Nước dừa xưa nay được xem là loại đồ uống sạch và an toàn nhất, có tác dụng thanh lọc cơ thể, giải khát hiệu quả. Vậy bệnh tiểu đường uống nước dừa được không? Có ảnh hưởng gì tới đường huyết trong cơ thể không? 

1. Tiểu đường uống nước dừa được không?

Tiểu đường uống nước dừa được không?
Tiểu đường uống nước dừa được không?

Hàm lường chất đường bột trong nước dừa khoảng 3 – 4g trên 100ml nước nguyên chất, đây là chất có khả năng làm tăng đường đường huyết. Tuy nhiên hàm lượng chất đường bột rất thấp, không làm đường huyết tăng đột ngột và không gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe tim mạch.

Nước dừa là một món thức uống giàu dinh dưỡng và khoáng chất. Theo đó, người tiểu đường có uống được nước dừa không? Câu trả lời là . Với hàm lượng đường bột thấp, nước dừa phù hợp với người bị tiểu đường. Nước uống này mang đến những lợi ích sau:

  • Giúp giảm đường huyết: Hàm lượng kali, mangan, magie, vitamin C, L – arginine có trong nước dừa có khả năng cải thiện độ nhạy của tế bào với Insulin, do đó insulin sẽ giúp ổn định và giảm đường huyết trong cơ thể.
  • Giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch: Nhờ sự giảm thiểu lượng cholesterol có trong máu mà khả năng hình thành các cục máu đông cũng được hạn chế, phòng ngừa tình trạng xơ vữa động mạch.
  • Ức chế stress oxy hóa và ngừa biến chứng: Nước dừa có tác dụng giảm thiểu tình trạng stress oxy hóa, giúp phòng ngừa và hạn chế một số biến chứng nguy hiểm về tim mạch, thận, hệ thần kinh…

Người tiểu đường khi muốn ăn thực phẩm hay uống loại nước nào đều nên quan tâm tới chỉ số đường huyết và tải lượng đường huyết vì chúng xác định mức độ thực phẩm sẽ làm tăng lượng đường trong máu.

Với nước dừa, chỉ số đường huyết của nước dừa thấp (GI=54), tải lượng đường huyết của nước dừa là 3 nên người tiểu đường hoàn toàn có thể uống được nước dừa với một lượng nhất định.

2.  Tiểu đường thai kỳ uống nước dừa được không?

Tiểu đường thai kỳ uống nước dừa được không?
Tiểu đường thai kỳ uống nước dừa được không?

Tiểu đường thai kỳ hoàn toàn có thể uống được nước dừa. Hàm lượng đường bột trong nước dừa nguyên chất khá thấp nên nước dừa không làm tăng đường huyết đột ngột hay ảnh hưởng xấu đến sức khỏe tim mạch của mẹ bầu.

Hơn nữa, trong nước dừa còn chứa ít chất vào và calo nên mẹ bầu uống nước dừa còn có thể kiểm soát được cân nặng hiệu quả. Chất xơ và amino acid trong nước dừa giúp ổn định đường huyết và tăng độ nhạy cảm của hormone insulin với tế bào.

Đối với những mẹ bầu lo ngại về biến chứng thai sản nguy hiểm tới tim mạch có thể uống nước dừa để hàm lượng axit lauric trong nước dừa điều hòa huyết áp, cholesterol trong cơ thể.

3. Hàm lượng dinh dưỡng trong nước dừa

Hàm lượng dinh dưỡng trong nước dừa
Hàm lượng dinh dưỡng trong nước dừa

Thông tin dinh dưỡng dưới đây do USDA cung cấp, trong 1 cốc 100% nước dừa, khoảng 240 gram chứa: 

  • Lượng calo: 44 
  • Chất béo: 0g 
  • Natri: 64mg 
  • Carbohydrate: 10,4g 
  • Chất xơ: 0g 
  • Đường: 9,6g 
  • Chất đạm: 0,5g 
  • Kali: 404mg
  • Mangan: 0,5mg
  • Một lượng nhỏ magie, canxi, sắt, photpho, kẽm và đồng,…

Một cốc nước dừa tươi cung cấp khoảng 10 gam carbohydrate, 9 gam đường tự nhiên. Một số nhãn hiệu nước dừa được làm ngọt bằng cách bổ sung đường, vì vậy hãy kiểm tra nhãn dán cẩn thận trước khi lựa chọn các loại nước dừa đóng hộp.

4. Hướng dẫn uống nước dừa cho người tiểu đường

Uống nước dừa đúng cách
Uống nước dừa đúng cách

Lượng đường trong quả dừa tự nhiên không nhiều nhưng vẫn có thể ảnh hưởng tới lượng đường trong máu. Theo khuyến cáo, người bệnh tiểu đường chỉ nên uống tối đa 250ml nước dừa (tương đương với 1 quả) để đảm bảo sức khỏe, giúp đường huyết giữ ở mức ổn định, không tăng quá cao và nên uống trong các bữa phụ thay vì bữa chính sẽ tốt hơn cho đường huyết.

Người bị tiểu đường không nên uống nhiều nước dừa một lúc và nên chia uống thành 2-3 lần trong ngày. Tránh uống nước dừa sau 19h tối vì dễ gây khó tiêu. Nên uống nước dừa vào lúc đói vì giúp bạn cung cấp năng lượng, tăng cường hệ miễn dịch, cải thiện sức khỏe tim mạch và hệ tiêu hoá.

5. Lưu ý cho bệnh nhân tiểu đường khi uống nước dừa

Lưu ý cho bệnh nhân tiểu đường khi uống nước dừa
Lưu ý cho bệnh nhân tiểu đường khi uống nước dừa

Thắc mắc về việc tiểu đường uống nước dừa được không được giải đáp là “có”, mặc dù vậy người bệnh tiểu đường vẫn nên hạn chế loại nước giải khát này, tránh tình trạng uống quá nhiều sẽ làm đường huyết tăng cao. Khi uống nước dừa, bệnh nhân tiểu đường cần lưu ý một số vấn đề quan trọng dưới đây:

  • Không ăn cùi dừa: Trong thành phần của cùi dừa có chứa nhiều chất béo bão hòa, nếu ăn nhiều cùi dừa có thể làm tăng nguy cơ mắc phải các biến chứng do bệnh tiểu đường gây nên.
  • Uống ở thời điểm hợp lý: Nên uống vào bữa phụ, tốt nhất là buổi chiều để không làm đường huyết tăng cao đồng thời có lợi cho hệ miễn dịch và sức khỏe tim mạch. Không uống nước dừa sau 7 giờ tối vì có thể gây khó tiêu, khiến cơ thể khó chịu.
  • Uống nước dừa nguyên chất: Sử dụng nước dừa nguyên chất và không nên pha thêm đường. Đặc biệt, không nên sử dụng nước dừa đóng lon vì trong quá trình chế biến, nhà sản xuất có sử dụng thêm chất tạo ngọt để tăng thêm hương vị cho sản phẩm.
  • Không nên lạm dụng quá nhiều: Như đã phân tích ở phần trên, người bệnh tiểu đường chỉ nên uống tối đa 250ml nước dừa mỗi ngày, tốt nhất là chia thành 2 lần uống, không nên uống quá nhiều sẽ gây hại cho sức khỏe. Người bình thường không mắc bệnh này cũng không uống quá nhiều nước dừa, không uống thường xuyên vì gây thừa kali, hoạt động của tim bị rối loạn.

6.  Người bị bệnh tiểu đường ăn gì và kiêng gì?

Thực đơn của người bệnh tiểu đường thực tế không phải kiêng khem quá mức. Vì vậy, ngoài quan tâm vấn đề tiểu đường có uống được nước dừa không, bạn hãy tìm hiểu về đa dạng các loại thực phẩm khác mình đang lăn tăn có nên ăn không, kiêng không nhé.

Thực phẩm tốt cho người tiểu đường nên bổ sung 

  • Rau xanh: Đây là nguồn thực phẩm cung cấp chất xơ, vitamin, khoáng chất, chất chống oxy hóa dồi dào, đặc biệt tốt cho người mắc đái tháo đường. Nên ăn các loại rau củ quả tươi như bông cải xanh, củ cải, rau bina,…
  • Trái cây ít đường: Táo, bưởi, cam, ổi, dâu tây,.. đều là những loại trái cây chứa nhiều vitamin, chất xơ, chất khoáng tự nhiên mà lượng đường được cân bằng ở mức ổn định, rất tốt cho người tiểu đường. Những loại trái cây này có lượng GI thấp. Mỗi ngày ăn khoảng 200g sẽ không gây ảnh hưởng tới lượng đường huyết trong cơ thể.
  • Thịt nạc, thịt ít mỡ: Thịt nạc là thực phẩm có chứa đạm dễ hấp thu, giúp người bệnh cải thiện lượng đường trong máu, đồng thời ngăn ngừa được bệnh ung thư. Thịt nạc là loại thịt có hàm lượng cholesterol rất thấp, chẳng hạn như ức gà, đùi gà, thăn bò và thăn heo. Những loại thịt này cung cấp nguồn protein chất lượng cao và ít chất béo, giúp duy trì sự bão hòa trong chế độ ăn uống
  • Các loại cá: Cá chứa các chất béo lành mạnh, tác dụng giảm các cholesterol có hại và tăng cholesterol có lợi cho cơ thể. Cá còn là loại thực phẩm rất được khuyến khích bổ sung vào thực đơn của bệnh nhân tiểu đường. Các loại cá ngừ, cá mòi, cá hồi, cá thu rất giàu axit béo Omega 3 không những tốt cho người mắc bệnh tiểu đường mà còn có lợi ích lớn cho sức khỏe tim mạch.
  • Chất béo lành mạnh: Có chất béo có nguồn gốc tự nhiên như dầu oliu, dầu mè, đậu phộng, hạnh nhân, óc chó… sẽ giúp cơ thể lưu thông máu dễ dàng hơn, ngăn ngừa lượng đường trong máu tăng cao, đẩy lùi nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
  • Các loại hạt, đậu đỗ: Một số loại hạt như hạt chia, hạt é, hạt vừng, hạt bí, hạt điều, hạt dẻ, óc chó… cũng là nguồn dinh dưỡng rất cần thiết cho người bệnh tiểu đường. Các loại hạt tác động đến khả năng chuyển hóa chất béo trong cơ thể, lượng đường trong máu, mức độ viêm tổng thể của cơ thể và sức khỏe của các mạch máu.
Người bị bệnh tiểu đường ăn gì và kiêng gì?
Người bị bệnh tiểu đường ăn gì và kiêng gì?

Thực phẩm người bị tiểu đường nên tránh

  • Thực phẩm chứa chất béo động vật vì có thể làm cholesterol tăng cao, nguy cơ mắc bệnh mỡ máu tăng.
  • Các chất kích thích, đồ uống có cồn như rượu bia, thuốc lá để tránh những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
  • Tránh xa các thực phẩm có chứa nhiều đường như bánh kẹo ngọt, các loại nước ngọt, hoa quả sấy khô và các loại quả chứa nhiều đường.
  • Thịt đỏ như thịt bò, thịt cừu… vì có nguy cơ làm thúc đẩy quá trình phát triển bệnh tiểu đường, đồng thời dễ gây ra biến chứng nguy hiểm.
  • Đồ ăn chứa nhiều tinh bột: hạn chế tối đa cơm trắng, thay thế bằng các loại tinh bột khác lành mạnh với bệnh tiểu đường hơn như gạo lứt, ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậu đỗ,…
Viên uống hỗ trợ điều trị tiểu đường Kikuimo Seikatsu
Viên uống hỗ trợ điều trị tiểu đường Kikuimo Seikatsu

Để kiểm soát bệnh tiểu đường, bạn có thể bổ sung các thực phẩm chức năng hỗ trợ ổn định đường huyết. Bạn có thể tham khảo Viên uống hỗ trợ điều trị tiểu đường Kikuimo Seikatsu chiết xuất từ củ cây Cúc vu được chứng nhận có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường, phục hồi chức năng tuyến tụy, giúp tăng sinh và cải thiện tình trạng kháng Insulin, ngăn ngừa và khắc phục các biến chứng tiểu đường, không gây tác dụng phụ.

Sản phẩm được sản xuất hoàn toàn tại Nhật Bản và là sản phẩm nội địa Nhật được yêu thích nhất hỗ trợ phòng ngừa và giảm tiểu đường, phục hồi chức năng tuyến tụy. Khi mua hàng tại Shop Nhật Bản, bạn sẽ được sở hữu những sản phẩm xuất xứ 100% từ nội địa Nhật với những tiêu chuẩn và yêu cầu khắt khe bởi đội ngũ chuyên gia hàng đầu.

Trên đây là chia sẻ về vấn đề tiểu đường uống nước dừa được không? Hi vọng với những thông tin mà Shop Nhật Bản cung cấp sẽ giúp ích cho quý bạn đọc. Việc phát hiện sớm các biến chứng để điều trị bệnh tiểu đường rất quan trọng. Nếu có các vấn đề liên quan đến dinh dưỡng cho bệnh nhân tiểu đường hoặc bổ sung thêm sản phẩm chức năng, hãy liên hệ với Shop Nhật Bản để được hỗ trợ sớm nhất nhé!

THÔNG TIN LIÊN HỆ:

Mời đánh giá

NHẬN TƯ VẤN TỪ SHOP NHẬT BẢN




    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *