Mùa thu đông dễ làm trẻ mắc các bệnh giao mùa như cảm lạnh, cúm và viêm phế quản do sự thay đổi thời tiết. Những bệnh này có thể gây khó chịu và biến chứng nếu không được chăm sóc đúng cách. Hiểu rõ và phòng ngừa kịp thời rất quan trọng để bảo vệ sức khỏe của trẻ. Cùng Shop Nhật Bản tìm hiểu kỹ lưỡng hơn về những bệnh thường gặp và cách phòng ngừa nhé.
1. Bệnh giao mùa là gì?
Bệnh giao mùa là các bệnh thường xuất hiện trong giai đoạn chuyển tiếp giữa các mùa, đặc biệt khi thời tiết thay đổi đột ngột từ nóng sang lạnh hoặc ngược lại.
Thời điểm này không chỉ làm xáo trộn sự thích nghi của cơ thể mà còn ảnh hưởng đến môi trường xung quanh, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, virus phát triển mạnh mẽ. Những tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus và các yếu tố dị ứng từ môi trường tăng mạnh. Môi trường ô nhiễm, khói bụi, và sự gia tăng phấn hoa, nấm mốc vào thời điểm này đều là những yếu tố góp phần làm bùng phát các bệnh lý giao mùa.
Không chỉ vậy, vào thời kỳ giao mùa, nhiệt độ, độ ẩm và áp suất không khí thay đổi nhanh chóng cũng khiến hệ miễn dịch và khả năng phòng vệ tự nhiên của con người, đặc biệt là trẻ em dễ bị suy giảm.
Do đó, thời điểm giao mùa là lúc bạn cần chăm sóc sức khỏe cẩn thận hơn để đối mặt với những thay đổi và duy trì sức khỏe tốt trong thời gian giao mùa.
2. Vì sao trẻ em dễ mắc bệnh khi giao mùa?
Trẻ em, đặc biệt là trẻ nhỏ, có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện và thường yếu hơn so với người lớn. Điều này khiến trẻ dễ bị tác động mạnh mẽ bởi những thay đổi đột ngột về thời tiết và môi trường trong thời kỳ giao mùa. Một số lý do chính khiến trẻ dễ mắc bệnh trong thời kỳ này bao gồm:
- Hệ miễn dịch chưa hoàn thiện: Trẻ nhỏ, đặc biệt là dưới 5 tuổi, có hệ miễn dịch chưa phát triển hoàn chỉnh. Cơ thể trẻ không thể sản xuất đủ kháng thể để chống lại các loại virus và vi khuẩn xâm nhập từ môi trường. Khi giao mùa, sự thay đổi đột ngột về nhiệt độ và thời tiết tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn và virus phát triển mạnh, và cơ thể trẻ không có đủ khả năng phòng vệ trước những tác nhân này.
- Khả năng điều chỉnh thân nhiệt kém: So với người lớn, trẻ em có khả năng điều chỉnh thân nhiệt kém hơn. Khi thời tiết thay đổi đột ngột, trẻ có thể không điều chỉnh kịp nhiệt độ cơ thể, dẫn đến việc dễ bị cảm lạnh, sốt, hoặc mắc các bệnh liên quan đến đường hô hấp.
- Hệ hô hấp và tiêu hóa non yếu: Trong điều kiện thời tiết khô hanh hoặc ẩm ướt, niêm mạc mũi và họng của trẻ dễ bị khô hoặc kích ứng, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn và virus xâm nhập. Đường hô hấp và hệ tiêu hoá của trẻ nhỏ lại nhạy cảm và dễ bị tổn thương bởi các tác nhân này.
- Trẻ thường tiếp xúc với môi trường đông đúc: Trẻ em thường tiếp xúc với nhau trong môi trường trường học, mẫu giáo, hoặc khu vui chơi. Đây là môi trường lý tưởng cho các loại bệnh lây lan qua đường hô hấp và tiêu hóa.
- Thói quen vệ sinh chưa tốt: Trẻ nhỏ thường chưa có ý thức đầy đủ về việc giữ gìn vệ sinh cá nhân, như việc rửa tay trước khi ăn hoặc sau khi chạm vào các bề mặt bẩn. Điều này càng làm gia tăng nguy cơ nhiễm khuẩn và mắc các bệnh truyền nhiễm.
3. Các bệnh giao mùa thường gặp ở trẻ
Trong giai đoạn giao mùa, trẻ em có nguy cơ mắc phải nhiều loại bệnh khác nhau, trong đó phổ biến nhất là các bệnh liên quan đến đường hô hấp, tiêu hóa, và dị ứng. Dưới đây là một số bệnh phổ biến mà trẻ em thường gặp phải trong thời kỳ này:
- Cảm lạnh và cảm cúm
Thời điểm giao mùa là lúc trẻ nhỏ dễ bị nhiễm cảm cúm do hệ miễn dịch còn non yếu. Cảm cúm ở trẻ nhỏ có thể có các biểu hiện: trẻ bị sốt khi giao mùa, nghẹt mũi, ho, đau họng, hắt hơi, nhức mỏi toàn thân.
Nguyên nhân chính là do virus cúm và các loại virus gây cảm khác dễ dàng lây lan trong không khí lạnh. Virus này có thể lây truyền qua đường hô hấp khi trẻ hít phải không khí có chứa virus hoặc tiếp xúc với bề mặt nhiễm bệnh.
Sau khoảng 2 ngày tiếp xúc với virus gây bệnh cúm, trẻ có thể bị sốt, ớn lạnh, đau mỏi cơ bắp, chóng mặt, mệt mỏi. Một số trẻ gặp các triệu chứng khác như đau tai, đau họng, nôn mửa và tiêu chảy nhiều lần trong ngày.
- Viêm đường hô hấp
Các bệnh đường hô hấp gồm:
– Bệnh đường hô hấp trên như viêm mũi, họng, viêm amidan,…
– Bệnh đường hô hấp dưới như viêm phế quản, viêm phổi là những bệnh lý thường gặp ở trẻ khi thời tiết giao mùa.
Trẻ bị viêm đường hô hấp thường có triệu chứng sốt, ho, chảy mũi nước, hắt xì. Phần lớn trẻ bị viêm đường hô hấp trên thể nhẹ chỉ kéo dài vài ba ngày là tự khỏi mà không cần dùng kháng sinh, bởi vì hầu hết do vi rút gây ra.
Nguyên nhân gây bệnh chủ yếu là do tình trạng dị ứng hoặc do các tác nhân vi khuẩn, vi rút.
Trẻ bị viêm đường hô hấp trên nếu không chữa trị dứt điểm, rất có khả năng chuyển thành viêm hô hấp dưới, một số trẻ mắc thể nhẹ có thể trở nặng trong một quãng thời gian ngắn.
- Sốt phát ban
Sốt phát ban là bệnh do virus sởi hoặc virus Rubella gây ra, không nguy hiểm, thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi, có thể hết sau vài ngày nếu được nghỉ ngơi và tuân thủ chỉ định điều trị của bác sĩ.
Bệnh thường xuất hiện đột ngột với các triệu chứng đặc trưng như trẻ sốt cao, có thể lên đến 39 – 39,5 độ C và nổi những nốt đỏ trên da, thậm chí có thể sưng. Một số triệu chứng khác gồm sưng mí mắt, chán ăn, tiêu chảy,…
Đây là bệnh lành tính, nhưng cần theo dõi kỹ để phòng ngừa các biến chứng.
- Sốt xuất huyết
Sốt xuất huyết là bệnh do muỗi truyền, không chỉ diễn ra thời điểm giao mùa mà còn có thể xuất hiện quanh năm
Triệu chứng nhẹ của sốt xuất huyết gồm sốt cao kéo dài, có thể cao tới 40 độ C, đau đầu dữ dội, nổi mẩn, phát ban. Khi bệnh tiến triển nặng, trẻ có thể đau bụng, buồn nôn, chân tay lạnh, nôn hoặc ói ra máu… nếu không được cấp cứu can thiệp kịp thời có thể dẫn đến tử vong.
Nếu cha mẹ nghi ngờ trẻ bị sốt xuất huyết cần đưa trẻ tới các cơ sở y tế khám và điều trị kịp thời, tránh biến chứng không mong muốn xảy ra.
- Dị ứng
Dị ứng theo mùa là một trong những vấn đề phổ biến trong thời kỳ giao mùa. Phấn hoa, bụi mịn, và nấm mốc phát triển mạnh trong thời gian này, gây ra các triệu chứng như hắt hơi, chảy nước mũi, ngứa mắt, và phát ban trên da.
Viêm da dị ứng có thể xảy ra ở bất kỳ đối tượng nào, đặc biệt là trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ do hệ miễn dịch non yếu, làn da trẻ mỏng manh dễ bị tác động.
Bệnh thường xảy ra vào thời điểm giao mùa thu đông, có thể chấm dứt khi trẻ 5 tuổi nhưng số ít trường hợp kéo dài đến khi trưởng thành.
Các dấu hiệu đặc trưng của bệnh gồm da nổi mẩn đỏ, ngứa ngáy, có thể chảy dịch, phù nề,… Một số trẻ có thể ho, sốt, chán ăn và sụt cân.
- Bệnh tay chân miệng
Trẻ em mắc bệnh tay chân miệng có thể có những nốt phỏng nước trên da, loét niêm mạc miệng. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh tiến triển nặng với các triệu chứng như khó thở, nôn trớ, co giật và dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm não, viêm cơ tim, viêm phổi… trường hợp xấu có thể gây tử vong.

- Tiêu chảy do virus và ngộ độc thực phẩm
Theo thống kê của WHO, mỗi năm nước ta có khoảng 1.100 trẻ dưới 5 tuổi tử vong vì bệnh này.
Bệnh bắt đầu với triệu chứng sốt, đau bụng, tiêu chảy và ói mửa. Nếu không được điều trị kịp thời, trẻ có thể bị mất nước từ nhẹ đến nặng, nguy cơ tử vong cao.
Các trường hợp tiêu chảy nhẹ có thể tự khỏi sau vài ngày. Trường hợp nặng cần đến ngay cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám và hướng dẫn điều trị bù nước, điện giải, thuốc kháng sinh hoặc có phác đồ điều trị khác.
4. Lưu ý khi điều trị bệnh giao mùa cho trẻ
Việc điều trị bệnh giao mùa cho trẻ cần tuân thủ các nguyên tắc quan trọng để đảm bảo trẻ hồi phục nhanh chóng và không gặp phải các biến chứng nguy hiểm. Dưới đây là một số lưu ý cần nhớ:
- Chẩn đoán đúng bệnh
Chẩn đoán đúng bệnh giúp đảm bảo quá trình điều trị diễn ra hiệu quả, hạn chế việc lạm dụng thuốc, đồng thời giảm thiểu các biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe của trẻ khi mắc bệnh trong thời kỳ giao mùa.
Khi trẻ có các triệu chứng bất thường như sốt, ho, khó thở, hoặc tiêu chảy, cần đưa trẻ đi khám bác sĩ để xác định chính xác bệnh và điều trị đúng cách. Vì mỗi loại bệnh có các biểu hiện riêng biệt, thậm chí một số triệu chứng bệnh giao mùa có thể giống nhau, nhưng nguyên nhân và phương pháp điều trị lại khác nhau. Vậy nên nhận biết đúng các triệu chứng sẽ giúp xác định bệnh chính xác.
Tránh tự ý cho trẻ dùng thuốc, đặc biệt là kháng sinh, vì việc lạm dụng kháng sinh có thể gây ra tình trạng kháng thuốc và làm suy giảm hệ miễn dịch của trẻ.
- Sử dụng thuốc đúng liều lượng và chỉ định
Nếu bác sĩ kê đơn thuốc, cần tuân thủ đúng liều lượng và thời gian dùng thuốc. Không nên tự ý ngừng sử dụng thuốc khi thấy trẻ có dấu hiệu khỏi bệnh, vì điều này có thể khiến bệnh tái phát và khó điều trị hơn.
Việc sử dụng kháng sinh không đúng cách là một trong những nguyên nhân dẫn đến kháng kháng sinh – tình trạng thuốc không còn hiệu quả trong việc tiêu diệt vi khuẩn. Kháng sinh chỉ có tác dụng với các bệnh do vi khuẩn gây ra, trong khi phần lớn các bệnh giao mùa như cảm cúm, sốt phát ban là do virus gây ra và không cần dùng kháng sinh. Chỉ nên sử dụng kháng sinh khi có chỉ định từ bác sĩ.
- Đảm bảo trẻ được nghỉ ngơi đầy đủ
Nghỉ ngơi là yếu tố quan trọng giúp cơ thể trẻ hồi phục nhanh chóng và tránh những biến chứng không mong muốn. Hãy đảm bảo trẻ được ngủ đủ giấc và tránh các hoạt động căng thẳng trong thời gian điều trị.
Khi nghỉ ngơi, cơ thể trẻ sẽ tập trung năng lượng vào việc chống lại các tác nhân gây bệnh. Ngủ đủ giấc giúp cơ thể sản xuất các cytokine, là protein quan trọng để chống lại viêm nhiễm và các loại virus, vi khuẩn. Việc nghỉ ngơi giúp hệ miễn dịch hoạt động hiệu quả hơn, giúp trẻ chống lại bệnh tật nhanh chóng hơn.
- Giữ ấm và vệ sinh cơ thể
Thời tiết thay đổi đột ngột trong thời kỳ giao mùa, đặc biệt là khi chuyển từ nóng sang lạnh hoặc từ ẩm sang khô, dễ khiến trẻ mắc các bệnh về hô hấp và nhiễm khuẩn. Việc giữ ấm cơ thể giúp bảo vệ sức khỏe của trẻ và hỗ trợ quá trình điều trị bệnh.
Vào mùa lạnh, cần giữ ấm cho trẻ, đặc biệt là vùng ngực, cổ, và tay chân. Lựa chọn trang phục phù hợp, điều chỉnh nhiệt độ từ 24-26 độ C để bảo vệ đường hô hấp cho trẻ.
Việc giữ vệ sinh cá nhân cũng rất quan trọng, như rửa tay thường xuyên, vệ sinh mũi miệng, và thay quần áo sạch sẽ cho trẻ hàng ngày.
- Cung cấp đủ dinh dưỡng
Dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ hệ miễn dịch của trẻ. Khi trẻ bị bệnh, hệ miễn dịch của cơ thể phải hoạt động nhiều hơn để chống lại các tác nhân gây bệnh. Các dưỡng chất như vitamin, khoáng chất, protein và chất béo là cần thiết để hỗ trợ hệ miễn dịch hoạt động hiệu quả.
Trẻ bị bệnh thường chán ăn, nôn trớ hoặc tiêu chảy, khiến cơ thể mất nước và dưỡng chất. Việc cung cấp đủ dinh dưỡng sẽ giúp bù đắp lượng dưỡng chất mất đi, tránh tình trạng suy dinh dưỡng hoặc mất cân bằng điện giải.
Vì vậy, hãy cung cấp cho trẻ một chế độ ăn uống đầy đủ dưỡng chất, bao gồm rau xanh, trái cây tươi, thực phẩm giàu vitamin C và kẽm để tăng cường sức đề kháng, cơ thể trẻ hồi phục nhanh chóng, trẻ nhanh chóng lấy lại năng lượng và thể trạng bình thường sau khi hết bệnh.
5. Hướng dẫn biện pháp tăng cường phòng bệnh cho trẻ khi giao mùa
Trong thời điểm giao mùa, trẻ em rất dễ mắc các bệnh do thay đổi thời tiết và sự gia tăng của các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus. Để bảo vệ sức khỏe của trẻ, phụ huynh cần chú trọng đến các biện pháp tăng cường phòng bệnh cho trẻ. Dưới đây là những biện pháp quan trọng giúp giảm nguy cơ mắc bệnh cho trẻ trong mùa giao mùa:
5.1. Chế độ dinh dưỡng đầy đủ và hợp lý
Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc tăng cường sức khỏe và phòng bệnh cho trẻ em, đặc biệt là trong giai đoạn giao mùa khi cơ thể dễ bị suy yếu do thay đổi thời tiết. Một chế độ dinh dưỡng cân đối và giàu dưỡng chất không chỉ giúp trẻ phát triển toàn diện mà còn giúp tăng cường hệ miễn dịch, giảm nguy cơ mắc các bệnh do vi khuẩn và virus gây ra.
- Cung cấp đầy đủ vitamin và khoáng chất thiết yếu như vitamin C, D, Kẽm, sắt,
- Đảm bảo lượng protein cần thiết để hình thành và duy trì các tế bào miễn dịch. Trẻ được bổ sung đủ protein giúp cơ thể phát triển và sản xuất các kháng thể bảo vệ trước các tác nhân gây bệnh.
- Bổ sung chất béo lành mạnh giúp cơ thể hấp thụ các vitamin tan trong chất béo (A, D, E, K), những vitamin có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ hệ miễn dịch.
- Tăng cường lợi khuẩn cho đường ruột như probiotics, chất xơ giúp duy trì hệ vi sinh vật đường ruột khỏe mạnh, nâng cao khả năng chống lại các bệnh nhiễm trùng.
- Tăng cường sữa vào trong chế độ ăn uống ngày ngày, không chỉ là nguồn dinh dưỡng quan trọng mà còn cung cấp năng lượng, hỗ trợ hệ miễn dịch của trẻ. Sữa chứa nhiều protein, vitamin D, canxi, và các khoáng chất giúp cơ thể trẻ phát triển mạnh mẽ và tăng cường hệ miễn dịch. Đặc biệt, vitamin D có tác dụng giúp trẻ hấp thụ canxi và tăng cường sức đề kháng.
Sữa Asumiru Nhật Bản là một dòng sản phẩm bổ sung dinh dưỡng được thiết kế đặc biệt cho trẻ em, giúp hỗ trợ phát triển toàn diện, tăng cường chiều cao và hệ miễn dịch. Trong thời điểm giao mùa, khi thời tiết thay đổi đột ngột, trẻ em dễ bị suy yếu hệ miễn dịch và mắc các bệnh về đường hô hấp và tiêu hóa. Ba mẹ bổ sung sữa Asumiru có thể giúp phòng ngừa những bệnh này thông qua các dưỡng chất quan trọng mà sữa cung cấp.
Sự phối hợp 3 loại canxi hữu cơ trong sữa Asumiru không chỉ có tác dụng tăng cường mật độ và chiều dài mấu xương, mà còn thúc đẩy cơ thể tiết các hormone và hồng cầu khỏe mạnh, tăng cường sức khỏe thể chất của trẻ.
Sữa Asumiru chứa 8 loại vitamin và khoáng chất cần thiết giúp tăng cường sức đề kháng, bảo vệ cơ thể trước sự tấn công của vi khuẩn và virus.
Sữa Asumiru không chỉ giúp phòng bệnh mà còn hỗ trợ phát triển chiều cao nhờ các thành phần như canxi, magie, kẽm và vitamin D. Một cơ thể phát triển toàn diện và khỏe mạnh có thể chống lại các tác nhân gây bệnh tốt hơn, giảm nguy cơ mắc các bệnh giao mùa.
=>>> Xem thêm chi tiết: Sữa ASUMIRU (Vị Dâu sữa) – Sữa tăng trưởng chiều cao 3 -16 tuổi
Thời gian giao mùa thường dễ làm trẻ gặp căng thẳng, nhất là khi cơ thể yếu hơn, từ đó ảnh hưởng đến sức đề kháng. Sữa Asumiru chứa các dưỡng chất như magie, DHA, EPA chiết xuất từ dầu cá kết hợp với Placenta chống oxy hóa hiệu quả, giúp trẻ phát triển não bộ và thị lực, tăng cường hệ miễn dịch, giúp điều hòa thần kinh và giảm căng thẳng, tạo điều kiện tốt để trẻ hồi phục và phát triển.
5.2. Tiêm phòng đầy đủ
Tiêm phòng là biện pháp bảo vệ chủ động giúp trẻ tạo ra kháng thể chống lại các bệnh thường gặp trong mùa giao mùa như cúm, viêm phổi, sởi, và ho gà.
Các bệnh như cúm, viêm phổi, sởi có thể gây ra biến chứng nặng nề nếu không được phòng ngừa và điều trị kịp thời. Vaccine giúp giảm thiểu nguy cơ biến chứng nghiêm trọng.
Các loại vaccine quan trọng trong mùa giao mùa
- Vaccine cúm: Đây là loại vaccine rất quan trọng để bảo vệ trẻ khỏi bệnh cúm, đặc biệt là trong thời gian chuyển mùa khi virus cúm dễ bùng phát.
- Vaccine phế cầu khuẩn: Giúp ngăn ngừa viêm phổi, viêm màng não và các bệnh nhiễm trùng do phế cầu khuẩn gây ra.
- Vaccine sởi – quai bị – rubella (MMR): Bảo vệ trẻ khỏi các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm có thể bùng phát trong mùa giao mùa.
Lưu ý khi tiêm phòng cho trẻ
- Đảm bảo trẻ được tiêm phòng đầy đủ và đúng lịch tiêm chủng theo hướng dẫn của cơ quan y tế.
- Sau khi tiêm, theo dõi trẻ để phát hiện sớm các phản ứng phụ (như sốt, sưng tấy) và kịp thời xử lý nếu có phản ứng nghiêm trọng.
5.3. Giữ vệ sinh cá nhân và môi trường sống
Giữ gìn vệ sinh cá nhân và môi trường sống sạch sẽ giúp ngăn ngừa các tác nhân gây bệnh xâm nhập vào cơ thể trẻ.
Các biện pháp vệ sinh cần thực hiện:
- Rửa tay thường xuyên: Rửa tay bằng xà phòng và nước sạch trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh, sau khi tiếp xúc với vật nuôi hoặc chơi ngoài trời để ngăn ngừa sự lây lan của vi khuẩn và virus.
- Vệ sinh mũi, họng: Khi thời tiết thay đổi, việc vệ sinh mũi, họng hàng ngày bằng nước muối sinh lý giúp loại bỏ vi khuẩn và bụi bẩn tích tụ, ngăn ngừa viêm mũi, viêm họng.
- Tắm rửa thường xuyên: Giữ cho cơ thể trẻ luôn sạch sẽ, thay quần áo thường xuyên để tránh vi khuẩn bám trên da và làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
Giữ môi trường sống sạch sẽ bằng cách đảm bảo nhà cửa luôn ngăn nắp, thoáng mát và có đủ ánh sáng tự nhiên. Tránh để môi trường sống ẩm ướt vì đây là điều kiện lý tưởng cho vi khuẩn, nấm mốc phát triển.
5.4. Khuyến khích trẻ vận động và tăng cường đề kháng tự nhiên
Hoạt động thể chất giúp trẻ khỏe mạnh hơn và tăng cường hệ miễn dịch, từ đó giúp chống lại bệnh tật hiệu quả hơn.
Lợi ích của việc vận động đối với sức khỏe:
- Tăng cường tuần hoàn máu: Vận động giúp máu lưu thông tốt hơn, mang oxy và dưỡng chất tới các cơ quan trong cơ thể, giúp trẻ khỏe mạnh hơn.
- Cải thiện sức khỏe hô hấp: Các bài tập thể dục như chạy nhảy, đạp xe hoặc bơi lội giúp cải thiện chức năng phổi và tăng cường sức đề kháng cho trẻ.
- Giảm căng thẳng: Vận động không chỉ giúp cơ thể khỏe mạnh mà còn giúp trẻ thư giãn, giảm stress, từ đó tăng cường sức đề kháng tự nhiên.
Các hoạt động thể chất phù hợp với trẻ:
- Khuyến khích trẻ tham gia các hoạt động ngoài trời như chạy, nhảy, đá bóng, đạp xe.
- Các trò chơi vận động nhẹ nhàng trong nhà như nhảy dây, tập yoga cũng rất tốt cho sức khỏe của trẻ.
- Tránh cho trẻ vận động quá sức, đặc biệt khi thời tiết thay đổi đột ngột hoặc quá lạnh.
5.5. Theo dõi sức khỏe và thăm khám định kỳ
Việc theo dõi tình trạng sức khỏe và đưa trẻ đi thăm khám định kỳ giúp phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường và phòng ngừa bệnh tật hiệu quả hơn. Phụ huynh cần quan sát kỹ lưỡng các triệu chứng như ho, sốt, sổ mũi, mệt mỏi kéo dài. Nếu trẻ có các dấu hiệu này, cần đưa trẻ đi khám ngay để kịp thời phát hiện và điều trị.
Mùa thu đông là thời điểm dễ xảy ra những thay đổi đột ngột về thời tiết, nhiệt độ và độ ẩm, tạo điều kiện thuận lợi cho các loại virus, vi khuẩn phát triển mạnh mẽ. Trẻ em với hệ miễn dịch còn non yếu là đối tượng dễ bị tác động, dẫn đến nguy cơ mắc các bệnh giao mùa như cảm lạnh, cúm, viêm phế quản, viêm phổi, và bệnh tiêu hóa.
Việc phòng ngừa và chăm sóc sức khỏe cho trẻ trong thời điểm giao mùa là vô cùng quan trọng. Bằng cách tăng cường hệ miễn dịch thông qua chế độ dinh dưỡng hợp lý, tiêm phòng đầy đủ, giữ ấm cơ thể và vệ sinh cá nhân sạch sẽ, phụ huynh có thể giảm nguy cơ trẻ mắc bệnh.
Đồng thời, cần lưu ý đến việc chẩn đoán chính xác và điều trị kịp thời để bảo vệ sức khỏe của trẻ trong giai đoạn này, giúp trẻ vượt qua mùa thu đông an toàn và khỏe mạnh.
Khi cần được hỗ trợ về các bệnh giao mùa thu đông hay gặp ở trẻ hoặc mua sản phẩm hỗ trợ tăng cường sức khỏe của trẻ, ba mẹ có thể liên hệ với Shop Nhật Bản để được giải đáp sớm nhất.
Thông tin liên hệ
Hotline: 0904.400.500 – 0901.456.888 – 024.3537.5678
Địa chỉ: Ngõ 118, Đường Phan Kế Bính, Quận Ba Đình, Hà Nội
Gmail: sales@vnjp.vn – marketing@vnjp.vn – thao.hth@vnjp.vn