1. Người bị u tuyến giáp có uống được collagen không?
2. Lưu ý khi bị u tuyến giáp mà uống collagen
- Collagen từ tảo: Collagen từ tảo cung cấp nhiều vitamin và dưỡng chất để giúp cơ thể hồi phục sau điều trị u giáp. Mặc dù vậy, collagen từ tảo có thể chưa i-ốt do tảo sống trong môi trường nước mặn, do đó chúng có thể không phù hợp với người bị u giáp. Bởi vậy, người bệnh cần tham khảo ý kiến bác sĩ về liều lượng i-ốt vừa đủ cho cơ thể, từ đó có thể điều chỉnh được lượng uống collagen phù hợp.
- Collagen từ động vật: Bao gồm các loại collagen được chiết xuất từ da cá, da heo, da gà, nhau thai cừu… là các loại collagen có hiệu quả cao, ít tác dụng phụ đối với người bị bệnh u tuyến giáp. Uống collagen từ động vật giúp tái tạo da, giúp xương khớp, móng tay, móng chân và tóc trở nên chắc khỏe, hạn chế các ảnh hưởng xấu do xạ trị, hóa trị mang lại.
- Những người dưới 20 tuổi: Lúc này lượng collagen trong cơ thể đang rất dồi dào, là độ tuổi mà cơ thể đang còn trẻ, da căng mịn và tràn đầy sức sống. Ở độ tuổi này, bổ sung collagen là điều chưa cần thiết và gây lãng phí.
- Những người bị bệnh viêm loét dạ dày: Đa phần collagen được chiết xuất từ tự nhiên, trong đó có các loại cá nên thường có vị tanh, khá khó uống, trong thành phần còn có thể chứa một hàm lượng lớn vitamin C. Khi uống collagen, vị tanh và vitamin C sẽ tác động lên dạ dày, khiến cho tình trạng viêm loét dạ dày trở nên nghiêm trọng hơn. Nếu người bị viêm loét dạ dày muốn sử dụng collagen, tốt nhất nên chọn các loại collagen tinh khiết, không có chất phụ gia, chất bảo quản, không tanh, dễ uống để đảm bảo an toàn cho dạ dày.
- Những người dị ứng với cá không nên uống collagen: Collagen được chiết xuất từ nhiêu nguồn gốc khác nhau như cá, thịt bò, thịt heo… Do đó, những người kiêng ăn cá, thịt bò, heo… thì nên tìm hiểu thật kĩ nguồn gốc của collangen để tránh uống nhầm loại, gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
Xem ngay:
Uống Collagen khi nào tốt nhất, cho hiệu quả cao nhất?
3. Thực phẩm người bị u tuyến giáp nên bổ sung
- Rau xanh: Các loại rau xanh như rau diếp, rau bina… rất giàu magie và khoáng chất, giúp cho việc trao đổi chất của tuyến giáp được thực hiện tốt hơn. Khi bị K giáp, bạn có thể thấy một số triệu chứng như: Đau cơ, nhịp tim bị thay đổi, người mệt mỏi, uể oải… thì đó có thể là bạn đã không nạp đủ magie cho cơ thể, rau xanh sẽ giúp bạn khắc phục được tình trạng này.
- Hải sản: Trong hải sản có chứa nhiều các chất dinh dưỡng tốt cho cơ thể, giúp cơ thể có nhiều năng lượng để đẩy lùi bện tật. Một số loại hải sản mà bạn có thể bổ sung như: cá, tôm, cua, ốc, mực…chúng mang đến một lượng dồi dào i-ốt, omega-3, kẽm, vitamin B cho cơ thể.
- Vitamin: Nên bổ sung cho cơ thể các loại vitamin chống oxy hóa và vitamin B, chúng sẽ có tác dụng giúp khắc phục những tổn thương ở tuyến giáp và giúp cơ quan này hoạt động hiệu quả hơn. Vitamin thường có nhiều trong các loại rau xanh, hải sản vỏ cứng, hạnh nhân, mầm lúa mì, các loại ngũ cốc nguyên hạt, thịt gà….
- Thực phẩm chứa nhiều I-ốt: Với người bị bệnh tuyến giáp, i-ốt có vai trò rất quan trọng, giúp làm giảm sự hình thành các khối u tuyến giáp. Bạn có thể bổ sung i-ốt cho cơ thể bằng cách tăng cường ăn các loại thực phẩm chứa nhiều chất này như: rong biển, tảo, muối ăn i-ốt….
- Omega-3: Có thể bạn chưa biết nhưng Omega-3 có vai trò rất quan trọng đối với tuyến giáp, chúng giúp cho tế bào nhạy cảm hơn với hormon tuyến giáp, nhờ vậy mà tuyến giáp cũng hoạt động ổn định và tốt hơn. Một số thực phẩm giàu omega-3 mà bạn có thể tăng cường cho cơ thể như: hạt lanh, tôm, cá hồi, cá mòi, cá trích, cá bơn…
Xem thêm:
Ai không được uống Collagen? Những người không nên uống
Uống Collagen liên tục có tốt không? Tham khảo liệu trình chuẩn này
- Thực phẩm chế biến sẵn: Đây là loại thực phẩm không chỉ người bị u tuyến giáp mà những người bình thường cũng nên hạn chế sử dụng. Nguyên nhân là bởi thực phẩm chế biến sẵn có chứa nhiều chất béo, khiến cho tuyến giáp giảm khả năng sản xuất ra thyroxin và khiến cho tác dụng của các loại thuốc điều bị bệnh tuyến giáp bị suy giảm.
- Các sản phẩm từ đậu nành: Đầu nạnh và các chế phẩm từ đậu nành chứa các hợp chất ức chế việc sản xuất ra hormon của tuyến giáp, do đó chúng làm ảnh hưởng đến việc điều trị bệnh.
- Nội tạng động vật: Các nội tạng như tim, gan, thận… có chứa nhiều acid lipoic, chúng là loại chất béo có khả năng làm suy giảm hoạt động của tuyến giáp và làm tác dụng của thuốc điều trị tuyến giáp.
- Hạn chế ăn nhiều chất xơ và đường: Bổ sung quá nhiều chất xơ sẽ làm cho cơ thể giảm khả năng hấp thu thuốc điều trị. Nên ăn đủ và vừa phải lượng chất xơ, không cắt bỏ hoàn toàn hoặc ăn quá nhiều. Bệnh nhân cũng cần hạn chế ăn các loại thực phẩm nhiều đường vì bệnh tuyến giáp khiến cho khả năng chuyển hóa đường của cơ thể cũng giảm, từ đó gây nên tình trạng thừa cân, béo phì và ảnh hưởng đến chức năng của tuyến giáp.
- Bia, rượu và các chất kích thích: Bia rượu và một số loại chất kích thích như cà phê, chè, thuốc lá…. khiến cho cơ thể hấp thu tác dụng của thuốc điều trị tuyến giáp kém hơn, từ đó bệnh tình sẽ diễn tiến xấu hơn.
- Không nên ăn các loại thực phẩm chứ Gluten: Gluten có nhiều trong lúa mạch, lúa mì, bánh mì, bánh quy, bánh ngọt…. Loại protein này ảnh hưởng xấu đến đường ruột và gây ra phản ứng tự miễn dịch, từ đó mà nguy cơ mắc bệnh cường giáp hoặc suy giáp cũng cao hơn.