Thiếu máu não ở người trẻ tuổi có thể gây nên những hậu quả nguy hiểm, ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần, thể chất của người bệnh. Vậy thiếu máu não ở người trẻ là gì, nguyên nhân do đâu, biểu hiện như thế nào, hậu quả có nghiêm trọng không, cách phòng tránh như thế nào hiệu quả?

1. Thiếu máu não ở người trẻ là bệnh gì?

Thiếu máu não ở người trẻ là bệnh gì?

Thiếu máu não ở người trẻ là bệnh gì?

Thiếu máu não ở người trẻ tuổi còn được gọi là chứng thiểu năng tuần hoàn não, là tình trạng mà lượng máu đi lên não bị thiếu hụt so với nhu cầu. Máu lên não không đủ kéo theo việc oxy và các dinh dưỡng không được cung cấp cho các tế bào thần kinh, làm cho chức năng và hoạt động của não bị ảnh hưởng, lâu dài có thể gây ra tai biến mạch máu não và các biến chứng nguy hiểm khác.

Thiếu máu não ở người trẻ thường chỉ là thoáng qua chứ không lâu dài, tình trạng này được gọi là cơn thoáng thiếu máu náo. Nguyên nhân gây ra tình trạng này là do sự rối loạn khu trú nhất thời tại não, xảy ra do các bệnh lý về mạch máu. Cơn thoáng thiếu máu não ở người trẻ đa số sẽ khỏi trong vòng 24 giờ, do đó rất nhiều người bỏ qua bệnh này, từ đó gây nên những hậu quả nghiêm trọng đối với sức khỏe.

2. Nguyên nhân gây thiếu máu não ở người trẻ tuổi

Có rất nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng thiếu máu não ở người trẻ tuổi, tuy nhiên, phổ biến nhất vẫn là các nguyên nhân xuất phát từ lối sống không khoa học, thiếu lành mạnh của mỗi người, bên cạnh đó là các nguyên nhân từ môi trường, các bệnh lý gây ra…. Các nguyên nhân cụ thể bao gồm:

  • Lối sống không khoa học: Như ăn nhiều thức ăn nhanh, thức ăn chiên xào nhiều dầu mỡ, đồ ăn đóng hộp… Lạm dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá, cà phê, ma túy, chơi điện thoại thâu đêm, làm ảnh hưởng đến giấc ngủ…Tất cả những lối sống thiếu lành mạnh này là yếu tố kích thích sản sinh ra các gốc tự do, các gốc tự do này làm tổn thương mạch máu, gây ảnh hưởng tiêu cực đến việc vận chuyển máu lên não…
  • Vấn đề ô nhiễm môi trường: Khói bụi, khí thải, CO2, ô nhiễm môi trường cùng những áp lực do căng thằng từ công việc, học tập, cuộc sống gây ra sẽ làm co thắt mạch máu thất thường, từ đó làm ảnh hưởng đến việc vận chuyển máu lên não.
  • Các bệnh lý gây thiếu máu não: Một số bệnh có thể gây nên bệnh thiếu máu não ở người trẻ tuổi như: Các bênh đốt sống cổ, bệnh tim mạch, bệnh thiếu máu, mạch máu não bị dị dạng, béo phì thừa cân, tiểu đường… Các bệnh này làm ảnh hưởng đến sự di chuyển của máu lên não, gây ra tình trạng thiếu máu não ở người trẻ.

3. Triệu chứng thiếu máu não ở người trẻ

Triệu chứng thiếu máu não ở người trẻ

Triệu chứng thiếu máu não ở người trẻ

Bệnh thiếu máu não ở người trẻ thường là thoáng qua, có thể biến mất trong vòng 24 giờ nên những dấu hiệu ban đầu này thường bị bỏ qua, từ đó dẫn đến hậu quả nghiêm trọng. Các triệu chứng  phổ biến thường gặp như sau:

  • Đau đầu thường xuyên, liên tục.
  • Chống mặt, hoa mắt, khả năng thăng bằng kém.
  • Thị giác rối loạn, thính lực cũng suy giảm.
  • Chân tay dễ bị tê, rối loạn vận động.
  • Tiền đình, buồn nôn và nôn.

4. Biến chứng nghiêm trọng do thiếu máu não

Đa phần bệnh thiếu máu não ở người trẻ thường có biểu hiện không rõ ràng và có thể qua nhanh, do đó rất nhiều người chủ quan với căn bệnh này. Sự chủ quan này khiến cho bệnh không được phát hiện kịp thời, có thể gây nên một số biến chứng dưới đây:

  • Rối loạn tính cách: Biểu hiện của chứng rối loạn tính cách có thể kể đến như: Rất dễ xúc động, hay bị kích động hay phản ứng quá mức với một số sự việc diễn ra xung quanh, không kiểm soát được hành động của mình.
  • Rối loạn giấc ngủ: Thiếu máu lên não gây ra tình trạng mất ngủ, khó đi vào giấc ngủ, trằn trọc, hay tỉnh giấc giữa đêm, hay giật mình khi ngủ….Thiếu ngủ, mất ngủ làm ảnh hưởng đến tinh thần và thể chất của người bệnh, ảnh hưởng đến cuộc sống, công việc, sinh hoạt hằng ngày.
  • Suy giảm khả năng tư duy: Tình trạng này còn gọi là sa sút trí tuệ, gây khó khăn trong việc phải suy nghĩ, giải thích, suy luận một vấn đề nào đó cần đến tư duy. Bên cạnh đó, người bệnh còn khó tập trung khi làm một việc nào đó, thậm chí còn có thể bị mất trí nhớ tạm thời.
  • Đột quỵ: Thiếu máu não có thể làm xuất hiện các cục máu đông trong mạch máu hoặc ở các mô trong não. Các cục máu đông này làm cho máu không thể vận chuyển lên não, gây ra tình trạng thiếu oxy và dinh dưỡng, các tế bào não sẽ bị chết trong vòng vài phút, tình trạng này được gọi là đột quỵ, có thể gây ra tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời. Trường hợp bệnh nhân được cấp cứu nhưng vẫn có thể để lại di chứng như: mất khả năng giao tiếp, đi lại, mất nhận thức…
  • Xuất huyết não: Xuất huyết não là một dạng của đột quỵ, là tình trạng mà mạch máu não bị vỡ ra do bị chèn ép hoặc do xơ vữa thành mạch làm cho mạch máu bị yếu. Mạch máu vỡ làm máu tràn vào trong các nhu mô não làm tăng áp lực đột ngột trong não, khiến cho các tế bào trong não bị tổn thương, gây ra tình tạng não phù, tụ máu não. Xuất huyết não có thể làm bệnh nhân mất ý thức hoặc có thể tử vong. Theo nghiên cứu, có khoảng 13% các ca đột quỵ xảy ra do xuất huyết não.

5. Thực phẩm giúp cải thiện chức năng tuần hoàn não

Thực phẩm giúp cải thiện chức năng tuần hoàn não

Thực phẩm giúp cải thiện chức năng tuần hoàn não

Để cải thiện chức năng tuần hoàn não, hạn chế tình trạng thiếu máu não ở người trẻ tuổi, bạn nên xây dựng một chế độ dinh dưỡng khoa học, có đầy đủ các chất cần thiết, hạn chế những chất gây hại cho cơ thẻ. Một số loại thực phẩm mà bạn nên bổ sung bao gồm:

  • Nhóm giàu đạm, sắt: Nhóm thực phẩm này có tác dụng cung cấp các chất có khả năng kích thích quá trình tái tạo hồng cầu, cung cấp oxy cho các tế bào, bổ não, có lợi cho việc lưu thông máu lên não….Các thực phẩm trong nhóm này bao gồm:
    • Thịt bò, thịt trâu, lợn, dê: Nhiều đạm, sắt, vitamin B2, vitamin B6, vitamin B12, có tác dụng thúc đẩy cơ thể tái tạo hồng cầu, đảm bảo cung cấp oxy cho các tế bào, tăng khả năng miễn dịch.
    • Các loại hải sản: Có chứa nhiều kẽm, vitamin B12, omega-3  cùng nhiều axit amin có tác dụng thúc đẩy cơ thể sinh ra hồng cầu, tăng khả năng lưu thông máu, cung cấp dưỡng chất và oxy cho não bộ. Một số loại hải sản nên ăn bao gồm: cá hồi, cá trích, cá ngừ, cá thu… Bên cạnh đó, bạn cũng có thể bổ sung hàu, sò để cung cấp sắt và magie để bổ máu, tăng cường máu lên não.
    • Lòng đỏ trứng gà: Có chứa nhiều canxi, sắt, photpho và các loại vitamin… Những chất này đều tham gia vào quá trình tạo máu, ngăn chặn tình trạng thiếu máu hiệu quả.
    • Gan động vật: Gan của các loại động vật như: lợn, gà, ngan, ngỗng, vịt…có chứa hàm lượng sắt cao, có lợi cho người trẻ bị thiếu máu não.
    • Nhóm giàu sắt và vitamin: Nhóm thực phẩm cải thiện thiếu máu não ở người trẻ tuổi này đa phần là các loại rau xanh, rau củ, chúng có chứa nhiều protein, carotene, sắt, vitamin C, canxi, kẽm (kẽm có tác dụng giúp cơ thể hấp thụ sắt tốt hơn),….những chất này có công dụng bổ máu, tăng cường máu lên não. Một số loại rau, hoa quả thuộc nhóm này có thể kể đến như: rau bó xôi, bông cải xanh, rau cần tây, bí ngô, cà rốt…
  • Nhóm giàu vitamin C: Bao gồm các loại hoa quả như: cam, quýt, bưởi, chanh, dâu tây, mâm xôi, lựu, đu đủ, dưa hấu, xoài….Vitamin có tác dụng làm tăng khả năng hấp thu sắt của cơ thể, từ đó mà có thể làm tăng hemoglobin tạo máu.
  • Nhóm các loại dầu thực vật: Dầu thực vật có tác dụng cung cấp chất cơ, vitamin E, L-arginine, omega-3, chất béo không bão hòa, sterol động vật…Những chất này có khả năng ngăn ngừa các bệnh về mạch máu não, trong đó có thiếu máu não ở người trẻ tuổi. Một số loại dầu thực vật trong nhóm này bao gồm: dầu óc chó, dầu hạt thông, dầu hạt lanh, dầu oliu…

6. Phòng ngừa bệnh thiếu máu não ở người trẻ tuổi

Bên cạnh việc cải thiện bệnh thiếu máu não ở người trẻ, bạn cũng cần thực hiện các biện pháp phòng ngừa bệnh lý này một cách hiệu quả, bao gồm các cách dưới đây:

  • Thói quen sinh hoạt hợp lý: Làm việc và học tập, sinh hoạt điều độ, duy trì cân nặng ở mức hợp lý, không để cơ thể bị béo phì, thừa cân. Loại bỏ các thói quen xấu như sử dụng các thiết bị điện tử quá nhiều, ngủ gối quá cao, quá cứng, thức quá khuya…
  • Tập luyện thể dục thể thao: Thể dục thể thao, vận động vừa sức mỗi ngày có tác dụng làm giảm cholesterol trong máu, có tác dụng ngăn ngừa tình trạng xơ vữa động mạch, làm mạch máu yếu và có thể bị vỡ.
  • Ngủ đủ giờ và đúng giấc: Ngủ đủ 7-8 tiếng mỗi ngày, ngủ trước 23 giờ để cơ thể được nghỉ ngơi, giảm căng thẳng, stress từ đó ngăn chặn nguy cơ đột quỵ xảy ra.
  • Chế độ ăn uống khoa học: Hạn chế ăn các đồ ăn chiên xào nhiều dầu mỡ, đồ ăn sẵn, đồ ăn đóng hộp, thức ăn nhanh…Không sử dụng các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá, cà phê, ma túy…Việc này nhằm ngăn chặn sự hình thành các gốc tự do sinh ra và làm tổn thương mạch máu. Bên cạnh đó, nên tăng cường bổ sung các loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng cho cơ thể, giúp bổ máu và tăng khả năng tạo máu.
  • Thăm khám sức khỏe định kỳ: Thăm khám định kỳ là việc làm cần thiết để phát hiện sớm tình trạng thiếu máu não ở người trẻ tuổi, từ đó có biện pháp can thiệp kịp thời, ngăn chặn những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

Nhìn chung, thiếu máu não ở người trẻ tuổi gây nên những hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng của bệnh nhân. Biểu hiện ban đầu của bệnh khá mờ nhạt, do đó bạn không nên chủ quan với sức khỏe của mình. Hơn hết, bạn hãy thực hiện một lối sống khoa học, lành mạnh, sinh hoạt điều độ để ngăn chặn bệnh lý này nhé.

Mời đánh giá

NHẬN TƯ VẤN TỪ SHOP NHẬT BẢN




    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *