- Sữa tăng trưởng chiều cao Asumiru Nhật Bản 3-16 tuổi
- Sữa tăng chiều cao và cân nặng cho trẻ phát triển toàn diện
1. Sữa công thức pha để được bao lâu?
Khi mẹ pha sữa công thức xong nên cho trẻ uống luôn ngay sau đó để đảm bảo chất lượng sữa.Tuy nhiên, sẽ có những thời điểm pha sữa xong con ngủ hoặc vì lý do nào đó chưa cho trẻ bú ngay thì sữa này hoàn toàn có thể để lại trong thời gian nhất định để con sử dụng. Vậy khoảng thời gian sau khi pha sữa xong để được trong bao lâu?
- Nhiệt độ phòng: Tối đa khoảng 2 giờ.
- Để trong tủ lạnh: Tối đa lên tới 24 giờ (Nhiệt độ phải ở 4,4℃ hoặc thấp hơn).
Trong trường hợp trẻ đã bú dở sữa, không nên tiếp tục lưu giữ và cho con sử dụng tiếp. Bởi sữa đã có nước bọt của trẻ, rất dễ bị nhiễm khuẩn, không còn sạch nếu đem đi lưu giữ và dùng tiếp. Lúc này mẹ hoặc người lớn hãy uống hết để tránh lãng phí và không để được quá lâu vì:
- Dễ bị nhiễm khuẩn: Nếu sữa không dùng đến hoặc để quá thời gian 2 giờ ở nhiệt độ thường thì mẹ nên đổ bỏ. Nếu cố gắng giữ sữa lại và cho trẻ uống sẽ ảnh hưởng đến tiêu hóa và đường ruột của trẻ bởi sữa có khả năng bị nhiễm khuẩn, đặc biệt là Crono – một loại vi khuẩn gây nhiễm trùng máu hay viêm màng não ở trẻ.
- Không đảm bảo vệ sinh: Khi pha sữa công thức cho bé, nếu bé uống dở, không uống hết, lượng sữa còn dư đã có nước bọt của trẻ rất nếu để lâu rất dễ bị nhiễm khuẩn, không còn sạch cho lần uống sau nữa. Do đó, mẹ nên đổ bỏ không cất trong tủ lạnh cho trẻ uống nữa để đảm bảo hệ đường ruột của con không bị ảnh hưởng.
2. Sữa công thức ủ nóng để được bao lâu?
Sữa công thức rất tiện lợi để pha cho trẻ, nhưng nếu không biết cách bảo quản sẽ gây ra những ảnh hưởng nhất định tới hệ tiêu hoá của trẻ. Không ít lần pha sữa cho trẻ và trẻ chưa bú hoặc bú chưa hết, ba mẹ thường bảo quản nhanh trong ngăn mát tủ lạnh. Vậy khi làm nóng sữa để trong tủ lạnh, có thể cho con bú trong bao lâu nữa?
Trường hợp sữa được bảo quản bằng túi Zip hoặc bình hâm sữa, chỉ nên cho bé sử dụng tối đa trong 4-5 giờ. Ba mẹ cần kiểm tra thường xuyên chất lượng sữa xem có bị sủi bọt hay tách lớp chưa.Nếu có bất cứ hiện tượng gì bất thường, nhất định không được tiếc mà cho con sử dụng tiếp, sẽ ảnh hưởng rất lớn tới hệ tiêu hoá.
3. Cách bảo quản sữa công thức đã pha
Đối với những trẻ ti mẹ hoàn toàn thì mẹ sẽ không phải đau đầu cẩn thận vấn đề bảo quản sữa pha, vì chỉ cần vệ sinh đầu ti sạch sẽ trước khi cho con tu ti là con đã được hưởng dòng sữa nóng ấm tiệt trùng. Đối với trường hợp con uống sữa công thức, ba mẹ hãy học cách bảo quản sữa công thức đã pha để sử dụng cho con an toàn nhất:
- Đậy nắp thật kín: Dù mẹ bảo quản sữa công thức đã pha ở nhiệt độ phòng hay ngăn mát tủ lạnh, mùa đông hay mùa hè cũng đều phải đậy nắp thật kín để tránh làm ảnh hưởng tới chất lượng sữa của con khi pha.
- Sử dụng bình ủ sữa: Bình ủ sữa đặc biệt tiện lợi khi mẹ mang em bé ra ngoài nhiều giờ. Bình ủ sữa có thể cho vài viên đá đặt bên cạnh để bảo quản. Tuy nhiên, mẹ cũng nên để ý tới chất lượng sữa bên trong trước khi cho con uống nhé.
- Kiểm tra chất lượng: Dù mẹ đã tuân thủ thời gian bảo quản sữa (2 tiếng ở nhiệt độ phòng, 24 tiếng ở ngăn mát tủ lạnh) nhưng trước mỗi cữ bú của con, mẹ hãy kiểm tra cẩn thận sữa của con có gì bất thường không nhé.
- Ghi nhớ rõ giờ pha sữa: Trường hợp con chưa ăn sữa, mẹ hãy nhớ ghi rõ giờ pha sữa trước khi tiến hành đưa vào tủ lạnh để bảo quản nhé. Điều này vừa giúp mẹ xác định được thời gian trữ sữa, nếu có người thân hỗ trợ mẹ cho con ăn cữ sữa sau cũng sẽ biết được sữa có cho con ăn được không.
4. Những lưu ý khi pha sữa công thức cho bé
Sữa công thức là nguồn dinh dưỡng bổ sung cho trẻ rất tốt, hỗ trợ nhiều cho mẹ ít sữa hoặc đã cai sữa cho con. Tuy nhiên, việc cho con uống sữa công thức đòi hỏi mẹ cần lưu ý nhiều hơn so với việc cho con tu ti mẹ trực tiếp. Mẹ có thể lưu lại những ghi chú dưới đây để pha sữa và bảo quản sữa cho con tốt nhất:
- Tuân thủ hướng dẫn của NSX: Mẹ không tự ý thay đổi công thức pha sữa (bằng cách pha loãng đi hoặc pha đặc hơn). Không pha trộn thêm sữa khác điều này nhằm bảo vệ con của bạn, giảm nguy cơ bị dị ứng, thừa chất hoặc chứng khó tiêu ở trẻ.
- Thời gian sử dụng sữa khi mở nắp: Sữa công thức đã mở nắp chỉ nên sử dụng tối đa trong vòng 1 tháng. Mẹ không cho trẻ dùng sữa đã được mở nắp quá lâu vì sữa có nguy cơ bị ẩm, mốc ảnh hưởng tới thành phần và chất lượng sữa.
- Không cho bé sử dụng sữa còn thừa: Sữa bé bú thừa không nên bảo quản tiếp để con bú cữ sau vì lúc này sữa đã có nước bọt của trẻ, nguy cơ bị xâm nhập vi khuẩn cao, ảnh hưởng tới hệ tiêu hoá của con.
- Không được pha các loại sữa khác nhau: Mỗi loại sữa sẽ có chỉ định pha nhất định. Khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ, bạn không nên pha trộn các loại sữa với nhau để ngừa nguy cơ dị ứng sữa, thừa chất.
- Không dùng lò vi sóng hâm sữa để trong tủ lạnh: Lò vi sóng làm nóng sữa không đều, còn khiến các kháng thể, vitamin trong sữa dễ bay hơi, phân huỷ, biến đổi chất lượng sữa. Hơn nữa, lò vi sóng thường xuyên để hâm thức ăn dễ đọng dầu mỡ, nếu hâm sữa công thức bằng lò vi sóng sẽ khiến ám mùi thức ăn, mùi lạ trong sữa.
- Đảm bảo nhiệt độ nước khi pha sữa: Mỗi loại sữa sẽ có nhiệt độ hoà tan khác nhau. Theo đó, sữa công thức pha với nước nóng 60-80 độ C sẽ làm hao hụt thành phần dinh dưỡng. Nhiều sữa hoà tan ở 70 độ C nhưng cũng có loại chỉ cần nước 50 độ C đã có thể hoà tan hoàn toàn.Do đó, mẹ nên xem kỹ ghi chú trên bao bì xem nhiệt độ pha sữa là bao nhiêu để đảm bảo chất lượng.