh giúp làm giảm đáng kể mức HbA1c, giảm lượng đường trong máu.

Trên đây là những thông tin về tình trạng kháng insulin cũng như gợi ý một số thực phẩm chống lại tình trạng này. Ngoài việc áp dụng một chế độ ăn uống lành mạnh, chúng ta có thể cải thiện tình trạng kháng insulin bằng cách kết hợp chế độ vận động cân đối, cường độ vừa phải.

Một lối sống khoa học có thể giúp giảm dần tình trạng kháng insulin, ổn định đường huyết, giảm huyết áp cho người bệnh tiểu đường. Nếu bạn còn bất cứ băn khoăn nào về vấn đề này, có thể liên hệ với Shop Nhật Bản để được giải đáp cụ thể.

THÔNG TIN LIÊN HỆ:

Mời đánh giá

NHẬN TƯ VẤN TỪ SHOP NHẬT BẢN




    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *