Mướp đắng chữa tiểu đường, giúp giảm lượng glucose trong máu đồng thời cung cấp thêm đa dạng loại vitamin tốt cho cơ thể. Cùng tìm hiểu trong loại quả quý này đem đến những bài thuốc dân gian tuyệt vời như thế nào với người bệnh tiểu đường nhé.
1. Giới thiệu về cây mướp đắng (khổ qua)
Mướp đắng chữa tiểu đường
– Nguồn gốc: Cây mướp đắng là loại cây phổ biến ở những nước nhiệt đới, cận xích đạo Châu Á hoặc châu Phi nhưng không rõ nguồn gốc ở nước nào. Cây được trồng rộng rãi ở Ấn Độ, Nam Phi, Đông Nam Á, Trung Quốc, vùng Caribe. Ở Việt Nam, khổ qua được trồng ở khắp nơi, nhiều nhất ở miền Nam.
– Đặc điểm cây mước đắng:
- Mướp đắng là loại cây thân leo, có tua đơn và mảnh.
- Thân cây có cạnh, các lá mọc so le với nhau với 5-7 thùy.
- Mép lá có răng cưa, mặt dưới nhạt, mặt trên đậm hơn, ở lá có gân.
- Hoa khổ qua có màu vàng, gồm hoa đực và hoa cái, mọc lên ở nách lá.
- Quả mướp đắng có hình thoi, dài từ 8-15cm, mặt vỏ lồi lõm. Quả có màu xanh, chuyển sang vàng hồng khi chín.
- Hạt khổ qua giống như hạt bí ngô, bao bên ngoài là màng màu đỏ.
– Thành phần
Thành phần | Hàm lượng |
Các Glucosid Triterpenoid | Charantin và hỗn hợp các chất thuộc nhóm Stigmastadienol |
Các nhóm chất có tác dụng hạ đường huyết | |
17 loại acid amin thiết yếu | |
+Lipid | 0,76% |
+Các sắc tố, chủ yếu là lycopen | Hàm lượng tăng dần theo độ chín của quả |
+Vitamin B1 | 0,8mg |
+Vitamin B2 | 0,2mg |
+Vitamin PP | 3,72mg |
+Vitamin E | 18,7mg |
+β – caroten | 0,56mg |
Các khoáng chất Mg, Ca, Cu, Fe, Zn | …. |
Alcol bậc nhất và Aldehyd như Myrtenol, benzyl alcol, Hexanol | ….. |
Các thành phần nói trên có thể tìm thấy ở quả, lá và hạt mướp đắng. Tuy nhiên, với hàm lượng trên lá và hạt ít hơn so với ở quả. Do đó, sử dụng mướp đắng chữa tiểu đường vẫn được nhiều người áp dụng.
2. Công dụng của mướp đắng với bệnh tiểu đường
Công dụng tuyệt vời từ mướp đắng
- Giảm glucose trong máu: Trong mướp đắng có chứa hai hoạt chất là charatin và momordicin tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình trao đổi chất trong cơ thể, đóng vai trò quan trọng trong việc làm giảm lượng đường trong máu.
- Tiêu hóa tốt lượng carbohydrate trong thực phẩm: Hoạt chất trong mướp đắng ức chế enzyme tham gia phá vỡ disaccharides, monosaccharides. Thành phần trong mướp đắng còn có tác động đến quá trình vận chuyển glucose trong máu, có lợi trong việc ngăn cản tăng đường huyết đột ngột sau khi ăn.
- Kích thích tiết ra insulin: Mướp đắng giúp phục hồi tuyến tụy, giúp sản sinh đủ lượng insulin cần thiết trong cơ thể đối với bệnh nhân tiểu đường type 1 và type 2, giúp duy trì lượng đường huyết trong máu, không bị trồi sụt thất thường.
- Phục hồi tình trạng kháng insulin: Nghiên cứu khoa học tìm ra hoạt chất glycosides axit oleanolic có trong mướp đắng giúp cải thiện sự dung nạp glucose ở bệnh nhân tiểu đường type 2, có khả năng ngăn chặn tình trạng kháng insulin trong cơ thể.
- Chống oxy hóa tế bào: Chất chống oxy hóa có trong khổ qua giúp hỗ trợ phục hồi tế bào bị tổn thương, ngăn chặn biến chứng tiểu đường như nhiễm trùng, viêm nhiễm; các biến chứng về mạch máu, tim mạch, huyết áp, thần kinh,… Phục hồi sức đề kháng trong cơ thể.
3. Bài thuốc trị tiểu đường từ mướp đắng, mướp đắng bổ dưỡng
Bài thuốc trị tiểu đường từ mướp đắng
- Vài quả mướp đắng.
- Nước cốt chanh (1 thìa) hoặc dầu oliu (vài giọt).
- Mướp đắng rửa sạch, ngâm nước muối khoảng 10 phút.
- Mang mướp đắng xắt nhỏ, cho vào máy xay nhuyễn. Sau đó cho thêm 1 thìa nước cốt chanh vào.
- Tiếp theo lọc lấy nước ép, đun sôi lên để sử dụng hàng ngày như nước lọc.
- Mướp đắng: 500g
- Đậu nành: 80g
- Sườn heo: 300g
- Gia vị: Muối, hạt nêm, nước mắm, hạt tiêu, dầu ăn.
- Cho đậu nành ngâm 1 tiếng trước khi nấu
- Sườn chặt thành miếng nhỏ, trần qua sườn trong nước nóng, hớt bỏ bọt và rửa sạch sườn.
- Mướp đắng cắt làm đôi, bỏ hạt, cạo sạch phần thịt trắng bên trong rồi thái mướp đắng thành miếng nhỏ.
- Tiếp theo ninh sườn, cho đậu nành vào cùng tiếp đến cho mướp đắng vào, nêm gia vị sao cho vừa ăn rồi tắt bếp.
- Mướp đắng tươi: 60-80g.
- Rau cần: 200g.
4. Lưu ý khi áp dụng cách chữa tiểu đường bằng mướp đắng
- Mướp đắng có thể gây hạ huyết áp, nhất là đối với bệnh nhân tiểu đường kèm theo huyết áp thấp, phải đặc biệt lưu tâm điều này. Để tránh hạ huyết áp, bệnh nhân nên sử dụng lúc bụng no hoặc được lót dạ bằng thức ăn trước, hoặc có thể pha loãng nước ép mướp đắng khi uống.
- Mướp đắng chỉ có tác dụng tốt trên bệnh nhân tiểu đường type 2. Theo một số nghiên cứu, hoạt chất từ mướp đắng, hầu như không có tác dụng với bệnh nhân tiểu đường type 1.
- Nên chọn quả mướp đắng nhỏ, có màu xanh, thay vì chọn loại quả to hoặc đã vàng. Vì trong quả nhỏ và tươi xanh, còn giữ được hàm lượng dược tính bên trong dồi dào.
- Nên ăn tươi hoặc để quả hơi héo. Chớ nên để quá khô hoặc đun quá lâu, có thể làm mất đi nhiều dược tính bên trong của mướp đắng.
- Bạn nên rửa sạch, rồi mới cắt lát, như vậy sẽ giữ được thành phần dinh dưỡng bên trong, không bị mất đi trong quá trình rửa.