Diễn đàn tràn ngập các thông tin về các loại sinh tố cho người tiểu đường. Có thể thấy hở ra là tìm được danh sách với vô vàn các loại trái cây quen thuộc hữu ích cho người bệnh tiểu đường. Vậy chế biến sinh tố cho người tiểu đường cần chú ý điều gì, liều lượng tiêu thụ mỗi ngày bao nhiêu? Bạn đọc hãy cùng theo dõi chi tiết trong bài viết dưới đây của Shop Nhật Bản nhé!

1. Sinh tố bơ

Sinh tố bơ
                                                                Sinh tố bơ

Bơ là loại trái cây không ảnh hưởng tới đường huyết trong máu vì lượng carbohydrate thấp. Bên cạnh đó, chất xơ trong bơ cũng rất cao, kali nhiều hơn hẳn so với cam hay chuối. Các chất này giúp đảm bảo sự ổn định hoạt động của tim mạch, góp phần làm giảm huyết áp, ngừa các cơn đau tim, đột quỵ.

Chuẩn bị:

  • Trái bơ chín: 150-200g.
  • Sữa tươi không đường: 200ml.
  • Đường cho người ăn kiêng.
  • Nước cốt chanh tươi: 5ml.

Cách thực hiện:

  • Dùng dao bổ trái bơ thành 2, tách hạt, lấy phần thịt bơ. Nên lấy hết phần dính vào hạt bơ để không bị đắng.
  • Cho phần nước cốt chanh vào phần thịt bơ, cho thêm sữa tươi, đường vào máy xay sinh tố, xay đến khi nhuyễn là được.
  • Cuối cùng, đổ bơ ra ly, thêm 1-2 viên đá nhỏ vào và thưởng thức.

2. Sinh tố ổi

Sinh tố ổi
                                                                Sinh tố ổi

Sinh tố ổi chứa hàm lượng dinh dưỡng và chất xơ cao (cứ 100g ổi thì có tới 6g là chất xơ) giúp kiểm soát đường huyết. Hoạt chất ức chế men protein tyrosine phosphatase giúp giảm tính kháng insulin hiệu quả ở người bệnh tiểu đường.

Chuẩn bị

  • Quả ổi: 3 quả.
  • Đá.

Cách thực hiện:

  • Ổi đem rửa sạch, gọt bỏ vỏ và cắt thành những miếng nhỏ.
  • Cho lần lượt ổi vào máy xay sinh tố đến khi nhuyễn mịn
  • Khi xay xong, rót ra cốc và cho thêm đá vào uống

Lưu ý:

  • Với người tiểu đường nên loại bỏ vỏ ổi vì trong vỏ ổi có chứa chất tanin – chất chống oxy hóa cao có thể gây táo bón.
  • Người tiểu đường cũng không nên ăn nhiều ổi trong ngày, mỗi ngày chỉ nên ăn 140g ổi chín (khoảng 2 quả ổi nhỏ bằng nắm tay).

3. Sinh tố bưởi

Sinh tố bưởi
                                                                     Sinh tố bưởi

Sinh tố bưởi ngừa biến chứng tiểu đường, kiểm soát đường huyết, ngừa tình trạng tăng huyết áp, cung cấp lượng vitamin C, P tốt cho người bệnh tiểu đường.

Mỗi tuần, người bệnh tiểu đường có thể uống 2-3 ly sinh tố bưởi để chất naringenin đốt cháy lượng mỡ dư thừa, cải thiện quá trình kiểm soát đường huyết trong máu.

Chuẩn bị:

  • Bưởi: 300g.
  • Máy xay sinh tố.

Cách thực hiện:

  • Lột vỏ bưởi, tách múi và bỏ hạt.
  • Cho bưởi vào máy xay sinh tố xay nhuyễn.
  • Rót ra cốc và cho thêm một chút đá để dễ uống hơn nhé.

4. Sinh tố cam

Sinh tố cam
                                                              Sinh tố cam

Cam không chỉ là loại quả có chỉ số GI thấp mà còn chứa chất chống oxy hóa, hạn chế stress, giảm thiểu các biến chứng bệnh tim mạch.Người bệnh tiểu đường uống sinh tố cam giúp tăng cường sức đề kháng, hỗ trợ tiêu hóa, duy trì cân nặng.

Chuẩn bị:

  • 1-2 quả cam chín.
  • Máy xay sinh tố.

Cách thực hiện:

  • Cam rửa sạch, bổ cam thành múi cau, bỏ hạt.
  • Cho tất cả cam vào máy xay sinh tố xay nhuyễn.
  • Rót hỗn hợp ra cốc, thêm nước hoặc đá lạnh để uống.

Lưu ý:

  • Người bệnh tiểu đường chỉ nên uống từ 1-2 cốc sinh tố cam mỗi ngày.

5. Sinh tố cà chua

Sinh tố cà chua
                                                                          Sinh tố cà chua

Cà chua khi chín mềm bở nhưng lại không chứa tinh bột, là thực phẩm trong danh sách thực phẩm tốt cho người bệnh tiểu đường. Một ly sinh tố cà chua sẽ không khiến lượng đường huyết tăng sau khi ăn. Hơn nữa, cà chua cũng ít đường, ít carbohydrate, nhiều vitamin như A, B, C, E,… nên rất tốt cho người bệnh tiểu đường.

Chuẩn bị:

  • Cà chua: 150g.
  • Dứa: 150g.
  • Nước cốt chanh: 10ml

Cách thực hiện:

  • Cà chua rửa sạch, thái miếng cau.
  • Dứa gọt vỏ, bỏ mắt, ngâm trong nước muối loãng khoảng 10 phút.
  • Cho tất cả cà chua và dứa vào máy xay sinh tố, thêm chút nước cốt chanh rồi xay nhuyễn.
  • Khi uống cho thêm đá uống mới sẽ giúp huyết áp ổn định, tác dụng phòng chống bệnh đái tháo đường, béo phì.

Lưu ý:

  • Người tiểu đường không ăn quá 300g cà chua mỗi ngày để đảm bảo lượng insulin trong cơ thể.

6. Sinh tố táo

Sinh tố táo
                                                             Sinh tố táo

Sinh tố táo là thức uống lý tưởng cho bệnh nhân tiểu đường vì táo giàu pectin giúp trừ độc tố gây hại cho mạch máu. Đồng thời, táo còn giúp lượng đường insulin trong máu giảm xuống hơn 35%.

Chuẩn bị:

  • 1 quả táo.
  • Máy xay sinh tố

Cách thực hiện:

  • Táo gọt sạch vỏ, cắt thành miếng nhỏ và bỏ hạt.
  • Cho táo vào máy xay xay nhuyễn, thêm đá tùy thích để dễ uống hơn

Lưu ý:

  • Người bệnh tiểu đường nên sử dụng mỗi ngày 1 quả táo thôi nhé.

7. Sinh tố đu đủ

Sinh tố đu đủ
                                                                 Sinh tố đu đủ

Quả đu đủ có vị ngọt đậm, nhưng hàm lượng đường cũng khá thấp. Trung bình 400g đu đủ chỉ chứa 8,3g đường. Sinh tố cho người tiểu đường từ quả đu đủ giúp làm chậm tốc độ tiến triển của tiểu đường tuýp 2, giảm thiểu gốc tự do cho cơ thể. Mỗi ngày 1 cốc sinh tố đu đủ còn giúp cung cấp vitamin dồi dào như vitamin A, B1, B2, B6, carotene, kali,…- đều là những khoáng chất cần thiết cho người bệnh tiểu đường.

Chuẩn bị:

  • 1 quả đu đủ chín.

Cách thực hiện:

  • Băm nhẹ bên ngoài vỏ đu đủ để nhựa đu đủ thoát ra hết, sau đó gọt vỏ, bỏ hạt
  • Thái đu đủ thành những miếng nhỏ.
  • Cho toàn bộ đu đủ vào máy xay, thêm một lượng nước lọc vừa đủ để ly sinh tố dễ uống hơn.

Lưu ý:

  • Lượng đu đủ khuyến nghị cho người tiểu đường là 200g mỗi ngày.

8. Sinh tố lê

Sinh tố lê
                                                                Sinh tố lê

Sinh tố lê giúp ngăn ngừa các biến chứng của bệnh tiểu đường ở hệ thần kinh, mắt, thận. Các chất dinh dưỡng có trong lê còn giúp kiểm soát cân nặng, kiểm soát đường huyết tốt. Nếu bạn thường xuyên ăn lê còn giúp tăng độ nhạy với insulin, huyết áp cũng ổn định hơn.

Chuẩn bị: 

  • Quả lê 2 quả.
  • Sữa tươi không đường.
  • Đá.

Cách thực hiện:

  • Lê gọt vỏ, cắt thành từng miếng nhỏ, bỏ hạt ở giữa.
  • Cho lê vào máy xay sinh tố, cho tiếp sữa tươi không đường và đá vào xay để hỗn hợp dễ uống hơn.

9. Sinh tố khổ qua (mướp đắng)

Sinh tố khổ qua
                                                                    Sinh tố khổ qua

Mướp đắng giảm được lượng đường trong máu của cơ thể nhờ một số đặc tính của chất giống như insulin, đưa glucose vào các tế bào để tạo ra năng lượng. Ngoài ra, chất lectin giúp giảm nồng độ glucose trong máu, ngăn chặn sự thèm ăn.

Chuẩn bị

  • Mướp đắng tươi 1 quả.
  • Nước cốt chanh 5ml

Cách thực hiện:

  • Mướp đắng rửa sạch, cắt miếng nhỏ rồi ngâm với muối loãng cho sạch.
  • Vớt mướp đắng ra để ráo nước rồi cho vào máy ép nước để lấy phần nước ép.
  • Cho thêm phần nước cốt chanh để uống sinh tố mướp đắng vào mỗi buổi sáng lúc dạ dày rỗng để hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường tốt hơn.

Lưu ý:

  • Người bệnh tiểu đường muốn bổ sung mướp đắng vào chế độ ăn của mình chỉ nên tiêu thụ khoảng 250g – tương đương 2 quả mướp đắng mỗi ngày.

10. Sinh tố cần tây 

Sinh tố cần tây 
                                                          Sinh tố cần tây

Trong cần tây chứa nhiều chất xơ, vitamin K có tác dụng giảm viêm, tăng nhạy cảm của cơ thể với insulin, cải thiện sự chuyển hóa glucose. Chăm chỉ uống sinh tố cần tây còn giúp bạn kiểm soát tình trạng huyết áp, biến chứng bệnh tiểu đường gây ra.

Chuẩn bị:

  • Cần tây tươi: 2-3 cọng mập.
  • Cà rốt: 1 quả.

Cách thực hiện:

  • Cần tây rửa sạch, để ráo nước rồi cắt thành khúc vừa máy ép nước.
  • Cà rốt gọt vỏ, bổ miếng nhỏ hơn cần tây.
  • Cho cà rốt và cần tây lần lượt vào máy ép để ép nước. Nếu không có máy ép có thể cho vào máy xay xay nhuyễn, lược bỏ bớt bã để dễ uống.

Lưu ý:

Sinh tố cho người tiểu đường từ các loại quả, rau củ đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, để đảm bảo lượng đường huyết sau ăn không tăng quá cao, cách chế biến và thưởng thức cũng có một số lưu ý:

  • Ăn sinh tố đúng cách: Khi làm sinh tố cho người tiểu đường bạn nên chia nhỏ lượng sinh tố thành nhiều bữa phụ trong ngày.
  • Chọn trái cây kỹ càng: Trái cây được chọn để làm sinh tố cho người tiểu đường cần chọn loại đảm bảo rõ nguồn gốc, sạch sẽ, không dập nát, không chứa chất bảo quản.
  • Không nên cho thêm đường: Hầu hết các loại trái cây đều có một lượng đường nhất định, không ít thì nhiều. Do đó, khi làm sinh tố hoa quả, không nên cho thêm đường vào khẩu phần của người bệnh tiểu đường. Sữa cũng nên hạn chế.
  • Tránh các loại nước hoa quả đóng chai: Vì chứa chất bảo quản, lượng đường cao, các loại đồ uống có ga, các thực phẩm nhiều tinh bột như cơm, sắn, khoai,…

Trên đây là chia sẻ của Shop Nhật Bản về các loại sinh tố cho người tiểu đường. Mỗi loại trái cây sẽ có hương vị khác nhau nên bạn có thể thay đổi khẩu vị hàng ngày nhé. Nếu cần giải đáp thêm thông tin dinh dưỡng và khả năng kiểm soát đường huyết sau ăn của loại trái cây nào, hãy liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ.

THÔNG TIN LIÊN HỆ:

Mời đánh giá

NHẬN TƯ VẤN TỪ SHOP NHẬT BẢN




    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *