Nếu bạn cho rằng trẻ con sẽ có định nghĩa về Tết giống như bạn thì điều đó chưa đúng. Chính sự hiểu chưa đúng này dẫn tới hiểu lầm rằng những kì vọng của bạn về ngày Tết cũng là kì vọng của trẻ trong ngày Tết. Khái niệm về Tết là rất khác giữa bạn và trẻ. Với suy nghĩ của trẻ, ngày Tết là một ngày có nhiều khách, có nhiều bánh kẹo, có cha mẹ nghỉ ở nhà và dắt bé đi chơi. Tuy nhiên, trẻ sẽ chưa có ý thức và trách nhiệm về việc đi thăm hỏi, lì xì, chúc Tết… cho đến khi cha mẹ dạy cho trẻ về ý nghĩa và mục đích của ngày Tết.
Phần lớn là do cha mẹ bỏ qua bước kể cho trẻ nghe về ngày Tết để giúp trẻ nhận ra điều gì trẻ cần làm. Do vậy, nhiều trẻ trở nên ương bướng và khó chịu trong và sau Tết.

Dạy trẻ về ngày Tết là cần thiết
Ngày Tết là một ngày đặc biệt, có nhiều cơ hội và bài học để trẻ học. Điều này không chỉ giúp trẻ hiểu vể ý nghĩa ngày tết, mà còn giúp ích phát triển nhận thức về giao tiếp và xã hôi. Đừng nghĩ trẻ còn nhỏ chưa hiểu gì, mà hãy cho trẻ biết về nó. Trẻ sẽ sinh hoạt bình thường và ngoan khi bạn cho trẻ biết điều gì nên làm trong ngày Tết. Đây là những điều bạn nên dạy trẻ:

1. Biết cảm ơn khi nhận lì xì từ người lớn
Trẻ 1-3 tuổi: Có thể dạy cụm từ “vâng, ạ” hoặc “con cảm ơn”
Trẻ 4 tuổi trở lên: Có thể dạy trẻ nói kèm danh xưng như: “Con cảm ơn cô/chú/ông/bà…”

2. Biết 1 câu chúc Tết 
Trẻ từ 1 – 6 tuổi nên được dạy để biết 1 câu chúc đơn giản để trẻ biết về cách giao tiếp đặc biệt trong ngày Tết. Ngoài ra, cha mẹ nên nói cho trẻ về sự khác nhau của các câu chúc dành cho ông,bà/cô,chú/anh,chị…

3. Dạy trẻ biết tri ân ông bà tổ tiên
Thông qua các hoạt động như tảo mộ, thăm viếng người thân. Bạn hãy kể cho trẻ nghe câu chuyện về gia đình, tổ tiên để trẻ dần phát triển việc ghi nhớ, tri ân. Các bé từ 4 tuổi nên được dạy về lòng tri ân – điều mà sẽ làm nên giá trị của con người trẻ trong tương lai.

4. Biết các điều đặc trưng của ngày Tết
• Cùng trẻ bàn luận hay trang trí về ý nghĩa, màu sắc của hoa mai, hoa đào trong ngày Tết
• Kể cho trẻ nghe về sự tích của Bánh Chưng – Bánh Tét
• Bánh mứt: Thay vì ngăn cấm khi thấy trẻ ăn nhiều thì bạn nên giới thiệu cho trẻ biết về các món ăn này. Nên nhớ rằng, càng cấm trẻ càng muốn làm
• Công việc nhà ngày Tết: Để trẻ hào hứng tham gia việc nhà, bạn nên phân vài công việc đơn giản, gần gũi với trẻ như: xếp kệ sách, đồ chơi, dán sticker trang trí…

Giúp trẻ ăn ngoan ngày Tết
Những ngày Tết thường có đông người và có nhiều việc nên có một vài xáo trộn dẫn đến một số lo lắng cho cha mẹ như:

• Lịch ăn của trẻ không ổn định, dẫn đến chế độ ăn uống chưa đủ dinh dưỡng và trẻ biếng ăn sau Tết
• Trẻ ăn nhiều bánh kẹo, mứt và uống nhiều nước ngọt
• Do ham chơi hoặc do trong nhà thường đông người ra vào, trẻ cũng có thể không chịu ăn hoặc thường bỏ bữa

Theo TS. Yella, ĐH College London, trẻ không có gì sai khi đòi hỏi ăn nhiều bánh mứt trong dịp Tết/ bởi vì hành vi ăn uống của trẻ sẽ phụ thuộc vào các mối quan hệ và sự tương tác của các thành viên trong gia đình và trẻ. Việc mọi người vui chơi ăn uống “thả ga” thì trẻ học được điều này là dễ hiểu. Do đó, việc cấm trẻ ăn bánh kẹo là điều không hiệu quả, thậm chí có thể làm trẻ thích ăn hơn và càng biếng ăn bữa chính. Một cách hiệu quả hơn là bạn có thể chuẩn bị các thực phẩm thay thế hoặc xen kẽ giàu dinh dưỡng hơn các loại bánh kẹo mứt bằng các loại hạt. Làm sao giúp trẻ ăn những thực phẩm giàu dinh dưỡng hơn? Nhớ rằng, trẻ con cần hành động và bạn phải có câu chuyện cho trẻ.

Trước tiên, bạn cho trẻ biết bạn cũng thích ăn nó. Sau đó, cho trẻ vài câu chuyện liên quan. Ví dụ, bạn muốn trẻ thử hạt điều thay vì mứt dừa. Bạn có thể mua hạt điều vỏ lụa và câu chuyện là “nàng công chúa xinh đẹp sau lớp áo nâu xấu xí. Con muốn thấy nàng công chúa xinh đẹp thì con phải lột bỏ vỏ lụa này khi ăn”. Hàng trăm câu chuyện như vậy sẽ khiến trẻ rất hứng thú. 

Việc biếng ăn của trẻ cũng thường thấy trong dịp lễ Tết bởi vì trẻ cảm thấy không quen khi xuất hiện nhiều người trong nhà. Cảm giác không quen này làm trẻ không thích theo 1 lịch ăn hằng ngày, do đó trẻ chán ăn ở một vài bữa nào đó. Bạn không cần phải bối rối vì 1 vài bữa trẻ không ăn. Theo nhóm nghiên cứu của TS. Rolando, ĐH Sonora, cho thấy: Việc trẻ biếng ăn hay ăn xáo trộn trong ngày lễ dưới 3 tuần thì không ảnh hưởng nhiều đến sự biếng ăn hoặc thay đổi cân nặng của trẻ sau đó. Tuy nhiên, nếu bạn ép trẻ ăn hoặc cố dụ ép trẻ ăn trong những dịp này thì có thể làm trẻ tăng cân không khỏe mạnh và khó quay lại ăn tốt sau kì lễ. 

Một vài điều được khuyên dành cho cha mẹ trong dịp lễ Tết:

1. Bạn không cần cho trẻ 1 lịch ăn khắt khe trong ngày lễ Tết, không nhất thiết phải đủ 3 bữa mà thay vào đó là cho phép trẻ ăn nhiều bữa. Khi trẻ chơi đùa bạn không nên cho trẻ ăn. Dành những khoảng giữa các cuộc chơi và khuyến khích trẻ nạp năng lượng là điều trẻ thích hơn. Ví dụ “Bin nãy giờ mệt rồi, xe Bin cũng mệt rồi, vào đây mẹ cho cả hai nạp năng lượng nè”,…

2. Duy trì chế độ dinh dưỡng đầy đủ và có sẵn cho trẻ lựa chọn. Bạn có thể để sẵn những loại trái cây trong tủ lạnh, mua những loại bánh giàu dinh dưỡng, ít đường hơn để xen lẫn trong khay bánh. Những bữa trẻ ham chơi không ăn, bạn có thể cho trẻ uống sữa thay thế, có thể chọn sữa canxi Asumiru vừa tăng chiều cao vừa hỗ trợ tăng cân để giúp trẻ ăn tốt hơn và giảm các vấn đề tiêu hóa do chế độ ăn nhiều đường, chất béo ngày Tết. Tham khảo thêm về sữa Asumiru tại đây: http://asumiru.nhatban.vn/

3. Khuyến khích trẻ vận động tích cực. Điều này có hiệu quả giúp trẻ cân bằng năng lượng và tăng nhu cầu nạp năng lượng. Đi dạo và trò chuyện cùng trẻ hoặc cho trẻ tham gia vào hoạt động của gia đình (dọn bàn, chuẩn bị đồ ăn, đi chợ Tết… đó là những vận động tích cực trong ngày Tết đến xuân về.

Tóm lại, Tết cổ truyền là một dịp lễ đặc biệt trong năm để mỗi người thể hiện lòng tri ân, yêu thương đến gia đình và người thân của mình. Đó cũng là bài học quan trọng nhất mà chúng ta cần dạy trẻ để mọi trẻ em Việt Nam đều học được truyền thống của dân tộc ngay từ khi còn nhỏ và biết giữ gìn nét đẹp truyền thống của dân tộc mình về sau.

Mời đánh giá

NHẬN TƯ VẤN TỪ SHOP NHẬT BẢN




    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *