Duy trì lối sống lành mạnh kết hợp tập luyện thể thao và chế độ ăn uống cân bằng các thực phẩm kiểm soát đường huyết giúp góp phần giảm lượng đường trong máu, hạn chế biến chứng bệnh tiểu đường.
1. Cá hồi
Cá hồi giàu axit béo omega 3, protein và carbohydrate bằng 0. Vì không chứa carbohydrate nên cá hồi có tải lượng đường huyết GL=0, không làm tăng đột biến đường huyết sau ăn. Axit béo omega-3 trong cá hồi có thể cải thiện sức khỏe của tim, tốt cho người bệnh tiểu đường, hạn chế nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
Ngoài ra, cá hồi còn chứa vitamin D, choline, vitamin B12 và selen, giúp giảm nguy cơ mắc các biến chứng liên quan đến bệnh đái tháo đường như bệnh tim, suy tim và đột quỵ.
Nghiên cứu cho thấy rằng ăn hai khẩu phần cá mỗi tuần có liên quan đến việc giảm nguy cơ đau tim, đột quỵ ở những người mắc bệnh tim. Bởi vậy, cà hồi là thực phẩm kiểm soát đường huyết hiệu quả, lựa chọn rất tốt cho bệnh nhân đái tháo đường type 2.
2. Bông cải xanh
Trong top các thực phẩm ngăn chặn bệnh tiểu đường, bông cải xanh (súp lơ) được mệnh danh là loại rau tốt bậc nhất cho người mắc bệnh tiểu đường.
Một nghiên cứu do Viện Nghiên cứu Ung thư Hoa Kỳ thực hiện đã chứng minh rằng, súp lơ có thể làm giảm đáng kể lượng đường trong máu ở bệnh nhân tiểu đường loại 2. Chiết xuất mầm súp lơ chứa sulforaphane, giúp cải thiện độ nhạy insulin và giảm lượng đường trong máu hiệu quả.
Người bệnh tiểu đường tuýp 2 ăn bông cải xanh trong 12 tuần cho thấy độ nhạy insulin và lượng đường trong máu được cải thiện đáng kể. Súp lơ không chỉ giúp kiểm soát lượng đường trong máu mà còn là nguồn cung cấp chất xơ tuyệt vời. Chất xơ giúp làm chậm quá trình hấp thụ đường vào máu, hỗ trợ điều hòa lượng đường trong máu.
3. Trứng
Trứng chứa một lượng protein rất lớn (một quả trứng gà to có thể chứa đến 7g protein). Ăn trứng có thể giúp cải thiện độ nhạy insulin, giảm viêm, tăng cholesterol HDL tốt và giảm cholesterol LDL xấu. Ăn một quả trứng lớn mỗi ngày giúp giảm đáng kể 4,4% lượng đường trong máu lúc đói, cải thiện tổng thể độ nhạy insulin so với việc ăn một sản phẩm thay thế trứng.
Không chỉ vậy, trứng còn là nguồn cung cấp Kali tuyệt vời giúp cân bằng độ Natri trong cơ thể, cải thiện sức khỏe tim mạch ở bệnh nhân tiểu đường. Biotin trong lòng đỏ trứng gà là chất quan trọng trong việc duy trì sức khỏe của tóc, móng, da và quá trình sản xuất insulin, tăng độ nhạy insulin.
Người bệnh tiểu đường có thể ăn 6-12 quả trứng mỗi tuần để nhận được những lợi ích từ carbohydrate và chất đạm nạc có trong trứng. Trong các dạng chế biến trứng, trứng luộc là phương pháp chế biến được ưu tiên cho người bệnh tiểu đường. Luộc trứng không mất quá nhiều thời gian và tiết kiệm chi phí. Bạn có thể trộn cùng salad để thay đổi thực đơn. Tuy nhiên, nên hạn chế sử dụng các loại nước sốt béo khi trộn salad cùng trứng.
4. Mướp đắng
Mướp đắng có chứa thành phần insulin ở dạng polypeptide-p hoặc p-insulin. Những chất này rất quan trọng trong việc kiểm soát bệnh tiểu đường một cách tự nhiên. Nếu dùng 2000mg mướp đắng làm nước ép cho bệnh nhân tiểu đường uống liên tục hàng ngày, lượng đường trong máu của bệnh nhân sẽ giảm đều đặn. Mướp đắng có tác dụng cải thiện tình trạng không dung nạp glucose ở bệnh nhân, tăng cường tính nhạy cảm của insulin trong cơ thể.
Một số nghiên cứu cho thấy, mướp đắng có thể làm giảm lượng đường trong máu và mức A1c ở những người mắc bệnh tiểu đường tuýp 2. Ngoài ra, mướp đắng còn có tác dụng phòng ngừa biến chứng phổ biến ở người tiểu đường như bệnh tim mạch và béo phì. Nhờ hàm lượng chất xơ cao giúp hỗ trợ phòng ngừa béo phì, giảm tích tụ cholesterol trong động mạch.
5. Đậu nành
Sữa đậu nành có chỉ số đường huyết GI = 30 (thuộc nhóm thấp). Vì vậy khi uống sữa đậu nành nguyên chất, không thêm đường thì lượng glucose trong máu của người bệnh sẽ không bị tăng đột ngột. Trong đậu nành có chứa thành phần isoflavones, có tác dụng làm giảm lượng cholesterol xấu, giảm đường huyết, hỗ trợ tốt quá trình điều trị tiểu đường. Từ đó, giúp đường huyết duy trì ở mức ổn định. Cellulose có trong sữa đậu nành có khả năng hạn chế lượng đường hấp thu vào máu, ngăn chặn sự tăng đường huyết.
Theo báo cáo trong một nghiên cứu được đăng tải trên Tạp chí Dinh dưỡng và nghiên cứu thực hành Mỹ xuất bản tháng 9/2008, bệnh nhân tiểu đường uống sữa đậu nành có hiệu quả trong việc hạn chế tình trạng tăng glucose máu sau bữa ăn.
Người bệnh tiểu đường được khuyến khích sử dụng không quá 2-3 cốc/ ngày, tương đương khoảng 500ml để đảm bảo an toàn, không ảnh hưởng xấu đến tình trạng bệnh. Nếu bạn sử dụng các loại sữa đậu nành được đóng gói sẵn, cần quan tâm và kiểm soát tới chỉ số carbohydrate nạp vào cơ thể được ghi trên bao bì.
6. Yến mạch nguyên chất
Người bệnh tiểu đường nên tránh thực phẩm giàu carbohydrate (tinh bột) vì thực phẩm này nhanh chóng bị phân hủy thành đường, làm tăng đột biến glucose, insulin trong máu. Yến mạch nguyên chất giàu carb nhưng cũng giàu chất xơ hòa tan và các hợp chất có lợi cho người bệnh tiểu đường. Chất beta-glucan trong yến mạch có thể làm giảm lượng đường trong máu và mức cholesterol cao.
Hiệp hội Đái tháo đường Mỹ khuyến nghị, người bệnh tiểu đường nên ăn ít nhất 25-30g chất xơ mỗi ngày. Một khẩu phần 1/2 chén bột yến mạch chứa 8g chất xơ nên thực phẩm này thích hợp cho bữa ăn sáng, thay thế cho cơm.
Yến mạch nguyên chất là thực phẩm kiểm soát đường huyết được các chuyên gia khuyến khích sử dụng. GI của yến mạch dưới 55 nên giữ lượng đường trong máu ổn định, không làm tăng đường huyết quá nhanh.
7. Gạo lứt
Gạo lứt an toàn cho người tiểu đường. Chúng giữ lại hoàn toàn chất dinh dưỡng có trong gạo nên hàm lượng chất xơ trong gạo lứt cao gấp đôi và magie cao gấp 3 lần so với gạo trắng, giúp ổn định đường huyết. Chất xơ trong gạo lứt còn có lợi cho hệ tiêu hóa và thúc đẩy cảm giác no, giúp người bệnh tiểu đường duy trì cân nặng hợp lý, tránh xảy ra biến chứng.
Theo TS.BS. Lê Thanh Hải trong gạo lứt còn chứa các hợp chất flavonoid có khả năng chống oxy hoá mạnh giúp chống viêm, ngăn chặn các nguy cơ về tim mạch, trí não,…
Gạo lứt không chỉ giúp kiểm soát đường huyết ở bệnh nhân tiểu đường tuýp 2 mà còn giúp ngăn ngừa bệnh hiệu quả. Nếu sử dụng gạo lứt thường xuyên và trong thời gian dài (khoảng 10 bữa ăn gạo lứt/tuần và dùng trong tối thiểu 8 tuần) giúp cải thiện đường máu cũng như chức năng nội mô. Đây là những chỉ số quan trọng đo lường sức khỏe tim mạch.
8. Hạt lanh, hạt chia
Theo đánh giá từ 25 nghiên cứu, hạt lanh có thể giảm lượng đường trong máu và ngăn ngừa tình trạng kháng insulin nhờ hàm lượng chất xơ hòa tan cao. Chất xơ hòa tan có thể làm chậm quá trình hấp thụ đường trong máu, từ đó ổn định đường huyết, tốt cho người mắc bệnh tiểu đường tuýp 2.
Các nghiên cứu ở người mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 cho thấy, bổ sung 10 – 20g bột hạt lanh mỗi ngày trong 1 – 2 tháng có thể làm giảm lượng đường trong máu khi đói lên đến 19,7%.
Hạt chia cũng là một trong những thực phẩm ngăn chặn bệnh tiểu đường hiệu quả. Hạt chia có tác dụng cải thiện độ nhạy insulin, kiểm soát hiệu quả và làm ổn định lượng đường trong máu sau các bữa ăn. Để làm giảm nồng độ đường huyết trong máu sau bữa ăn, bạn có thể ăn kèm bánh mì làm từ hạt chia.
9. Dầu ô liu
Dầu oliu được ép lạnh từ quả oliu. Theo một nghiên cứu năm 2016, khi thêm dầu oliu vào bữa ăn của người bệnh đái tháo đường tuýp 1 nhận thấy chỉ số đường huyết giảm, cải thiện sự nhạy insulin và tăng cường sự chuyển hóa đường trong cơ thể. Ngoài ra, dầu oliu còn chứa chất béo không no, giảm mức cholesterol xấu trong máu, giúp giảm cảm giác đói, cung cấp năng lượng kéo dài.
Người bệnh tiểu đường sử dụng dầu oliu trong chế độ ăn uống hàng ngày giúp kiểm soát huyết áp, phòng tránh nguy cơ mắc bệnh về tim mạch. Bạn có thể dùng dầu oliu để làm nước sốt, nước chấm hoặc chế biến với các món ăn ở nhiệt độ thấp.
10. Củ cây cúc vu
Cây cúc vu là một giống thực vật sinh trưởng ở khu vực ôn đới, được trồng tại nhiều quốc gia, phổ biến nhất là Nhật Bản. Củ của cây Cúc vu có thể duy trì chức năng của tế bào, kiểm soát quá trình viêm và duy trì độ nhạy của insulin. Chất xơ Inulin cô đặc từ củ Cúc vu Nhật Bản khi qua dạ dày làm chậm tốc độ hấp thu đường và carbohydrate, ngăn chặn sự gia tăng đột ngột đường huyết sau khi ăn.
Inulin vào được tế bào và tham gia chuyển hóa tạo năng lượng cho cơ thể người thay thế cho đường glucose mà không cần đến vai trò của Insulin. Từ đó làm giảm gánh nặng của tuyến tụy và cơ thể, giúp bệnh tiểu đường thuyên giảm. Ngày nay, chiết xuất củ cúc vu được nghiên cứu và ứng dụng vào y học rộng rãi, tạo nên thành phần với công dụng vượt trội của viên tiểu đường Kikuimo Seikatsu, hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường.
Kikuimo Seikatsu với thành phần 100% hữu cơ có tác dụng hỗ trợ phòng và điều trị bệnh tiểu đường, ổn định đường huyết, cải thiện chỉ số HbA1c, phục hồi tuyến tụy, ngăn ngừa biến chứng. Nhờ áp dụng công nghệ tuyển chọn hiện đại, Cúc vu để sản xuất viên tiểu đường Kikuimo Seikatsu chứa hàm lượng inulin tự nhiên đạt độ đậm lên đến 60%.
Trên đây là những thông tin về thực phẩm kiểm soát đường huyết cũng như gợi ý một số thực phẩm ngăn chặn bệnh này. Ngoài việc áp dụng một chế độ ăn uống lành mạnh, chúng ta có thể cải thiện tình trạng kháng insulin bằng cách kết hợp chế độ vận động với cường độ vừa phải.
Một lối sống khoa học có thể giúp ổn định đường huyết, giảm huyết áp cho người bệnh tiểu đường. Nếu bạn còn bất cứ băn khoăn nào về vấn đề này, có thể liên hệ với Shop Nhật Bản để được giải đáp cụ thể.
THÔNG TIN LIÊN HỆ:
- Hotline: 0904.400.500 – 0901.456.888 – 024.3537.5678
- Gmail: sales@vnjp.vn – marketing@vnjp.vn – thao.hth@vnjp.vn
- Website: https://nhatban.vn
- Địa chỉ: Ngõ 118, Đường Phan Kế Bính, Quận Ba Đình, Hà Nội.