Canxi đóng vai trò quan trọng trong cơ thể, đặc biệt là trẻ nhỏ. Tuy nhiên có rất nhiều trẻ em bị thiếu hụt canxi bởi nhiều lý do như chế độ ăn, mắc phải một số chứng bệnh có ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ canxi của cơ thể…. Một trong những cách hiệu quả để bổ sung canxi cho con được nhiều bậc phụ huynh áp dụng là thay đổi chế độ ăn uống. Trong bài viết này, mời bạn cùng Shop Nhật Bản tìm hiểu về vấn đề thiếu canxi nên ăn gì để giúp bổ sung canxi hiệu quả nhất nhé.

1. Vai trò của canxi

Để trả lời cho câu hỏi thiếu canxi nên ăn gì, trước tiên chúng ta cần nắm được vai trò của canxi đối với cơ thể như thế nào. Canxi là thành phần quan trọng hàng đầu tham gia vào cấu tạo của xương và răng. Bên cạnh đó, canxi cũng đóng vai trò quan trọng trong cơ thể, chiếm khoảng 1,5-2% trọng lượng cơ thể, trong đó có 99% canxi tồn tại ở xương và răng, 1% canxi còn lại tồn tại ở trong máu và ngoại bào. Sự kết hợp hoàn hảo giữa canxi và phospho góp phần giúp cho xương và răng chắc khỏe hơn.

Ở mọi lứa tuổi, canxi đều đóng vai trò quan trọng trong cơ thể. Riêng với trẻ em, canxi là yếu tố cốt lõi có ảnh hưởng đến khả năng tăng chiều cao, sự phát triển của răng, hệ miễn dịch cũng như thần kinh của trẻ. Đối với người trưởng thành, canxi có ảnh hưởng đến sức khỏe của xương và răng, thúc đẩy hồi phục xương nhanh chóng khi bị nứt, gãy, chấn thương, ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, khả năng điều hòa nhịp tim. Canxi cũng có ảnh hưởng đến thần kinh của người trưởng thành giống như trẻ nhỏ.

2. Dấu hiệu nhận biết thiếu canxi ở trẻ

Trẻ thiếu hụt canxi do nhiều nguyên nhân khác nhau, có thể là do lượng thức ăn nạp vào không đủ để cung cấp lượng canxi cho cơ thể, thực phẩm trẻ ăn mỗi ngày không đảm bảo đủ lượng canxi cần thiết hoặc khả năng hấp thụ canxi của cơ thể kém… Để nhận biết trẻ bị thiếu hụt canxi, cha mẹ có thể quan sát và theo dõi trẻ có các dấu hiệu dưới đây không:

  • Trẻ biếng ăn, chán ăn: Khi cơ thể bị thiếu hụt canxi, trẻ sẽ cảm thấy ăn không ngon miệng, chán ăn, biếng ăn.
  • Trẻ ngủ không ngon giấc, khó đi vào giấc ngủ và thường xuyên bị giật mình trong đêm, hay quấy khóc khi ngủ. Điều này là do thiếu canxi khiến hoạt động của hệ thần kinh trung ương bị ức chế, gây ra stress và hưng phấn quá mức ở trẻ.
  • Trẻ bị đổ mồ hôi vào ban đêm, tình trạng này dễ gặp với những trẻ bị thiếu hụt canxi và vitamin D, trẻ dưới 3 tháng tuổi. Cha mẹ nên quan sát con mỗi ngày, nếu thời tiết không quá nóng mà trẻ dễ bị đổ mồ hôi thì rất có thể trẻ bị thiếu hụt canxi.
  • Trẻ chậm đi và có biểu hiện biến dạng xương khớp: Không phải đứa trẻ nào chậm đi cũng do thiếu canxi, tuy nhiên thiếu canxi cũng là một trong những lý do khiến trẻ chậm đi hơn so với những đứa trẻ khác. Ngoài ra, nếu quan sát thấy trẻ có một số dấu hiệu biến dạng xương khớp như chân đi vòng kiềng, teo cơ… thì cha mẹ nên đưa trẻ đi khám bởi con có nguy cơ thiếu hụt canxi ở mức cao.
  • Răng mọc chậm, trẻ bị sâu răng: Thiếu hụt canxi ảnh hưởng đến việc tạo mầm răng của cơ thể nên răng mọc chậm, nguy cơ trẻ bị sâu răng cao hơn, răng mọc lệch, răng yếu hơn so với trẻ được cung cấp đủ canxi…
  • Trẻ hay bị đau nhức chân, chuột rút: Khi thiếu canxi, xương sẽ bị yếu và khả năng nâng đỡ cơ thể bị ảnh hưởng. Nếu trẻ có dấu hiệu đau nhức chân khi mang vác vật nặng thì có thể trẻ bị thiếu canxi. Ngoài ra, trẻ thường xuyên bị chuột rút cũng là dấu hiệu bị thiếu hụt canxi.
  • Trẻ bị rụng tóc vành khăn: Ở trẻ em dưới 2 tuổi, nếu trẻ thường bị rụng tóc ở phía sau gáy, dân gian hay gọi là rụng tóc vành khăn thì có thể trẻ bị thiếu hụt canxi và vitamin D.
  • Co giật, rối loạn nhịp tim, hạ canxi huyết: Nếu trẻ có các dấu hiệu vừa nêu thì trẻ đang bị thiếu canxi ở mức nghiêm trọng, cha mẹ cần đưa con đến gặp bác sĩ để thăm khám và xử lý vấn đề kịp thời.

3. Những tác hại của việc thiếu canxi

Do canxi có vai trò rất quan trọng nên thiếu hụt canxi gây ra nhiều vấn đề đối với cơ thể. Thiếu canxi gây ra các vấn đề về sức khỏe thể chất và trí tuệ của trẻ. Dưới đây là một số tác hại chính khi cơ thể bị thiếu hụt canxi mà cha mẹ có thể tham khảo:

  • Còi xương: Còi xương là một trong những chứng bệnh phổ biến hàng đầu khi trẻ bị thiếu hụt canxi. Canxi là thành phần chủ yếu tham gia vào cấu tạo của xương, khi cơ thể bị thiếu hụt canxi, khung xương sẽ không được chắc khỏe, khả năng phát triển của xương cũng bị hạn chế, từ đó gây ra tình trạng còi xương, thấp còi, chậm tăng trưởng chiều cao ở trẻ. So với trẻ cùng lứa, trẻ bị thiếu hụt canxi có chiều cao hạn chế hơn, khả năng phát triển thể chất kém hơn.
  • Suy dinh dưỡng: Ngoài tham gia vào cấu trúc xương và răng, canxi cũng kết hợp với các enzyme trong cơ thể để phân giải thức ăn, từ đó tăng cường khả năng hấp thụ dinh dưỡng. Sự thiếu hụt canxi gây ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng của cơ thể nên sẽ khiến trẻ không hấp thu được hết các chất dinh dưỡng đã nạp vào, từ đó làm tăng nguy cơ suy dinh dưỡng ở trẻ.
  • Nguy cơ biến dạng xương: Khung xương có nhiệm vụ nâng đỡ toàn bộ cơ thể, trong đó thành phần cấu tạo của xương phần lớn là canxi. Khi cơ thể bị thiếu hụt canxi, đặc biệt trong giai đoạn khung xương đang phát triển có thể khiến cho khung xương bị yếu, gây ra tình trạng xương bị biến dạng khi trẻ tập đi, mang đồ nặng hoặc ngồi, nằm sai tư thế…. Điều này khá dễ nhận biết khi bạn quan sát những đứa trẻ bị thiếu canxi, chúng thường có một số biểu hiện như cong vẹo cột sống, chân bị vòng kiềng…
  • Ảnh hưởng đến sự phát triển trí não: Khi chức năng dẫn truyền thần kinh bị ảnh hưởng do thiếu hụt canxi, não bộ sẽ không thể gửi tín hiệu đến các cơ quan trong cơ thể, do đó trẻ có thể gặp phải một số vấn đề như: lười vận động, tinh thần chán nản, kiệt quệ, không tập trung, mệt mỏi, lờ đờ, hay quên, kết quả học tập kém…
  • Trẻ giật mình khi ngủ, rối loạn thần kinh: Canxi tham gia vào chức năng dẫn truyền thần kinh của cơ thể. Khi thiếu hụt canxi, khả năng dẫn truyền thần kinh cũng bị ảnh hưởng, gây ra tình trạng hưng phấn quá mức hoặc căng thẳng ở trẻ.
  • Co giật cơ: Cơ thể thiếu hụt canxi có thể khiến tình trạng trao đổi các ion qua màng tế bào bị ảnh hưởng, đây là nguyên nhân gây ra rối loạn co cơ, co giật cơ ở trẻ…
  • Suy giảm hệ miễn dịch: Canxi góp phần giúp hệ miễn dịch hoạt động hiệu quả, thiếu canxi có thể khiến trẻ bị suy giảm hệ miễn dịch, gây ra một số vấn đề về sức khỏe, dễ bị ốm vặt hơn so với những trẻ được cung cấp đầy đủ canxi.

4. Trẻ thiếu canxi nên ăn gì?

Thiếu canxi nên ăn gì là vấn đề nhiều bậc phụ huynh quan tâm bởi thực phẩm là nguồn bổ sung canxi an toàn, hiệu quả hàng đầu. Khi trẻ bị thiếu hụt canxi, chế độ ăn của trẻ nên cung cấp đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng, đặc biệt là tăng cường các loại thực phẩm có chứa nhiều canxi. Bạn có thể tham khảo một số loại thực phẩm phù hợp để bổ sung canxi cho trẻ dưới đây:

Trứng: Trẻ từ 6 tuổi trở lên có thể ăn và hấp thụ các dưỡng chất có trong trứng. Trong trứng có chứa nhiều canxi nên có lợi cho sự phát triển chiều cao, giúp xương và răng chắc khỏe, hạn chế các vấn đề có liên quan đến chức năng dẫn truyền thần kinh trung ương. Cha mẹ có thể cho con ăn trứng nhưng chỉ nên ăn tối đa 2–3 quả/tuần, không ăn quá nhiều vì có thể gây rối loạn tiêu hóa, đầy hơi, chướng bụng, táo bón.

Hải sản: Hải sản rất giàu canxi, do đó với thắc mắc thiếu canxi nên ăn gì thì cha mẹ có thể bổ sung thêm hải sản vào khẩu phần ăn hằng ngày của các con. Cha mẹ có thể lựa chọn một số loại hải sản giàu canxi và các loại dưỡng chất cần thiết cho cơ thể như: cá mòi, cua, ốc, tôm tít, cá quả,… Mỗi tuần, cha mẹ nên bổ sung cho con khoảng 2 bữa hải sản để giúp con có đủ các dưỡng chất cần thiết, tuy nhiên, nên hạn chế cho trẻ ăn các loại hải sản có chứa hàm lượng thủy ngân cao như: cá thu, cá ngừ, cá kiếm…

Sữa và các chế phẩm từ sữa: Sữa và các chế phẩm từ sữa như sữa chua, phô mai… rất giàu canxi và các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể. Sữa được các nhà khoa học nghiên cứu một cách kỹ lưỡng nhằm cân đối chất dinh dưỡng cho trẻ, giúp trẻ phát triển một cách toàn diện nhất. Với trẻ bị thiếu canxi, cha mẹ nên chọn loại sữa có hàm lượng canxi cao, dễ hấp thu để bổ sung canxi cho trẻ hiệu quả nhất.

Hiện nay, sữa Asumiru của Nhật Bản là một trong những dòng sữa bổ sung canxi, hỗ trợ tăng trưởng chiều cao được ưa chuộng hàng đầu. Sữa bổ sung cùng một lúc ba loại canxi hữu cơ là canxi từ xương cá trích, canxi từ khoáng chất hạt vừng và canxi từ san hô thiên nhiên. Bộ ba canxi giúp xương chắc khỏe và phát triển tốt, tăng chiều dài mấu xương, hạn chế tình trạng đào thải canxi ra ngoài cơ thể do khả năng hấp thụ kém, tăng cường hệ miễn dịch. Sữa có công dụng thúc đẩy tăng trưởng chiều cao vượt trội cho trẻ từ 3-16 tuổi, trẻ thấp còi, suy dinh dưỡng, trẻ cần tăng trưởng chiều cao trong những giai đoạn vàng. Ngoài canxi, sữa Asumiru bổ sung thêm các thành phần như vitamin D, magie, MK7, CPP có tác dụng tăng cường khả năng hấp thụ canxi của cơ thể, tăng cường vận chuyển canxi đến xương.

=>>>> Xem thêm chi tiết sản phẩm tại: Sữa tăng trưởng chiều cao Asumiru Nhật Bản 3 – 16 tuổi (Vị Cacao)

Rau xanh: Rau xanh cũng là nguồn bổ sung canxi an toàn và hiệu quả cho trẻ. Có nhiều người lầm tưởng trong rau xanh không chứa canxi nhưng thực tế lại hoàn toàn trái ngược, có rất nhiều loại rau xanh có chứa hàm lượng canxi dồi dài như: súp lơ, rau dền, rau bina… Rau xanh còn cung cấp chất xơ giúp hỗ trợ hệ tiêu hóa, hạn chế tình trạng táo bón ở trẻ.

Ngũ cốc: Với thắc mắc thiếu canxi nên ăn gì thì cha mẹ có thể bổ sung thêm các loại ngũ cốc cho con. Ngũ cốc có thể ăn trực tiếp hoặc chế biến thành các loại bột dinh dưỡng để trẻ uống vào các bữa phụ. Một số loại ngũ cốc giàu canxi cha mẹ có thể tham khảo như: gạo lứt, lúa mì, lúa mạch, bột gạo, yến mạch…

Cam và các loại trái cây họ cam quýt: Một số nghiên cứu của các nhà khoa học đã chỉ ra rằng, trong một quả cam có chứa đến 50mg canxi, do đó đây là nguồn bổ sung canxi hiệu quả cho con mà cha mẹ có thể lựa chọn. Cha mẹ có thể cho con ăn cam quýt trực tiếp hoặc vắt lấy nước để con uống hằng ngày. Ngoài các loại quả họ cam quýt, cha mẹ cũng có thể tham khảo một số loại hoa quả khác có chứa nhiều canxi như: mâm xôi, bơ, dâu đen, quả sung…

Đậu nành: Đậu nành có thể chế biến thành sữa để bổ sung dưỡng chất nói chung và canxi nói riêng cho trẻ. Đậu nành có mùi vị thơm ngon, béo ngậy nên có thể kích thích vị giác của trẻ. Với những trẻ không dung nạp đường lactose trong sữa thì sữa đậu nành là lựa chọn phù hợp để thay thế.

Khoai lang: Khoai lang không chỉ giàu chất xơ mà còn chứa nhiều canxi, thích hợp với những trẻ bị thiếu hụt canxi. Ăn khoai giúp trẻ có một hệ xương chắc khỏe, kích thích tiêu hóa, tăng cường khả năng hấp thụ canxi của cơ thể. Tùy theo sở thích của trẻ mà cha mẹ có thể chế biến khoai lang thành các món ăn như: khoai lang luộc, cháo khoai lang…

5. Những Lưu ý khi bổ sung canxi cho trẻ – Lời khuyên từ chuyên gia.

Nhu cầu canxi ở mỗi độ tuổi, giới tính và thể trạng mỗi người sẽ khác nhau, do đó việc bổ sung canxi như thế nào, liều lượng ra sao là vấn đề vô cùng quan trọng. Khi bổ sung canxi cho trẻ cha mẹ nên lưu ý một số vấn đề dưới đây:

 – Cung cấp đủ lượng canxi so với nhu cầu: ở người trưởng thành, nhu cầu canxi khoảng 1000mg mỗi ngày, ở phụ nữ mang thai và cho con bú thì cần tăng thêm 200-300mg so với người bình thường. Đối với trẻ em, nhu cầu canxi ở từng độ tuổi cũng khác nhau nên cha mẹ cần lưu ý:

Trẻ dưới 6 tháng tuổi: 300mg/ngày

Trẻ từ 7-12 tháng tuổi: 400mg/ngày

Trẻ từ 1-2 tuổi: 500mg/ngày

Trẻ từ 4-6 tuổi: 600mg/ngày

Trẻ từ 7-9 tuổi: 700mg/ngày

Trẻ từ 10 tuổi: Khoảng 1000mg/ngày

Trẻ từ 11 tuổi trở lên: 1200mg/ngày

 – Theo nghiên cứu, chế độ ăn hằng ngày chỉ đáp ứng được khoảng 50% nhu cầu canxi của trẻ, do đó cha mẹ nên tham khảo và bổ sung canxi từ các nguồn khác để cung cấp đủ lượng canxi cần thiết cho con.

 – Bổ sung canxi cho trẻ đúng thời điểm: Thời điểm bổ sung canxi hiệu quả nhất là vào buổi sáng sau ăn khoảng 30-60 phút. Buổi sáng trẻ cũng có cơ hội tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời, giúp tổng hợp vitamin D, từ đó tăng cường khả năng hấp thụ canxi. Không nên cho trẻ uống canxi vào buổi tối vì có thể khiến canxi không được hấp thụ hết mà lắng đọng trong cơ thể, gây ra một số tình trạng như táo bón, khó tiêu, sỏi thận…

 – Bổ sung kết hợp với vitamin D: Vitamin D có tác dụng tăng cường khả năng hấp thụ canxi của cơ thể, do đó nên kết hợp sử dụng thêm các sản phẩm có chứa vitamin D khi bổ sung canxi. Nguồn bổ sung vitamin D tốt nhất là ánh nắng mặt trời lúc sáng sớm, các loại thực phẩm như: sữa chua, lòng đỏ trứng, dầu gan cá…

 – Một số điều nên tránh khi bổ sung canxi cho trẻ: Không nên cho trẻ uống canxi khi đói hoặc uống canxi cùng lúc với sữa. Không uống canxi cùng lúc với sắt. Mùa đông thường có ít ánh nắng nên trẻ bị thiếu hụt canxi, cha mẹ nên chú trọng việc bổ sung canxi cho trẻ để trẻ khỏe mạnh, phát triển tốt.

Thông tin trong bài viết trên của Shop Nhật Bản giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về canxi và vai trò của chúng với cơ thể. Bài viết cũng cung cấp các kiến thức hữu ích giúp cha mẹ giải đáp thắc mắc thiếu canxi nên ăn gì để bổ sung hiệu quả, an toàn nhất. Nếu cần hỗ trợ hoặc tư vấn về sữa bổ sung canxi, thúc đẩy tăng trưởng chiều cao chính hãng Nhật Bản, bạn vui lòng liên hệ với shop theo địa chỉ dưới đây:

Thông tin liên hệ 

Hotline: 0904.400.500 

Địa chỉ: Ngõ 118, Đường Phan Kế Bính, Quận Ba Đình, Hà Nội 

Gmail: sales@vnjp.vn – marketing@vnjp.vn – thao.hth@vnjp.vn

Mời đánh giá

NHẬN TƯ VẤN TỪ SHOP NHẬT BẢN




    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *