Rượu có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe, trong đó ngộc độc rượu được cho là một trong những hậu quả nghiêm trọng hàng đầu, một số trường hợp có thể tử vong trong một khoảng thời gian rất ngắn. Vậy ngộ độc rượu là gì, nguyên nhân, biểu hiện và cách xử lý ra sao thì hiệu quả? Cùng theo dõi bài viết dưới đây của Shop Nhật Bản để tìm hiểu về nguyên nhân gây ngộ độc rượu và cách phòng tránh, xử lý khi gặp phải tình trạng này nhé!
1. Ngộ độc rượu là gì?
Ngộ độc rượu là gì?
Ngộ độc rượu là tình trạng xảy ra khi uống một lượng rượu quá mức cơ thể có thể có thể chịu đựng được. Uống càng nhiều rượu trong một khoảng thời gian ngắn thì nguy cơ ngộ độc rượu càng cao.
Khi có một lượng cồn lớn trong cơ thể mà không thể chuyển hóa kịp thời, sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như: khó thời, nghẹt thở, ngừng thở, động kinh, hạ thân nhiệt, não bị tổn thương, thậm chí có trường hợp nặng còn gây tử vong.
Ngộ độc rượu không chỉ xảy ra đối với những người uống rượu mà còn có thể xảy ra với trẻ em, người lớn vô tình uống phải các sản phẩm, thức uống có chứa cồn với nồng độc cao.
2. Nguyên nhân ngộ độc rượu
Nguyên nhân ngộ độc rượu
Có khá nhiều nguyên nhân gây ngộ độc rượu, tuy nhiên các nguyên nhân chủ yếu thường là những lý do dưới đây:
- Uống rượu quá mức cơ thể chịu đựng: Khi có quá nhiều rượu được đưa vào cơ thể, dạ dày và ruột non sẽ hấp thụ cồn và cồn sẽ đi vào trong máu với tốc độ rất nhanh. Lượng rượu uống càng nhiều thì nồng độ cồn trong máu ngày càng cao, nguy cơ ngộ độc rượu cũng ngày càng cao.
- Uống quá nhiều rượu trong một thời gian ngắn: Trung bình, mỗi 1 tiếng đồng hồ gan chỉ có thể chuyển hóa được 7g rượu etylic (tương đương với 160ml rượu 40 độ). Nếu uống quá nhiều rượu trong một thời gian ngắn sẽ khiến gan làm việc quá tải, không thể chuyển hóa kịp lượng rượu đưa vào, các chất độc hại trong rượu sẽ chuyển đến các cơ quan khác trong cơ thể. Hậu quả là người uống bị ngộ độc rượu và dễ bị đau gan.
- Ngộ độc rượu do uống phải rượu giả: Những loại rượu có chứa hàm lượng cồn công nghiệp methanol hoặc ethylen glycol quá giới hạn cho phép. Rượu sử dụng các chất cấm như thuốc sâu, hoặc rượu ngâm các loại rễ, lá cây, động vật có chứa độc tố…Các loại rượu không rõ nguồn gốc xuất xứ, không được công bố tiêu chuẩn chất lượng rất dễ gây ra tình trạng ngộ độc rượu.
3. Biểu hiện ngộ độc rượu
Biểu hiện của ngộ độc rượu khá giống với biểu hiện của say rượu, do đó rất khó để phân biệt nếu không có chuyên môn, kinh nghiệm, điều này làm tăng nguy cơ tử vong cao đối với người bị ngộ độc rượu mà không được xử lý kịp thời. Bạn có thể dựa vào một số dấu hiệu dưới đây để nhận biết đâu là ngộ độc rượu:
– Biển hiện cấp tính:
- Biểu hiện ngộ độc cấp tính mức độ nhẹ: Nói nhiều, không kiểm soát được hành vi, lời nói, đi đứng siêu vẹo, mất khả năng giữ thăng bằng, mất khả năng phán xét, đánh giá, nôn mửa…
- Biểu hiện cấp tính nặng: Thờ yếu, ngừng thở, hạ huyết áp, thân nhiệt giảm, hạ đường huyết, hôn mê, co giật, động kinh, thở nhanh, thở không đều, thở khò khè, da – môi – móng tay – móng chân bị tím tái, tiểu tiện, đại tiện ra quần, nhìn mờ, đau bụng, chướng bụng…
– Các tai biến xảy ra: Nhiễm trùng, suy thận, tổn thương cơ, tử vong… Nếu rượu có chứa cồn công nghiệp methanol thì có thể gây nên một số tai biến như: tổn thương thần kinh, ảnh hưởng thị lực, tim mạch và thận, nguy cơ tử vong cao…
Triệu chứng ngộ độc rượu biểu hiện nhẹ hay nặng còn phụ thuộc vào nồng độ cồn trong máu cao hay thấp. Dựa vào bảng nồng độ cồn dưới đây, bạn có thể biết lượng cồn nạp vào cơ thể để xác định mức độ ngộ độc để có cách xử lý phù hợp. Cụ thể:
Nồng độ cồn | Biểu hiện |
Từ 25mg/dL – 50mg/dL | Kích thích, hưng cảm, nói nhiều, thích giao tiếp với người khác |
Từ 50 mg/dL – 100mg/dL | Mất khả năng phối hợp giữa các bộ phận ở mức độ nhẹ, giọng nói bất thường, không điều khiển được hành vi |
Từ 100mg/dL – 200 mg/dL | Hành vi, suy nghĩ và tính cách thay đổi. Đi đứng siêu vẹo, loạng choạng, mất khả năng giữ thăng bằng. Nôn ít hoặc nhiều, mất định hướng, nhìn một vật thành hai vật. |
Từ 200 mg/dL – 400 mg/dL | Có thể gây ra hôn mê. Nói líu, không rõ, mất cảm giác, thị lực bị rối loạn. Hạ đường huyết, động kinh, co giật, thân nhiệt giảm. Hô hấp bị ức chế với biểu hiện như: khó thở, thở khò khè, ứ đọng đờm… Đại tiện, tiểu tiện ra quần. |
Trên 400mg/dL | Cơ thể mất phản xạ, suy hô hấp, mất ý thức. Có thể gây trụy tim mạch và tử vong |
Trong đó:
- Người không uống rượu sẽ có nồng độ là 0mg/dL.
- Ngưỡng nồng độ cồn được tính bằng lượng cồn trong 100ml máu.
- Với nồng độ từ 25mg/dL trở lên thì bệnh nhân được chẩn đoán là ngộ độc rượu.
4. Cách xử lý khi bị ngộ độc rượu
Cách xử lý khi bị ngộ độc rượu
Ngộ độc rượu nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời có thể gây nên nhiều hậu quả nghiêm trọng, nặng nhất là có thể gây tử vong. Mỗi mức độ ngộc độc sẽ có cách xử lý khác nhau, bạn có thể tham khảo các cách cụ thể dưới đây.
– Mức độ ngộ độc nhẹ:
- Để người ngộ độc nghỉ ngơi, không vận hành máy móc, điều khiển phương tiện giao thông, làm việc nặng.
- Bổ sung nhiều nước và các thức ăn giàu chất dinh dưỡng và giàu đường bột như cháo loãng, cơm, bún phở…
- Có thể sử dụng các loại nước giải độc như: sữa nóng, nước gừng, nước mía, nước chanh, quất, nước sắn dây, trà atiso, nước ép cà chua, nước ép bưởi…
- Không được tự ý cho người bệnh uống thuốc bổ gan hay các loại thuốc có chứa vitamin B1, vitamin B6, các loại thuốc giảm đau như aspirin, paracetamol vì chúng có thể gây hại cho hệ tiêu hóa và ảnh hưởng đến gan.
- Không dùng thuốc chống nôn vì nôn là quá trình giải độc cho cơ thể, thuốc chống nôn sẽ ngăn chặn quá trình này dẫn đến việc chất độc bị ứ đọng trong cơ thể.
- Cho người bệnh nằm ở tư thế nghiêng, kê gối để cho đầu và vai cao hơn thân mình. Giữ ấm và theo dõi xem người bệnh có thở đều và êm không, gọi hỏi có phản ứng lại hay không để có thể xử lý kịp thời.
- Không cho người bệnh tắm ngay vì có thể làm giảm thân nhiệt, hạ đường huyết, hạ huyết áp…
– Mức độ ngộ độc nặng
- Khi bệnh nhân bất tỉnh hoặc có một số biểu hiện như: nôn nhiều và liên tục, nôn ra máu, gọi hỏi không có phản ứng, đổ mồ hôi, chân tay lạnh, da tái, mạch yếu, co giật, thở không đều, tím tái…cần đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế ngay để xử lý kịp thời, tránh nguy hiểm đến tính mạng.
- Nếu người bệnh ngừng thở, tím tái thì cần hà hơi, thổi ngạt, bóp tim ngoài lồng ngực để bệnh nhân thở lại, sau khi sơ cứu xong thì đưa bệnh nhân đến ngay bệnh viện.
- Ghi nhớ lại các thông tin như loại rượu mà bệnh nhân uống, lượng rượu uống có nhiều không, bệnh nhân có đang điều trị bằng thuốc gì không.
5. Trường hợp cần đưa người bệnh gặp bác sĩ
- Nồng độ cồn trong máu dưới 200mg/100ml máu, chỉ cần cho bệnh nhân nằm nghỉ ngơi, bổ sung nước, sau vài tiếng đồng hồ bệnh nhân sẽ tỉnh táo lại.
- Nồng độ cồn trong máu từ 200-300mg/100ml máu: Cố định bệnh nhân ở giường, tiêm 100-200mg vitamin B1 vào bắp. Ngoài ra, có thể truyền Glucose 5% hoặc 10% để giúp bệnh nhân có thêm chất dinh dưỡng.
- Rửa dạ dày để loại bỏ hết rượu trong đường tiêu hóa, không cho cồn đi vào máu. Cần theo dõi nhịp thở, tim mạch, huyết áp của bệnh nhân, không để bệnh nhân ngủ sâu vì có thể gây ra tình trạng “quên thở” rất nguy hiểm.
- Nồng độ cồn trong máu trên 300mg/100ml máu: Áp dụng các cách như khi bệnh nhân có nồng độ cồn 300-300mg/100ml máu. Bên cạnh đó, cần đặt monitor để theo dõi các chỉ số sinh tồn của cơ thể. Nếu bệnh nhân có triệu chứng suy hô hấp thì cần được đặt nội khí quản và thở máy.
- Không được dùng thuốc an thần, thuốc ngủ vì có thể khiến bệnh nhân bị suy hô hấp. Có thể cho bệnh nhân uống cà phê để kích thích hô hấp, ngăn chặn hiện tượng “quên thở” của bệnh nhân.
6. Cách ngừa chống ngộ độc rượu bia
Biện pháp hiệu quả nhất để không bị ngộ độc rượu bia là cần có cách phòng tránh tình trạng, không để bản thân bị ngộ độc. Dưới đây là một số lưu ý mà bác sĩ đưa ra để phòng chống ngộ độ rượu bia mà bạn có thê tham khảo và áp dụng:
- Với rượu có nồng độ cồn trên 30 độ, không uống quá 30ml/người/ngày. Khi uống rượu, nên kết hợp với ăn uống để hạn chế khả năng hấp thu rượu vào máu.
- Không dùng rượu ngâm với các loại lá, rễ cây, nội tạng động vật mà không rõ độc tính.
- Không sử dụng rượu không có nguồn gốc xuất xứ, không được công bố tiêu chuẩn chất lượng.
- Hạn chế uống rượu bia, chỉ uống khi thực sự cần thiết, nếu uống thì không nên uống quá nhiều trong một thời gian ngắn, không uống quá mức chịu đựng của cơ thể.
Trên đây là tổng hợp những thông tin về ngộ độc rượu, bao gồm nguyên nhân, biểu hiện, cách xử lý, phòng tránh một cách hiệu quả. Nhìn chung, rượu bia là chất kích thích có hại cho sức khỏe, do đó bạn nên hạn chế sử dụng, không lạm dụng rượu bia vì ngoài ngộ độc, rượu còn có thể gây nên những hậu quả nghiêm trọng khác.