Rau muống là món ăn dân dã được nhiều người yêu thích. Tuy nhiên, một số người bệnh tiểu đường lại thắc mắc không biết người tiểu đường có ăn được rau muống không, nếu ăn có ảnh hưởng đến sức khỏe không. Để giải đáp cho thắc mắc này, bạn có thể tham khảo thông tin trong bài viết dưới đây.

1. Thành phần dinh dưỡng có trong rau muống

Rau muống là một món ăn quen thuộc trong mâm cơm của nhiều gia đình. Rau muống được đánh giá là một trong những loại rau giàu chất dinh dưỡng và tốt cho sức khỏe. Bảng thành phần dinh dưỡng của rau muống dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về điều đó.

Bảng thành phần dinh dưỡng có trong 100g rau muống

Năng lượng – Energy23Kcal
Nước91,8g
Chất đạm3,2g
Chất béo0
Bột đường (Glucid – Carbohydrate – Carb)2,5g
Chất xơ (Fiber – Cellulose)1g
Canxi (Calcium)100mg
Sắt (Iron)1,4mg
Magiê (Magnesium)15mg
Mangan0,6mg
Phốt pho (Phosphorous)37mg
Kali (Potassium)331mg
Natri (Sodium)37mg
Kẽm (Zinc)0,35mg
Đồng (Copper)100mcg
Selen (Selenium)1mcg
Vitamin C (Ascorbic acid)20mg
Vitamin B1 (Thiamine)0,1mg
Vitamin B2 (Riboflavin)0,09mg
Vitamin PP (Niacin)0,7mg
Vitamin B50,065mg
Vitamin B60,195mg
Folat194mcg
Vitamin B90mcg
Vitamin H1,6mcg
Vitamin B120mcg
Vitamin A Retinol0mcg
Vitamin D
Vitamin E2,03mg
Vitamin K482,9mcg
Beta – Carotene1701mcg
Alpha-Caroten0mg
Lycopen0mg
Cholesterol0mg

2. Người tiểu đường có ăn được rau muống không?

Người tiểu đường có ăn được rau muống không?
Người tiểu đường có ăn được rau muống không?

Rau muống có vị ngon, dễ ăn nên được nhiều người ưa chuộng. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết người tiểu đường có ăn được rau muống không. Có rất nhiều người bị bệnh tiểu đường đã loại bỏ rau muống ra khỏi thực đơn hằng ngày vì lo lắng rau muống sẽ ảnh hưởng đến đường huyết.

Các nghiên cứu khoa học cho biết, người bệnh tiểu đường có thể ăn rau muống mà không lo ảnh hưởng đến đường huyết nói riêng và sức khỏe nói chung. Đặc biệt, rau muống tía còn có công dụng hiệu quả trong việc hỗ trợ điều trị tiểu đường.

Các nghiên cứu này chỉ ra rằng, trong thành phần của rau muống tía có chứa một hợp chất có công dụng giống như hormon Insulin, có tác dụng kiểm soát và cân bằng đường huyết. Ngoài ra, hàm lượng bột đường trong rau muống ít, trong khi đó lượng chất xơ lại lớn, do đó loại rau này không làm cho đường huyết tăng đột ngột sau khi ăn.

Ngoài công dụng làm giảm đường huyết, rau muống còn giúp giảm cholesterol, giảm mỡ mãu, từ đó giúp phòng ngừa và hạn chế những biến chứng do bệnh tiểu đường gây ra. Rau muống có lợi cho thị giác, giúp bảo vệ đôi mắt hiệu quả. Loại rau dân dã này còn giúp tăng đề kháng và hệ miễn dịch, giúp người bệnh thêm khỏe mạnh hơn.

3. Bài thuốc ổn định đường huyết từ rau muống

Bài thuốc ổn định đường huyết từ rau muống
Bài thuốc ổn định đường huyết từ rau muống

Rau muống có lợi cho sức khỏe của người bệnh tiểu đường, do đó người bệnh có thể sử dụng món ăn này cho bữa ăn hàng ngày của mình, phòng ngừa đường huyết tăng cao. Ngoài ra, bạn cũng có thể áp dụng bài thuốc giúp ổn định đường huyết rất hiệu quả bằng rau muống và râu ngô dưới đây:

  • Tác dụng: Rau muống có tác dụng làm giảm đường huyết, giải độc còn râu ngô có tác dụng thanh nhiệt, thanh lọc cơ thể. Sự kết hợp giữa rau muống và râu ngô giúp hạ đường huyết, tăng cường sức khỏe, hạn chế những biến chứng nghiêm trọng do tiểu đường gây ra.
  • Chuẩn bị: 60g cọng và chồi rau muống tía, 30g râu ngô.
  • Thực hiện: Đem rau muống và râu ngô rửa qua rồi ngâm muối trong khoảng 15 phút. Sau khi ngâm xong, vớt ra và cho rau muống cùng râu ngô vào nồi nước, đun sôi để làm thành nước uống hằng này. Nên uống trước khi ăn để giúp giảm đường huyết hiệu quả nhất.

4. Lưu ý khi dùng rau muống chữa tiểu đường

Lưu ý khi dùng rau muống chữa tiểu đường
Lưu ý khi dùng rau muống chữa tiểu đường
Mặc dù rau muống tốt cho sức khỏe của người tiểu đường nhưng điều đó không có nghĩa là tất cả những người mắc bệnh này đều có thể ăn rau muống. Để đảm bảo sức khỏe, tránh những biến chứng có thể xảy ra, người bệnh tiểu đường nên lưu ý một số vấn đề dưới đây khi ăn rau muống:
  • Những người có thể ăn rau muống nhưng không nên ăn nhiều: Người viêm khớp, đau khớp, người bị bệnh gút, người bị viêm nhiễm đường tiết niệu do sỏi thận, người bị huyết áp cao…
  • Những người bị suy nhược cơ thể, thể hư hàn không nên ăn rau muống vì rau muống vốn đã có tính mát nên có thể làm ảnh hưởng đến thể trạng của người bệnh.
  • Người bị thương, mụn nhọt, vết thương đang lành thì không nên ăn rau muống vì có thể gây ra sẹo lồi.

Trên đây là những giải đáp cho thắc mắc người tiểu đường có ăn được rau muống không. Nhìn chung, rau muống tốt cho người tiểu đường, giúp giảm đường huyết, tăng cường hệ miễn dịch, hạn chế những biến chứng do bệnh tiểu đường gây ra. Do đó, bạn có thể yên tâm và thưởng thức món rau muống xào, luộc, nộm mà mình yêu thích nhé!

Mời đánh giá

NHẬN TƯ VẤN TỪ SHOP NHẬT BẢN




    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *