Tác dụng phụ của thuốc tiểu đường là một trong những điều mà nhiều bệnh nhân không ngờ đến, việc này dẫn đến tâm lý hoang mang và tự ý dừng thuốc, từ đó gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng. Tham khảo thông tin dưới đây để hiểu chính xác nhất về vấn đề này nhé.

Xem thêm:

1. Tác dụng phụ điển hình của thuốc điều trị tiểu đường

Tác dụng phụ của thuốc tiểu đường Tác dụng phụ của thuốc tiểu đường

Hầu như các loại thuốc trị tiểu đường đều có tác dụng phụ, tuy nhiên theo đánh giá chung của các bác sĩ và chuyên gia y tế thì tác dụng phụ của thuốc tiểu đường không quá trầm trọng nên bạn có thể yên tâm. Có thể kể đến một số tác dụng phụ phổ biến nhất dưới đây:
– Gây hạ đường huyết
Hạ đường huyết trong máu thực chất là tác dụng tốt của thuốc tiểu đường. Tuy nhiên, nếu lượng đường huyết bị hạ quá   thấp ở dưới ngưỡng cho phép thì chúng lại biến thành tác dụng phụ.
Khị bị hạ đường huyết, nên nhanh chóng bổ sung bột đường để tránh cho cơ thể bị mất ý thức và hôn mê. Để tránh gặp phải tác dụng phụ hạ đường huyết, nên tăng liều dùng thuốc tiểu đường một cách từ từ, có chế độ ăn hợp lý với lượng thuốc đang sử dụng.
Ngoài ra, để tránh bị hạ đường huyết, không nên sử dụng hai loại thuốc trị tiểu đường cùng một nhóm vì chúng có cùng cơ chế tác dụng. Bên cạnh đó, cần kiểm tra đường huyết hằng ngày để có những giải pháp điều chỉnh phù hợp.
– Tác dụng phụ lên gan và thận
Tác dụng phụ này của thuốc trị tiểu đường xảy ra khi bệnh nhân sử dụng thuốc có chứa thành phần sulphonylurea hoặc chất ức chế DPP-IV.
Khi ngừng sử dụng thuốc thì các tác dụng phụ này cũng từ từ biến mất. Bệnh nhân có thể phát hiện việc gan và thận có bị ảnh hưởng từ thuốc trị tiểu đường không bằng cách xét nghiệm máu nên khôn cần quá lo lắng.
– Dị ứng thuốc
Đây là tác dụng phụ mà nhiều loại thuốc điều trị bệnh đều gặp phải. Một số biểu hiện thường thấy là nổi mẩn, ngứa ngáy, sưng phù mắt và khuôn mặt. Để ngăn chặn tác dụng phụ này, bệnh nhân có thể ngừng thuốc để sử dụng loại thuốc khác phù hợp hơn.
– Đầy bụng, tiêu chảy
Tác dụng phụ này chỉ xảy ra ở một số loại thuốc trị tiểu đường, cụ thể metformin – glucophage. Nếu sử dụng liều thấp hơn và uống thuốc sau khi ăn thì có thể tránh được. Nếu đã áp dụng liều thấp và uống sau khi ăn nhưng vẫn bị đầy bụng, rối loạn tiêu hóa, đi ngoài thì nên ngừng hẳn việc uống thuốc.
Tác dụng tác dụng phụ của thuốc hạ đường huyết khi gây đầy bụng và tiêu chảy không quá nghiêm trọng, các bác sĩ sẽ có chỉ định phù hợp với từng bệnh nhân để chọn loại thuốc phù hợp nhất.

2. Những nhóm thuốc điều trị tiểu đường

Dựa vào cơ chế làm giảm lượng đường trong máu khác nhau mà các loại thuốc trị tiểu đường sẽ được chia thành các nhóm riêng biệt, mỗi nhóm sẽ có cùng cơ chế tác động. Cụ thể có các nhóm thuốc dưới đây:

2.1. Nhóm thuốc Biguanides – Nhóm thuốc làm tăng nhạy cảm Insulin

Nhóm thuốc điều trị bệnh tiểu đường

Nhóm thuốc điều trị bệnh tiểu đường Biguanides

– Thành phần nhóm: Hiện nay chỉ còn duy nhất thuốc Metformin được sử dụng, đây cũng là thuốc rất phổ biến trong điều trị tiểu đường.
– Tác dụng phụ: Rối loạn tiêu hóa, buồn nôn, đầy thượng vị, tiêu chảy, đau dạ dày, táo bón, ợ nóng….
– Tương tác thuốc: Có một số loại thuốc sẽ tương tác với enzim mà thuốc Metforlmin sử dụng để để kiểm soát đường máu. Khi điều trị bằng thuốc này, nên có sự chỉ định và theo dõi chặt chẽ của bác sĩ

2.2. Nhóm Sulfonylureas – Nhóm thuốc gây tăng tiết Insulin

– Thành phần nhóm: Bao gồm glyburide, Glipizide, glimepride. Các loại thuốc của nhóm ày có hiệu quả làm giảm đường máu bằng cách kích thích tuyến tụy sản sinh ra insulin để điều hòa đường huyết.
– Tác dụng phụ: Có thể gây hạ đường huyết với các triệu chứng như đổ mồ hôi, run rẩy, chóng mặt, da
– Tương tác thuốc: Có rất nhiều loại thuốc nếu sử dụng cùng với nhóm này có thể làm biến đổi cơ chế hoạt động của thuốc, gây ra những hậu quả nghiêm trọng. Có thể kể đến một số loại thuốc như : thuốc chống trầm cảm, thuốc hạ sốt, thuốc kháng sinh…

2.3. Thiazolidinediones (TZDs) – Cải thiện độ nhạy cảm của các mô với Insulin

Nhóm Thiazolidinediones (TZDs)

Nhóm Thiazolidinediones (TZDs)

– Thành phần nhóm: Bao gồm rosiglitazone (Avandia) và Pioglitazone (Actos)
– Tác dụng phụ: Nhiều người bị tích nước dẫn đến phù nề, tăng cân, tăng lượng cholesterol xấu. Một số tác dụng phụ ở mức độ nghiêm trọng cũng có thể gặp phải như: suy tim, gãy xương, tăng nguy cơ ung thư bàng quang ở nữ giới.
– Tương tác thuốc: Một số loại thuốc kết hợp với nhóm này có thể làm giảm tác dụng của thuốc, một số loại lại làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim

2.4. Nhóm thuốc ức chế men DPP- 4 – Kích thích tuyến tụy sản xuất nhiều insulin hơn

– Thành phần nhóm: linagliptin, alogliptin, Siagliptin, saxagliptin,
– Tác dụng phụ: Tác dụng phụ ở mức nhẹ có thể gặp phải như đau họng, nghẹt mũi, đi ngoài, đau dạ dày. Tác dụng nghiêm trọng hơn có thể gặp như suy gan, suy tụy, suy tim, đau khớp…
– Tương tác thuốc: Một số loại thuốc có thể ảnh hưởng đến lượng chất ức chế DPP – 4 hấp thụ vào cơ thể như Clarithromycin và rifampin, Diltiazem, Atazanavir và ritonavir.

2.5. Nhóm thuốc ức chế SGLT2 – Ức chế quá trình tái hấp thu glucose

– Thành phần nhóm: dapagliflozin, empagliflozin, Canagliflozin, ertugliflozin. Nhóm thuốc này thường hoạt động ở trong thận.
– Tác dụng phụ: Tăng nguy cơ bị nhiễm trùng đường tiết niệu, làm hạ đường huyết ở mức nặng, suy tim, nguy cơ mắc bệnh thận.
– Tương tác thuốc: Thuốc nhóm ức chế SGLT2 không tương tác với nhiều loại thuốc, do đó ít gây ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị. Chỉ có thuốc Rifampin trong nhóm này có thể làm cho hiệu quả của thuốc bị suy giảm.

2.6. Liệu pháp Insulin – Kiểm soát đường huyết

– Thành phần nhóm:  insulin lispro, Insulin glulisine, insulin glargine, Insulin glulisine, insulin detemir, insulin isophane
– Tác dụng phụ: Phổ biến nhất là hạ đường huyết, đau đầu, chóng mặt, ho, khô miệng, phát ban, lo âu, mệt mỏi.
– Tương tác thuốc: Nhóm Insulin có thể tương tác với một số thuốc khiến đường huyết khó kiểm soát, có thể quá cao hoặc quá thấp. Các loại thuốc có thể tương tác như: thuốc chống trầm cảm, thuốc điều trị huyết áp cao, thuốc kháng sinh, thuốc tránh thai, corticoseriof.

3. Làm gì để việc điều trị bệnh tiểu đường mang lại hiệu quả?

Bí quyết để đẩy lùi bệnh tiểu đường Bí quyết để đẩy lùi bệnh tiểu đường

Tiểu đường là bệnh mãn tính nên bệnh nhân cần chung sống lâu dài với thuốc, đây cũng là lý do khiến nhiều người gặp phải tình tác dụng phụ của thuốc tiểu đường. Để điều trị bệnh hiệu quả, bạn có thể tham khảo những bí quyết đơn giản dưới đây:
  • Uống thuốc đúng cách: Tuân thủ các vấn đề về liều lượng, thời gian uống thuốc để tránh những tác dụng không mong muốn xảy ra. Để uống thuốc đúng cách, bạn cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng ghi trên bao bì và tham khảo ý kiến của bác sĩ điều trị.
  • Vận động và ăn uống khoa học: Chế độ dinh dưỡng hợp lý, vận động và rèn luyện hằng ngày sẽ giúp bệnh nhân kiểm soát tốt đường huyết trong cơ thể, nhờ vậy mà tình trạng bệnh được duy trì ổn định, ngăn chặn các biến chứng do thuốc tiểu đường gây nên.
  • Duy trì một tâm trạng tốt: Theo nhiều nghiên cứu cho thấy, những người duy trì được tâm trạng tốt và thả lỏng trong quá trình điều trị tiểu đường thường đạt được hiệu quả cao hơn. Do đó, bạn nên học cách điều hòa cảm xúc, tìm cách thư giãn tinh thần để giải phóng những áp lực và mệt mỏi.
Lo lắng và hoang mang về tác dụng phụ của thuốc tiểu đường là vấn đề nhiều bệnh nhân gặp phải. Tuy nhiên, cần nhấn mạnh lại rằng những tác dụng này không quá mức trầm trọng, bạn chỉ cần tham khảo ý kiến bác sĩ và thực hiện đúng để kiểm soát bệnh một cách tốt nhất. 
Mời đánh giá

NHẬN TƯ VẤN TỪ SHOP NHẬT BẢN




    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *