Kẽm là nguyên tố vi lượng có vai trò quan trọng đối với quá trình trao đổi chất, sự chuyển hóa protein và hệ miễn dịch của trẻ nhỏ. Trong ít nhất 6 năm đầu đời, tầm quan trọng của kẽm đối với trẻ nhỏ luôn được các chuyên gia, bác sĩ dinh dưỡng khuyến nghị bổ sung Đúng – Đủ theo nhu cầu của từng độ tuổi.
1. Giúp trẻ ăn ngon miệng hơn
Mẹ có biết, thiếu kẽm là một trong những nguyên nhân chính gây nên biếng ăn, ăn ít, ăn không ngon ở trẻ nhỏ. Biếng ăn kéo dài có thể dẫn đến suy dinh dưỡng, lâu dần sẽ ảnh hưởng đến sự tăng trưởng và phát triển của bé. Trẻ bổ sung kẽm đầy đủ có xu hướng ăn ngon miệng và phát triển tốt hơn so với những trẻ thiếu kẽm.
Kẽm là nguyên tố có khả năng kích thích hoạt động của khoảng 100 enzyme trong cơ thể, đóng vai trò quan trọng trong những phản ứng sinh hóa của cơ thể con người. Kẽm giúp trẻ ăn ngon miệng hơn, tăng hấp thu, tăng tổng hợp chất đạm và phân chia tế bào. Kẽm giúp duy trì và bảo vệ các tế bào vị giác và khứu giác.
Do đó, nếu thiếu kẽm thì sự chuyển hóa các tế bào vị giác bị ảnh hưởng, gây rối loạn vị giác hay rối loạn mùi vị dẫn đến trẻ chán ăn, biếng ăn. Bổ sung kẽm giúp tăng khả năng hấp thu dinh dưỡng của cơ thể, giúp cải thiện chiều cao đối với trẻ thấp lùn và tăng cân nhanh đối với trẻ suy dinh dưỡng.
Những loại thức ăn giàu kẽm nhất là tôm đồng, lươn, hàu, sò, gan lợn, sữa, thịt bò, lòng đỏ trứng, cá, đậu nành, các loại hạt có dầu (chẳng hạn như hạnh nhân, hạt điều, đậu phộng…).
- Với trẻ sơ sinh, nguồn cung cấp kẽm chủ yếu đến từ sữa mẹ vì kẽm trong sữa mẹ dễ hấp thu hơn nhiều so với sữa bò. Lượng kẽm trong sữa mẹ ở tháng đầu tiên là khoảng 2-3 mg/l, sau 3 tháng là khoảng 0,9 mg/l. Do đó trong quá trình cho con bú, các mẹ nên chú ý bổ sung các thực phẩm giàu kẽm vào bữa ăn hàng ngày để có thể cung cấp đủ kẽm cho cả mẹ và bé.
- Trẻ dưới 3 tháng tuổi cần bổ sung khoảng 3 mg kẽm mỗi ngày
- Trẻ từ 5 – 12 tháng tuổi là 5 – 8 mg/ngày
- Trẻ từ 1 – 10 tuổi cần khoảng 10 – 15 mg/ngày.
Ngoài ra, để trẻ có thể hấp thu kẽm hiệu quả, mẹ nên bổ sung vitamin C cho trẻ từ các loại trái cây tươi giàu vitamin C như cam, chanh, quýt, bưởi,..
2. Tăng khả năng hấp thụ và chuyển hóa dinh dưỡng
Kẽm là một chất khoáng vi lượng thiết yếu đối với cơ thể con người và chủ yếu được hấp thu qua đường tiêu hóa tại ruột non. Kẽm có nhiều chức năng sinh học, đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển và tăng trưởng ở trẻ.
Tác dụng của kẽm cho trẻ nhỏ còn thể hiện ở khả năng hấp thu, chuyển hóa nguyên tố vi lượng. Kẽm tham gia quá trình hấp thu đồng, nhôm, canxi và trực tiếp cấu thành 300 enzyme khác nhau giúp làm giảm độc tính của kim loại nặng, bảo vệ trẻ khỏi quá trình oxy hóa, thải độc một cách hiệu quả. Bổ sung đầy đủ kẽm cho trẻ giúp cơ thể tăng khả năng hấp thụ và chuyển hóa dinh dưỡng tốt hơn.
3. Giúp trẻ cải thiện và phát triển não bộ
Trong các vi chất dinh dưỡng, kẽm được chứng minh có vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển của trẻ trong những năm đầu đời. Não bộ là cơ quan chứa lượng kẽm nhiều nhất trong cơ thể. Trong hệ thần kinh trung ương, lượng dồi dào và mức độ phổ biến của kẽm chỉ đứng sau sắt. Hoạt chất này có vai trò điều hòa các nơron thần kinh, đồng thời thúc đẩy quá trình nhận thức và học hỏi ở trẻ.
Sự cân bằng kẽm ở hệ thần kinh không chỉ quan trọng đối với sự hình thành ống thần kinh, chi phối quá trình phát triển hệ thần kinh trung ương cũng như là yếu tố thúc đẩy các yếu tố tăng trưởng, hormone, enzyme, protein, tăng sinh và biệt hóa tế bào gốc. Kẽm cũng có liên quan đến tình trạng tổn thương tế bào thần kinh do chấn thương sọ não, đột quỵ và co giật.
Kẽm và vitamin B6 là hai chất giúp cải thiện hoạt động của các chất dẫn truyền trong não. Kẽm (ZinC) giúp cho não bộ của trẻ hoạt động trơn tru và xử lý thông tin một cách nhanh nhạy hơn.
Bởi vậy, tầm quan trọng của kẽm đối với trẻ nhỏ trong tăng cường sức khỏe não bộ rất thiết thực, giúp gia tăng dẫn truyền hệ thần kinh, nâng cao khả năng ghi nhớ, tiếp thu kiến thức và cải thiện sức khỏe của não sau chấn thương.
4. Tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ
Kẽm có khả năng nâng cao hệ miễn dịch cho cơ thể. Kẽm kích thích sự phát triển và biệt hoá các tế bào miễn dịch lympho B và lympho T, tạo nên một hệ phòng thủ để cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh, giúp trẻ có sức chống đỡ bệnh tật tốt, bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh như viêm họng, viêm phế quản, amidan,…
Theo một nghiên cứu của Castillo – Duran, việc bổ sung kẽm đầy đủ sẽ giúp làm giảm 41% trường hợp viêm phổi và giảm tỷ lệ tử vong lên tới trên 50%.
Mặc dù kẽm chỉ chiếm một phần nhỏ trong cơ thể nhưng cơ thể trẻ không thể thiếu chúng. Thiếu kẽm làm tổn thương chức năng của hệ miễn dịch, chậm tăng trưởng, tăng nguy cơ mắc các bệnh nhiễm khuẩn.
Duy trì nồng độ kẽm ổn định có thể là chìa khóa để khỏe mạnh hơn, ít ốm vặt bằng cách tối ưu hóa chức năng của hệ thống miễn dịch của trẻ.
Kẽm thường có nhiều trong các loại thực phẩm như tôm đồng, sữa, thịt bò, lòng đỏ trứng, lươn, gan lợn, sò, hàu, cá, các loại hạt dầu, đậu nành,… rất dễ hấp thu. Ba mẹ có thể linh hoạt bổ sung các thực phẩm giàu kẽm cho con hàng ngày để tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ nhé.
5. Hệ xương khớp chắc khỏe
Nhắc đến xương khớp, chiều cao, nhiều người trong chúng ta chỉ nghĩ đến bổ sung Canxi mà không biết rằng kẽm cũng là một thành phần quan trọng trong cấu tạo xương.
Kẽm tham gia kích hoạt aminoacyl ‐ tRNA synthetase trong tế bào tạo xương và quá trình tổng hợp protein tế bào, ức chế quá trình hủy xương. Nhờ vậy, kẽm không những bảo tồn khối lượng xương hiệu quả mà còn giúp làm tăng mật độ xương, giúp xương chắc khỏe.
Xương khớp có thành phần cấu tạo chủ yếu là canxi, nhưng để hệ xương khớp luôn khỏe mạnh và hoạt động tốt thì cơ thể còn cần có kẽm. Kẽm rất cần thiết cho quá trình hình thành và phát triển khung xương, là yếu tố thúc đẩy cơ thể trẻ tiết hormone tăng trưởng từ đó tăng chiều dài mấu xương, vì thế cần bổ sung kẽm cho cơ thể trẻ đúng cách để nâng cao sức khỏe xương khớp cho con trong ít nhất 1000 ngày vàng đầu đời. Kẽm làm tăng hiệu quả của vitamin D trong chuyển hóa xương thông qua việc kích thích tổng hợp ADN trong tế bào xương.
Theo các nghiên cứu khoa học, khối lượng xương thấp đi có liên quan mật thiết với việc thiếu kẽm. Bởi kẽm cùng canxi, mangan và đồng là những vi chất có khả năng cấu tạo, duy trì độ chắc khỏe của cơ sụn.
Đối với trẻ em, thiếu kẽm trong thời gian dài có thể gây chậm phát triển chiều cao, gây ra phản ứng hủy xương, xương không phát triển lớn và dài ra mà còn tiềm ẩn nguy cơ giảm khối lượng, gây ra tình trạng bé còi cọc, suy dinh dưỡng.
Tuy nhiên, không nên bổ sung đồng thời canxi và kẽm vì chúng có sự hấp thụ cạnh tranh nhau. Để bổ sung kẽm tăng chiều cao cho trẻ, các bậc cha mẹ cần cho trẻ uống kẽm khi còn đói, tránh gây rối loạn tiêu hóa. Không nên sử dụng kẽm chung với các khoáng chất như canxi, sắt, magie và nên bổ sung kẽm cách xa thời gian sử dụng các loại vitamin khác.
6. Giúp làm lành vết thương
Các giai đoạn chữa lành vết thương là cầm máu, viêm, tăng sinh và trưởng thành. Kẽm đóng vai trò quan trọng trong mỗi giai đoạn của quá trình làm lành vết thương, nhưng nhu cầu về kẽm lớn nhất là trong giai đoạn viêm.
Kẽm là một phần thiết yếu của chất chống oxy hóa, hoạt động như một phần của superoxide dismutase. Kẽm cần thiết để duy trì sự ổn định của thành tế bào, DNA, RNA và tổng hợp protein, khuyến khích tăng sinh của các nguyên bào sợi.
Thiếu kẽm sẽ dẫn đến quá trình tạo mô hạt chậm và chậm lành vết thương. Các nguyên bào sợi có thể sẽ ít hơn, số lượng các mạch máu tăng sinh sẽ giảm, sự lắng đọng collagen sẽ khan hiếm.
Bổ sung kẽm để tăng hàm lượng trong tế bào có thể giúp kích thích và đẩy nhanh chức năng của các enzyme sửa chữa vết thương.
Nhiều nghiên cứu cho thấy, nếu cơ thể thiếu kẽm sẽ làm vết thương lâu lành. Thay vì bổ sung kẽm thông qua đường uống, các bác sĩ cho rằng việc bôi oxit kẽm tại chỗ vết thương sẽ giúp khả năng lành nhanh hơn.
Kẽm có tác dụng rất tốt trong việc tổng hợp collagen, chống viêm hiệu quả. Do đó, việc bổ sung kẽm cho trẻ em còn giúp cải thiện tình trạng viêm loét ở da mà và ngăn ngừa tình trạng tắc nghẽn lỗ chân lông, ức chế sự phát triển của vi khuẩn gây mụn P.acnes.
7. Giúp bảo vệ mắt
Giác mạc chính là nơi có nồng độ kẽm cao nhất trong cơ thể. Vì vậy, kẽm có khả năng ngăn chặn các bệnh về mắt như phù võng mạc, thoái hóa điểm vàng, tổn thương võng mạc, mờ đục võng mạc.
Theo các nghiên cứu khoa học, kẽm có khả năng hỗ trợ thị giác khỏe mạnh, đồng thời còn là chất xúc tác đưa vitamin A vào trong võng mạc để tạo ra sắc tố, bảo vệ mắt hiệu quả. Ngoài ra, kẽm còn có tác động to lớn đến các tế bào thần kinh ở mắt, đảm bảo cho các tế bào mắt hoạt động một cách trơn tru.
Việc thiếu kẽm sẽ khiến trẻ bị suy giảm thị lực, khó thích ứng với ban đêm, ảnh hưởng đến việc hình thành các tế bào võng mạc mắt. Trẻ bị thiếu kẽm trong thời gian dài thường gây ra các tổn thương như:
- Sợ ánh sáng
- Mất khả năng tập trung bóng tối
- Mù đêm
- Quáng gà
- Khô mắt
8. Giảm gãy rụng tóc
Kẽm là một trong những chất chống oxy hóa tuyệt vời, giúp bảo vệ tóc khỏi sự tấn công của gốc tự do, tia UV, tia cực tím, các phân tử có hại. Bên cạnh đó, kẽm cũng bảo vệ các tế bào sản sinh collagen tự nhiên, giúp tóc chắc khỏe và giảm gãy rụng.
Trong quá trình nghiên cứu tình trạng rụng tóc vành khăn ở trẻ sơ sinh, người ta thấy rằng kẽm có tác dụng kích thích cơ thể sản sinh Collagen, nuôi dưỡng sợi tóc chắc khỏe, ngăn chặn rụng tóc hiệu quả.
Bổ sung kẽm cho trẻ em có tác dụng làm giảm tình trạng gãy rụng tóc. Lý giải vấn đề này các chuyên gia cho biết, kẽm là hoạt chất có tác dụng giảm dihydrotestosterone – nhân tố gây nhờn tóc, khiến tóc không được nuôi dưỡng và tăng trưởng.
Không chỉ thế, kẽm còn tham gia tác động vào nang tóc và kích thích tế bào tóc phát triển, giảm gãy rụng hiệu quả. Tầm quan trọng của kẽm đối với trẻ nhỏ thể hiện rõ ràng nhất ở trẻ sơ sinh bị rụng tóc vành khăn.
9. Giảm tình trạng quấy khóc vào ban đêm ở trẻ
Kẽm là hoạt chất có tỉ trọng cao ở não, chi phối hoạt động của hệ thần kinh. Khi cơ thể bị thiếu kẽm, con sẽ gặp tình trạng rối loạn tâm lý, trở lên cáu gắt, khó ngủ hơn. Không chỉ vậy, thiếu kẽm còn khiến trẻ rơi vào tình trạng rối loạn giấc ngủ, thường xuyên quấy khóc vào ban đêm. Nghiên cứu được thực hiện tại Trung Quốc cho thấy, những bé khó ngủ có nồng độ kẽm trong máu thấp hơn những trẻ ngủ ngon.
Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ trong giai đoạn 1 – 3 tuổi thường xuyên quấy khóc, gắt ngủ, giật mình giữa đêm… Nguyên nhân một phần do cấu trúc não bộ đang trong quá trình hoàn thiện, điều này là bình thường. Tuy nhiên, nếu bố mẹ quan sát thấy con thường xuyên khóc đêm, mệt mỏi, hay ốm vặt thì rất có thể là cơ thể đang thiếu chất, cần được quan tâm chăm sóc kịp thời.
Theo thống kê ở Việt Nam, có đến 25 – 40% trường hợp trẻ hay quấy khóc vào ban đêm là do thiếu kẽm.
Trường hợp trẻ thiếu kẽm thường kèm theo những biểu hiện như:
- Rụng tóc theo vành khăn.
- Móng tay, móng chân mọc chậm.
- Biếng ăn, ăn không ngon miệng khiến cơ thể có nguy cơ suy dinh dưỡng.
- Rối loạn tiêu hoá.
10. Điều hòa chức năng nội tiết
Nói đến kẽm người ta thường nghĩ đến vai trò trên hệ miễn dịch mà ít ai biết rằng hoạt chất này còn tham gia điều hòa chức năng nội tiết. Kẽm đóng một vai trò rất quan trọng trong việc cân bằng nội tiết tố và là nguyên tố quan trọng trong việc sản sinh các hormone giúp điều hòa cơ thể. Thiếu kẽm có thể khiến con chậm phát triển giới tính, ít tinh trùng hoặc rối loạn chu kỳ.
- Ở các bé nam, tiền liệt tuyến là nơi có hàm lượng kẽm cao nhất. Kẽm có tác dụng chính là cân bằng nội tiết, tăng cường chất lượng tinh trùng.
- Ở các bé nữ, hoạt chất này tham gia quá trình điều hòa kinh nguyệt, giảm triệu chứng khó chịu khi tới kỳ kinh.
Kẽm tham gia vào quá trình sản xuất ra insulin giúp điều hòa lượng đường trong máu. Bên cạnh đó, kẽm cũng cần thiết cho kích thích yếu tố sinh sản và kích thích tố tuyến giáp, giúp cơ thể khỏe mạnh hơn.
Ngoài ra kẽm còn có một số tác dụng khác như hỗ trợ chức năng tiêu hóa, hỗ trợ trong việc phòng bệnh ung thư, tiểu đường và các bệnh mạn tính.
Kẽm là nguyên tố vi lượng cần thiết cho cơ thể của trẻ, đặc biệt ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bởi kẽm tác động tích cực đến sự phát triển của não bộ, đóng vai trò quan trọng trong việc dẫn truyền thần kinh,…
Nguồn bổ sung kẽm tốt nhất cho trẻ dưới 6 tháng tuổi là sữa mẹ. Tuy nhiên, hàm lượng kẽm trong sữa sẽ giảm dần theo thời gian. Vì vậy mẹ cần bổ sung thêm kẽm cho bé từ các nguồn thực phẩm thịt bò, sữa, lòng đỏ trứng, tôm đồng, lươn,…
Trên đây là những thông tin cho thấy tầm quan trọng của kẽm đối với trẻ nhỏ mà Shop Nhật Bản đã tìm hiểu và tổng hợp lại. Ngoài việc bổ sung kẽm qua thực phẩm ăn hàng ngày, ba mẹ có thể bổ sung thông qua thực phẩm chức năng phù hợp với lứa tuổi của con, giúp con ăn ngon miệng, tăng cường hệ miễn dịch, phát triển não bộ hoàn chỉnh. Nếu cần giải đáp về vấn đề có liên quan bạn có thể liên hệ để được hỗ trợ theo thông tin sau:
THÔNG TIN LIÊN HỆ:
- Hotline: 0904.400.500 – 0901.456.888 – 024.3537.5678
- Gmail: sales@vnjp.vn – marketing@vnjp.vn – thao.hth@vnjp.vn
- Website: https://nhatban.vn
- Địa chỉ: Ngõ 118, Đường Phan Kế Bính, Quận Ba Đình, Hà Nội.