Stress, căng thẳng ở sinh viên không phải hiếm gặp. Nguyên nhân gây stress ở sinh viên cũng rất đa dạng với các biểu hiện khác nhau. Áp lực học tập, tài chính, môi trường, mối quan hệ không bao giờ dừng lại. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm ra cách khắc phục, vượt lên trên những căng thẳng, để stress là động lực để phát triển.

1. Thực trạng về vấn đề stress của sinh viên

Thực trạng về vấn đề stress của sinh viên
Thực trạng về vấn đề stress của sinh viên

Stress là tình trạng tâm lý xảy ra căng thẳng khi phải đối mặt với các vấn đề vượt quá sự chịu đựng của bản thân. Đối với nhịp đập cuộc sống diễn ra càng nhanh thì số người bị căng thẳng tâm lý cũng tăng theo là điều tất yếu. Stress có thể đến với bất kỳ ai, không phân biệt độ tuổi, trong đó những người trẻ tuổi là nhóm đối tượng có nguy cơ cao nhất, đặc biệt là các bạn sinh viên.

  • Theo một khảo sát của Đại học Y Hà Nội, giai đoạn năm 2020 – 2021 cho tất cả các sinh viên theo học tại trường cho kết quả như sau: có đến 66,84% sinh viên trong trường có các biểu hiện của stress; có tổng 68,91% sinh viên nữ; 63,45% sinh viên nam; đặc biệt 8,88% sinh viên bị trần cảm nặng và 6,27% rất nặng.
  • Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), tình trạng stress gặp phải ở khoảng 25% dân số. Dù chưa có thống kê chính xác về thực trạng stress trên cộng đồng nhưng đã có không ít nghiên cứu thực hiện ở nhóm đối tượng như nhân viên văn phòng, học sinh, sinh viên.
  • Theo nghiên cứu của Trường Đại học Y Dược TPHCM năm 2011, 11% trong tổng số 252 sinh viên khoa Y năm thứ 4 có biểu hiện stress nặng. Các nghiên cứu sau này thực hiện trên sinh viên cũng có con số tương tự từ 22,8-71,4% bị stress, nhất là sinh viên ngành y tế.

Thực tế cần nhìn nhận một điều rằng, không phải lúc nào stress cũng gây ra tác động tiêu cực. Tuy nhiên, nếu để tình trạng này kéo dài sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới tâm lý, tâm thần gây ra những bệnh như rối loạn lo âu, trầm cảm, tăng nguy cơ mắc bệnh lý về thể chất. Sinh viên bị stress, căng thẳng kéo dài sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới kết quả học tập, tăng tỷ lệ nợ môn, bỏ học, thất nghiệp trong tương lai.

2. Biểu hiện stress ở sinh viên phổ biến

Biểu hiện stress ở sinh viên phổ biến
Biểu hiện stress ở sinh viên phổ biến

Dĩ nhiên, không ai mong stress xảy đến với mình nhưng cuộc sống là một chuỗi những sự kiện không ngừng nghỉ nên khó khăn trong cuộc sống dù không muốn nó cũng xảy đến. Stress không chỉ thể hiện qua cảm xúc mà thể chất và hành vi cũng “tố cáo” đó.Với sinh  viên, nếu bạn thấy bản thân có những biểu hiện dưới đây thì bạn đang rơi vào trạng thái stress đó:

  • Có cách nhìn bi quan, tiêu cực.
  • Tâm trạng lo lắng, bồn chồn, buồn bã.
  • Ăn uống thất thường, cân nặng lên xuống thay đổi liên tục.
  • Khả năng tập trung và ghi nhớ giảm sút, mất phương hướng.
  • Thích ở một mình, không muốn giao lưu trò chuyện với bất cứ ai.
  • Thường bị mất ngủ, khó ngủ, ngủ hay gặp ác mộng, ngủ không sâu giấc, dễ thức giấc.
  • Thường bị thiếu hứng thú với những hoạt động, uể oải khi học tập, chán nản thường xuyên.
  • Một số sinh viên tìm đến các chất kích thích để giải tỏa căng thẳng như hút thuốc lá, uống rượu bia,…
  • Tâm trạng nhạy cảm hơn, không ổn định. Tính tình trở nên khó chịu, dễ cáu gắt, bực dọc, thiếu kiên nhẫn.

Nguyên nhân gây stress ở sinh viên từ nhiều khía cạnh nên biểu hiện stress ra bên ngoài cũng không giống nhau, đa dạng theo mức độ căng thẳng. Ngoài các biểu hiện trên, một số sinh viên cũng có thể xuất hiện các triệu chứng stress nặng như đau đầu, tâm trạng lo lắng, buồn bã, bồn chồn, bất an, kích động, gặp ác mộng thường xuyên, khó kiểm soát hành vi và cảm xúc.

3. Nguyên nhân gây stress ở sinh viên

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra stress ở các bạn sinh viên. Phần lớn là do tâm lý yếu, chưa quen với môi trường mới, do áp lực tài chính, các mối quan hệ không được như mong muốn. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến nhất:

3.1. Thay đổi môi trường, cách thức sinh hoạt

Môi trường đại học là môi trường hoàn toàn khác với môi trường như thời học sinh. Nếu như ở thời học sinh, các bạn không cần phải lo lắng vì đã có bố mẹ thì khi trở thành sinh viên bạn phải tự làm và chịu trách nhiệm về mọi thứ cho dù là sống xa nhà hay ở cùng bố mẹ.

Khi ở những cấp học dưới, những người xung quanh bạn đều đã quen biết đã lâu và gặp nhau thường xuyên. Những khi lên đại học, bạn bè từ khắp mọi nơi tập trung về, rất khó để tìm gặp được những người bạn quen biết đã lâu. Điều này đối với những người ngại giao tiếp quả là cực hình, họ sẽ rất dễ cảm thấy cô đơn và lạc lõng.

Sự căng thẳng do thay đổi môi trường sống dễ gặp nhất ở những bạn đi học xa nhà, từ các vùng quê lên thành phố hay các bạn sinh viên đang đi du học. Ở những nơi mới có cuộc sống khác hoàn toàn những gì các bạn đã sống trong suốt một thời gian dài quả là một cú sốc.

Với tình huống này, những người không có tinh thần tự lập và thích nghi sẽ rất dễ bị stress. Căng thẳng tâm lý do môi trường thay đổi thường gặp ở các bạn sinh viên năm nhất. Sau một thời gian làm quen và thích nghi với cuộc sống mới cảm giác này sẽ nhanh chóng bị xoá bỏ.

3.2. Áp lực học tập quá lớn

Khi đi học ở chương trình phổ thông, các bạn sẽ luôn được các thầy cô giáo nhắc nhở, theo sát và đôn đốc việc học. Chỉ cần học theo những gì thầy cô dạy thì sẽ được điểm cao.

Nhưng lên đại học thì hoàn toàn khác, giảng viên chỉ là người định hướng và đưa ra những gợi ý, sinh viên phải là người tự tìm hiểu và đưa ra câu trả lời cho những câu nói đó. Nếu chỉ lơ là một chút các bạn sẽ không thể theo kịp. Ngày trước, chúng ta thường nghe câu “Lên Đại học nhàn lắm”, câu trả lời là không hề. Đúng là sinh viên có thể lựa chọn những môn học bạn yêu thích nhưng phải tự tìm tòi học hỏi nếu không muốn bị điểm kém và phải học lại.

Ngoài các môn học trên lớp, sinh viên còn phải tham gia các hoạt động đoàn đội của khoa trường để lấy điểm rèn luyện. Song song với các bài kiểm tra, bài thi ở các môn học đều có những bài tập lớn, báo cáo, thuyết trình, đồ án yêu cầu sinh viên phải hoàn thành. Đối với các chuyên ngành đặc thù như Y, Sư Phạm, Xây Dựng, Kinh tế,.. sinh viên cũng phải nhồi nhét rất nhiều các kiến thức chuyên ngành cực kỳ khó nhằn. 

Việc chọn sai ngành học cũng là một nguyên nhân gây ra căng thẳng thần kinh ở sinh viên. Do không có kiến thức trong việc lựa chọn ngành học yêu thích ngay từ ban đầu, đã có rất nhiều sinh viên cảm thấy chán nản nhưng vẫn cố gắng để lấy được tấm bằng, có những người đã từ bỏ để tìm được đúng đam mê của bản thân.

3.3. Gặp vấn đề trong tài chính

Gặp vấn đề trong tài chính
Gặp vấn đề trong tài chính

Khó khăn trong tài chính là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến stress ở sinh viên. Mỗi sinh viên khi xa nhà đều sẽ được bố mẹ trợ cấp một khoản tiền nhất định. Tuy nhiên, sự chi tiêu không hợp lý chính là điều mà hầu hết các sinh viên đều gặp phải. Có những bạn có thể tiêu hết số tiền đó chỉ trong vòng một tuần mà vào các hoạt động vô bổ và những ngày tháng sau đó chỉ nhịn đói hoặc ăn mì tôm nếu như không có sự trợ giúp tiếp theo. 

Sẽ có một số bạn sinh viên sẽ tìm thêm việc làm Part-time ngoài giờ học để trang trải thêm. Nhưng có một vấn đề mà các bạn ấy rất dễ gặp phải đó là không cân bằng được thời gian đi học và đi làm, quá đam mê kiếm tiền mà quên mất việc học là quan trọng nhất dẫn đến kết quả học tập bị giảm sút.

Hiện nay, cũng có rất nhiều dịch vụ cho vay tài chính, mở thẻ tín dụng mở ra với những yêu cầu rất đơn giản như chỉ cần có căn cước công dân, thẻ sinh viên. Nhiều bạn sinh viên vì phục cho nhu cầu mua sắm, chơi bời của bản thân mà đã vay mượn. Cho đến khi phát hiện ra không có khả năng trả nợ thì lại rơi vào trạng thái bồn chồn, lo sợ,..nhiều bạn thậm chí đã chọn những cách cực đoan.

3.5. Khó khăn trong các mối quan hệ

Khi lên đại học, cao đẳng các bạn sinh viên sẽ có nhiều các mối quan hệ hơn, từ đó mà các vấn đề trong những mối quan hệ đó cũng sẽ nảy sinh nhiều hơn. Các mối quan hệ dễ nhận biết nhất là tình bạn và tình yêu.

Tình bạn thời sinh viên sẽ khác tình bạn khi còn là học sinh, nó sẽ không còn sự ngây ngô, thuần khiết mà thay vào đó là sự trưởng thành. Sẽ có những vấn đề như ghen ghét, đố kị xảy ra. Đối với những người bạn mới quen mà ở cùng nhau cũng sẽ nhận biết ra những điểm không tốt của đối phương mà cảm thấy thất vọng, xảy ra những tranh cãi không đáng có.

Độ tuổi sinh viên là độ tuổi có thể thoải mái bày tỏ tình cảm của mình, có thể yêu rồi chia tay rất nhiều lần. Đối với những người quá sâu nặng sau mỗi cuộc tình kết thúc đều sẽ để lại những tổn thương, đau khổ một thời gian dài, đặc biệt là các bạn nữ. Bên cạnh đó, việc sống thử ở các bạn sinh viên nếu chia tay cũng sẽ gây ra nhiều hệ luỵ ảnh hưởng đến tâm lý.

3.5. Thói quen ăn uống

Thói quen ăn uống vô tội vạ, ăn không kiểm soát khiến cho lượng hormone cortisol cao hơn so với người bình thường khác. Điều này làm bạn cảm thấy mệt mỏi hơn, lo lắng ăn quá nhiều sẽ bị tăng cân càng làm bạn căng thẳng.

Tinh thần không ổn định thường kéo theo chứng thèm ăn, ăn quá nhiều do stress. Tình trạng căng thẳng stress khiến chúng ta mất đi cảm giác thèm ăn ngắn hạn. Chứng thèm ăn, ăn quá nhiều do stress xuất hiện khi chúng ta ăn uống quá mức nhằm đáp ứng nhu cầu thỏa mãn cảm xúc thay vì tuân theo mong muốn của dạ dày.

4. Khắc phục tình trạng stress ở trình viên

Stress ở sinh viên nếu không nhanh chóng có hướng khắc phục kịp thời có thể dẫn tới những vấn đề tâm lý nghiêm trọng hơn, chẳng hạn như trầm cảm, rối loạn cảm xúc hay rối loạn lo âu. Thực tế không ít sinh viên đã tự sát hoặc sa ngã, tự làm hại chính bản thân mình bởi stress nặng. Do đó, cần tham khảo những biện pháp giúp cải thiện stress cho sinh viên hiệu quả sau đây:

4.1. Tập luyện thể dục thể thao

Tập luyện thể dục thể thao
Tập luyện thể dục thể thaoTập luyện thể dục thể thao

Đối với các bạn sinh viên, việc đi học và trở về nhà với chiếc giường thân yêu là một điều vô cùng quen thuộc. Tuy nhiên, chính những thói quen này sẽ làm cho các bạn dễ lâm vào các suy nghĩ tiêu cực, dễ bị stress hơn. Một gợi ý cho các bạn chính là tập luyện thể dục thể thao. 

Khi tập luyện thể dục thể thao, tâm lý của các bạn cũng sẽ thoải mái theo, tạo ra những năng lượng tiêu cực giúp nâng cao sức khoẻ và cảm thấy yêu cuộc sống hơn. Mỗi người nên dành ra khoảng 30 phút tập luyện thể dục thể thao mỗi ngày. Một số môn thể thao rất phù hợp với các bạn sinh viên có thể kể đến như: bóng đá, bóng rổ, cầu lông, bóng chuyền,…Đối với một số bạn có sức khỏe yếu không thể tập luyện được các môn thể thao trên thì có thể đến với bộ môn Yoga

4.2. Tìm ra được niềm yêu thích của mình

Việc tìm ra được niềm đam mê của chính mình sẽ giúp cho các bạn sinh viên không bị nhàm chán với việc mỗi lần lên lớp. Niềm đam mê không chỉ là ở các ngành mà bạn đang học mà nó cũng có thể là các môn  nghệ thuật như đàn, nhảy, MC, nấu ăn,..Mỗi người đều có những sở thích của riêng mình, do đó hãy làm cho mình luôn tươi mới và hứng thú với những điều xung quanh.

4.3. Mở lòng và tiếp nhận những mối quan hệ mới

Khi bước vào môi trường đại học, chắc chắn sẽ có rất nhiều các mối quan hệ khác nhau mở ra cho các bạn sinh viên. Các bạn đừng ngại ngùng gì mà bỏ qua những cơ hội tốt như thế. Thay vì thu hẹp thì hãy bắt chuyện và mở rộng các mối quan hệ của mình ở trường lớp. Các mối quan hệ ở đại học cũng có thể là cơ hội để bạn có những sự phát triển trong tương lai. Một số câu hỏi giúp bạn chủ động bắt chuyện dễ hơn chính là hỏi về tên tuổi, quê quán và các sở thích của nhau.

Một điểm cần lưu ý rằng, các mối quan hệ ở môi trường đại học nên dừng lại ở một mức độ vừa phải. Bởi nếu quá nhiệt tình và thân thiết quá mức mà chưa tìm hiểu kỹ sẽ gây ra những rắc rối sau này. Bạn hãy chọn cho mình những người bạn có cùng sở thích, tính cách để có được một thời sinh viên đáng nhớ nhé!

4.4. Lên kế hoạch học tập, làm việc

Việc không lên kế hoạch học tập chi tiết là nguyên nhân dẫn đến tình trạng căng thẳng ở các bạn sinh viên. Quá trình học đại học là một chặng đường có rất nhiều công việc cần hoàn thành bắt buộc bạn phải có những kế hoạch cụ thể để thực hiện nó tốt nhất. 

Nhiều sinh viên luôn có một thói quen xấu là “ Nước đến chân mới nhảy” – Nghĩa là, khi sắp đến ngày bước vào các kỳ thi thì các bạn mới tập trung ôn tập mà không có kế hoạch từ những ngày trước đó. Điều này sẽ làm cho sinh viên rơi vào trạng thái lo lắng dẫn đến kết quả thi không tốt.

4.5. Cân đối chi tiêu hợp lý

Không chỉ là thời gian học tập, cuộc sống sinh viên còn là khoảng thời gian dạy cho các bạn sinh viên cách chi tiêu hợp lý nếu không muốn phải ăn mì tôm vào cuối tháng. Đối với khoản tiền được bố mẹ cung cấp hàng tháng, sinh viên nên chia thành các khoản cố định như: tiền ăn, tiền nhà, tiền học tiếng anh, tiền điện nước, tiền mua sắm cá nhân,…

Nhờ các phân chia này các bạn sẽ kiểm soát được tất cả các hoạt động chi tiêu trong một tháng. Nếu có thêm một công việc làm thêm ngoài, cũng nên để dành một khoản tiết kiệm nhỏ để phòng tránh những trường hợp có thể xảy ra. 

Tình trạng căng thẳng tâm lý ở các bạn sinh viên là một điều khá phổ biến hiện nay. Nếu không được quan tâm và có những phương án giải toả phù hợp sẽ rất dễ dẫn đến những hậu quả đáng tiếc. Do đó, gia đình bạn bè và đặc biệt là chính bản thân các bạn sinh viên phải tự kiểm soát tốt cuộc sống của chính mình để thời gian tuổi trẻ không bị lãng phí. 

5. Hậu quả của stress đối với sinh viên

Hậu quả của stress đối với sinh viên
Hậu quả của stress đối với sinh viên

Có thể thấy, stress trong thời gian ngắn và không có biểu hiện nặng thì hầu như không ảnh hưởng đến sức khỏe. Ở một khía cạnh nào đó, căng thẳng thần kinh còn giúp nâng cao khả năng tập trung, tạo nguồn năng lượng dồi dào, động lực giúp sinh viên nỗ lực học tập, làm việc hơn.

Tuy nhiên, khi căng thẳng kéo dài, sinh viên không vượt qua được, kinh nghiệm sống hạn chế, tài chính chưa thoải mái thì tình trạng bất ổn này càng kéo dài càng gây ra những hậu quả khôn lường:

  • Tâm lý phải đối mặt với những biểu hiện như trầm cảm, rối loạn lo âu,…
  • Gia tăng sử dụng chất kích thích như rượu bia, thuốc lá, dễ sa ngã vào các tệ nạn
  • Đầu tiên phải kể tới thành tích học tập, kết quả các môn học, tinh thần học tập giảm sút
  • Dễ xảy ra những mâu thuẫn với bạn bè, người yêu, đồng nghiệp do khó kiểm soát cảm xúc, hành vi
  • Tăng nguy cơ mắc các bệnh như viêm loét dạ dày tá tràng, rối loạn giấc ngủ, thiếu máu não, rối loạn tiền đình

Thực tế, không ít sinh viên có lối sống phóng túng, buông thả để giải tỏa bản thân sau những ngày tháng bị bố mẹ quản lý chặt chẽ. Chính vì thế, nếu không lập chí, kiên trì thì tỷ lệ sinh viên không vượt qua được càng nhiều, gây ra những hệ lụy như bỏ học, năng lực kém, không thể cạnh tranh tìm kiếm việc làm, trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội.

Ngày nay tình trạng căng thẳng stress không phải hiếm gặp. Do đó, tìm hiểu kỹ nguyên nhân gây stress ở sinh viên sẽ giúp bạn có cách khắc phục nhanh chóng. Kiểm soát stress, nhìn nhận, đánh giá khách quan những vấn đề gặp phải sẽ giúp bạn hòa nhập với mọi người tốt hơn đó.

Hiện nay, Shop Nhật Bản đang cung cấp tới khách hàng viên bổ não tăng trí nhớ Pep IQ Up – sản phẩm giúp bổ não, tăng cường trí nhớ, giảm căng thẳng và có khả năng tăng chỉ số IQ. Đây là sản phẩm được sản xuất 100% tại Nhật Bản và được rất nhiều người tiêu dùng tin tưởng sử dụng với hiệu quả cao. Shop Nhật Bản cam kết mang tới khách hàng sản phẩm có hiệu quả tốt nhất cùng với giá thành hợp lý. 

THÔNG TIN LIÊN HỆ:

Mời đánh giá

NHẬN TƯ VẤN TỪ SHOP NHẬT BẢN




    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *