Loãng xương là tình trạng thường gặp ở người cao tuổi, tuy nhiên, tuy nhiên, vẫn có nhiều trường hợp loãng xương đặc biệt, điển hình như loãng xương tuổi vị thành niên. Điều này khiến cho nhiều bậc cha mẹ lo lắng bởi chúng gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của trẻ. Vậy nguyên nhân của tình trạng này là gì, cách điều trị và phòng tránh như thế nào là hiệu quả?
1. Loãng xương tuổi vị thành niên là gì?
Trong cơ thể người, xương được hình thành và tiêu hủy liên tục. Khối lượng xương đỉnh của cả nam và nữ sẽ đạt được ở tuổi 30, khối lượng xương sẽ ổn định trong khoảng 10 năm trước khi tiến vào giai đoạn mất xương, quá trình này diễn ra nhanh chóng hơn ở phụ nữ.
Loãng xương tuổi vị thành niên là tình trạng loãng xương hiếm gặp bởi đa phần tình trạng này thường gặp ở người già, phụ nữ tuổi mãn kinh và một số trường hợp mắc các bệnh lý về xương.
Loãng xương là một rối loạn chuyển hóa, là tình trạng xương bị mất dần, mật độ xương suy giảm theo thời gian khiến cho xương giòn hơn, dễ tổn thương, bị gãy cho dù chỉ bị chấn thương nhẹ. Khi trẻ trong độ tuổi thanh thiếu niên gặp phải loãng xương thì được gọi là loãng xương tuổi vị thành niên.
Loãng xương tuổi vị thành niên là tình trạng ít gặp, tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là chúng không xảy ra. Nguyên nhân có thể xuất phát từ một số yếu tố như trẻ mắc các bệnh lý từ trước hoặc do sử dụng thuốc điều trị bệnh gây ra.
2. Ảnh hưởng của tình trạng loãng xương tuổi vị thành niên
Loãng xương tuổi vị thành niên là tình trạng nghiêm trọng bởi đây là giai đoạn trẻ đang phát triển thể chất, phần lớn khối lượng xương của cơ thể được xây dựng trong thời kỳ này. Loãng xương tuổi vị thành niên nếu không được điều trị kịp thời có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng dưới đây:
- Lún xẹp đốt sống: Nếu tình trạng loãng xương nghiêm trọng thì có thể gây ra lún xẹp đốt sống, làm tăng nguy cơ tàn tật suốt đời, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, công việc.
- Dễ bị gãy xương: So với những người bình thường thì người bị loãng xương khiến xương giòn hơn, dễ bị gãy xương hơn, cho dù họ chỉ bị chấn thương nhẹ, mức độ hồi phục xương sau khi gãy cũng chậm hơn rất nhiều. Tùy mức độ nặng hay nhẹ mà gãy xương có thể gây ra các vấn đề như sức khỏe suy giảm, khó khăn cho vận động, làm việc, thậm chí là tàn tật.
- Biến dạng cột sống: Đây là tình trạng phổ biến khi trẻ bị loãng xương tuổi vị thành niên. Khi xương bị mất dần đi sẽ gây ra tình trạng cột sống bị cong, vẹo, gù, ảnh hưởng đến vóc dáng của trẻ. Thậm chí, một số trường hợp bệnh nhân còn bị loãng xương ở vị trí đốt sống ngực khiến lồng ngực bị biến dạng, từ đó ảnh hưởng đến hệ hô hấp.
- Sụt chiều cao hoặc chậm phát triển: Khi bị loãng xương, trẻ phải đối mặt với nguy cơ phát triển thể chất chậm hơn, chiều cao suy giảm, không đạt được chiều cao và cân nặng như mong muốn.
3. Nguyên nhân gây ra tình trạng loãng xương tuổi vị thành niên
Loãng xương tuổi vị thành niên có hai loại là loãng xương vô căn và loãng xương thứ phát, nguyên nhân của mỗi loại cũng khác nhau.
- Loãng xương tuổi vị thành niên vô căn
Là tình trạng ít phổ biến hơn so với loãng xương thứ phát, mức độ ảnh hưởng đến bé trai nhiều hơn so với bé gái, bệnh khởi phát trung bình khi trẻ 7 tuổi. Nguyên nhân chủ yếu của bệnh này là do yếu tố di truyền. Khi trẻ bước vào tuổi dậy thì, mật độ xương có thể được hồi phục nhưng sau khi trưởng thành, khối lượng xương đạt đỉnh vẫn không đạt mức như bình thường.
- Loãng xương tuổi vị thành niên thứ phát
Tình trạng này phổ biến hơn loãng xương vô căn. Nguyên nhân loãng xương tuổi vị thành niên do nhiều yếu tố khác nhau gây nên, tuy nhiên, chủ yếu là do một số bệnh lý có từ trước hoặc do thuốc điều trị bệnh. Ngoài ra, chế độ ăn uống và luyện tập cũng có thể ảnh hưởng đến xương của trẻ.
- Một số bệnh lý: Ảnh hưởng đến khối lượng xương và làm tăng nguy cơ loãng xương tuổi vị thành niên: Ví dụ như bệnh bại não, xơ nang, bệnh celiac, viêm khớp tự phát tuổi vị thành niên, rối loạn ăn uống và kém hấp thu, các bệnh về thận, tiểu đường tuýp 1, …
- Sử dụng các loại thuốc: Việc sử dụng một số loại thuốc như thuốc chống co giật, thuốc chứa corticosteroid, các loại thuốc hóa trị có thể gây ảnh hưởng đến quá trình tạo xương của cơ thể.
- Trẻ lười vận động: Một số thói quen xấu của trẻ như không hoạt động kéo dài, thường xuyên bất động có thể khiến sức khỏe xương và cơ bắp bị ảnh hưởng, khả năng chịu đựng của xương bị suy giảm.
- Chế độ ăn uống thiếu hụt: Chế độ ăn uống không đầy đủ chất dinh dưỡng, thiếu vitamin D và canxi cũng có thể là nguyên nhân gây ra tình trạng loãng xương tuổi vị thành niên. Bên cạnh đó, một số trường hợp trẻ uống rượu bia khi còn nhỏ cũng gây ra tình trạng mất xương.
4. Biểu hiện của loãng xương tuổi vị thành niên
Dấu hiệu loãng xương ở người lớn rất dễ phát hiện, tuy nhiên, loãng xương tuổi vị thành niên lại không như vậy. Đây là nguyên nhân khiến cho trẻ không được đưa đến các cơ sở y tế để khám và điều trị kịp thời, gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Đa phần các bác sĩ phát hiện trẻ bị loãng xương khi mắc phải một bệnh lý khác.
Cha mẹ có thể quan sát và theo dõi trẻ, nếu trẻ xuất hiện các triệu chứng dưới đây thì nên đưa trẻ đi khám và điều trị kịp thời:
- Đau xương: Đây là dấu hiệu thường gặp nhất nhưng dễ bị bỏ qua vì cha mẹ nghĩ rằng con đang trong độ tuổi hiếu động, vui chơi quá mức nên bị đau cơ thể. Tuy nhiên, nếu các cơn đau xuất hiện thường xuyên tại vùng lưng, đau hông, bàn chân, cổ tay, cổ chân hoặc trẻ đi khập khiễng thì nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ để thăm khám và điều trị kịp thời.
- Dễ gãy xương: Khi trẻ bị va chạm, chịu áp lực từ bên ngoài có thể dẫn đến gãy xương ở một số vị trí như xương cánh tay, xương đùi… Cha mẹ nên cho con thăm khám kỹ lưỡng vì có thể mật độ khoáng trong xương giảm khiến xương dễ gãy.
- Chiều cao ngừng phát triển: Trong độ tuổi dậy thì, chiều cao của trẻ phát triển nhanh chóng, nếu nhận thấy một khoảng thời gian dài chiều cao của trẻ ngừng phát triển thì có thể trẻ đang gặp phải nguy cơ loãng xương.
5. Điều trị loãng xương tuổi vị thành niên
Để điều trị loãng xương tuổi vị thành niên, quan trọng nhất là phải xác định được nguyên nhân gây ra bệnh. Nếu nguyên nhân do sử dụng thuốc điều trị thì bác sĩ có thể hạ liều thuốc xuống mức thấp nhất có thể để kiểm soát bệnh đồng thời hạn chế sự tác động đến xương.
Trẻ cũng có thể được điều trị loãng xương bằng cách sử dụng thuốc điều trị, tuy nhiên, việc này cần được giám sát chặt chẽ bởi các bác sĩ để kiểm soát tình trạng một cách tốt nhất. Thuốc sử dụng có thể là các loại thuốc giúp giảm thiểu các cơn đau hoặc các loại thuốc giúp tăng cường sức mạnh của xương, thuốc ngăn ngừa tình trạng hủy xương…
Ngoài ra, bác sĩ có thể áp dụng một số biện pháp khác dưới đây để tăng cường hiệu quả điều trị:
- Vật lý trị liệu
- Vận động thể dục thể thao, rèn luyện thể chất đúng cách
- Chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, quan trọng nhất là giàu canxi và vitamin D.
5. Cách phòng tránh loãng xương tuổi vị thành niên hiệu quả
Để phòng chống loãng xương tuổi vị thành niên, cha mẹ nên luyện tập và tạo thói quen cho trẻ có một lối sống lành mạnh. Dưới đây là một số biện pháp hiệu quả mà cha mẹ có thể áp dụng cho các con.
- Tăng cường vận động thể chất: Nên cho trẻ vận động thể chất với cường độ và thời gian phù hợp, ví dụ như đi bộ, đạp xe, bơi lội, tập thể dục… Những hoạt động thể chất này có thể làm tăng mật độ xương, cải thiện sức mạnh xương khớp.
- Kiểm soát cân nặng của trẻ: Nên giữ cân nặng ở mức bình thường, không để trẻ bị thừa cân, béo phì. Khi cân nặng tăng nhanh, áp lực lên xương, cột sống và các khớp cũng tăng theo, từ đó làm tăng nguy cơ loãng xương.
- Ngủ đủ giấc: Trẻ ngủ đủ giấc có thể giúp xương phát triển khỏe mạnh, cơ thể có đủ thời gian phục hồi và xây dựng hệ xương.
- Khám sức khỏe định kỳ: Cha mẹ nên cho con khám sức khỏe định kỳ để phát hiện và xử lý kịp thời tình trạng loãng xương, ngăn chặn những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.
- Không sử dụng chất kích thích: Tránh sử dụng đồ uống có cồn và thuốc lá vì chúng có thể làm cản trở quá trình hấp thu canxi của cơ thể, từ đó ảnh hưởng đến mật độ xương.
- Xây dựng chế độ dinh dưỡng cân đối: Chế độ dinh dưỡng của trẻ nên có đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết để đảm bảo trẻ phát triển toàn diện về thể chất và tinh thần. Đặc biệt, chế độ ăn nên giàu canxi và vitamin D – thành phần quan trọng trong cấu trúc xương. Một số loại thực phẩm có chứa nhiều canxi và vitamin D có thể kể đến như: trứng, sữa, các loại hải sản…
Ngoài các biện pháp phòng ngừa loãng xương tuổi vị thành niên trên đây, cha mẹ cũng nên bổ sung thêm các khoáng chất có lợi cho việc xây dựng cấu trúc xương ở trẻ như: kẽm, magie,…Bên cạnh đó, cha mẹ có thể bổ sung thêm các loại sữa giàu canxi và các chất dinh dưỡng khác có lợi cho xương, ngăn ngừa tình trạng loãng xương ở trẻ.
Hiện nay, có hai dòng sữa giúp tăng chiều cao, bổ sung canxi hiệu quả được nhiều bậc phụ huynh lựa chọn là sữa Asumiru (dành cho trẻ từ 3-16 tuổi) và Super Asumiru (phiên bản nâng cấp từ sữa Asumiru, dành cho trẻ từ 11-18 tuổi) của Nhật Bản. Tùy độ tuổi của trẻ mà cha mẹ có thể lựa chọn loại sữa phù hợp nhất.
Sữa Asumiru và Super Asumiru cung cấp bộ ba canxi hữu cơ giúp tăng cường mật độ xương, giúp tăng chiều dài mấu xương, tăng cường thể chất của trẻ. Mỗi loại canxi còn mang đến các tác dụng riêng biệt như:
- Canxi từ xương cá trích: Đẩy nhanh quá trình tái tạo xương mà không bị cơ thể đào thải
- Canxi khoáng chất hạt vừng: Duy trì sự chắc khỏe của xương đồng thời hỗ trợ quá trình tiêu hóa ở trẻ.
- Canxi từ san hô thiên nhiên: Tăng cường chất lượng và mật độ của xương, giúp xương chắc khỏe, hạn chế tình trạng mất xương.
Sữa Asumiru và Super Asumiru còn cung cấp bộ tứ gồm Magie – Vitamin D – MK7 – CPP giúp tăng cường khả năng hấp thu canxi của cơ thể, giảm thiểu tình trạng canxi bị đào thải ra ngoài.
Ngoài canxi cùng bộ tứ các chất hỗ trợ khả năng hấp thu canxi, hai loại sữa còn cung cấp nhiều thành phần dinh dưỡng quan trọng khác, góp phần thúc đẩy quá trình tăng trưởng chiều cao ở trẻ như ZinC, Arginine, Placenta, các loại vitamin như A, C, E, B2, B1, B6, B12…
Đặc biệt, sữa Super Asumiru còn bổ sung thêm công thức Triple protein với 3 loại protein chất lượng cao, hàm lượng lên tới 7000mg/ ngày, kết hợp cùng tảo xoắn Spirulina, bột carob và đa dạng các dưỡng chất giúp thúc đẩy phát triển chiều cao và thể chất vượt trội cho trẻ em trong giai đoạn dậy thì và sau dậy thì.
Sữa Asumiru và Super Asumiru là thành quả nghiên cứu khoa học về thành phần thúc đẩy hormone tăng trưởng, giúp trẻ tăng trưởng chiều cao vượt trội, phát triển não bộ vượt bậc được nghiên cứu và phát triển bởi các chuyên gia dinh dưỡng hàng đầu Nhật Bản đến từ nhà Itty INC. Đây cũng là sản phẩm dinh dưỡng giúp bổ sung canxi, vitamin D và các khoáng chất có lợi cho xương, phòng tránh nguy cơ loãng xương tuổi vị thành niên hiệu quả. Đây là sản phẩm an toàn, đã trải qua kiểm định về chất lượng tại Nhật Bản, do đó cha mẹ có thể yên tâm khi sử dụng cho các con.
Hiện nay, sữa Asumiru và Super Asumiru được bán rộng rãi trên thị trường, tuy nhiên, bạn nên mua dòng sữa nội địa Nhật chính hãng để đạt được hiệu quả cao nhất. Shop Nhật Bản là đơn vị nhập khẩu chính ngạch và phân phối chính hãng sữa tăng chiều cao Asumiru và Super Asumiru tại Việt Nam, sản phẩm có nguồn gốc rõ ràng, đầy đủ các loại hóa đơn, chứng từ cần thiết, đảm bảo chất lượng.
Để mua hàng, bạn có thể lựa chọn các hình thức như mua hàng trên các kênh thương mại điện tử hoặc mua hàng trực tiếp tại cửa hàng. Chi tiết vui lòng liên hệ theo thông tin dưới đây để được hỗ trợ:
THÔNG TIN LIÊN HỆ:
- Hotline: 0904.400.500 – 0901.456.888 – 024.3537.5678
- Gmail: sales@vnjp.vn – marketing@vnjp.vn – thao.hth@vnjp.vn
- Website: https://nhatban.vn
- Địa chỉ: Ngõ 118, Đường Phan Kế Bính, Quận Ba Đình, Hà Nội.
Loãng xương tuổi vị thành niên mặc dù là tình trạng ít gặp nhưng có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng đối với sức khỏe, sự phát triển thể chất của trẻ. Chính vì vậy, cha mẹ nên để ý theo dõi con, phát hiện sớm các dấu hiệu để đưa trẻ thăm khám kịp thời. Nếu có thắc mắc cần tư vấn thêm về sữa bổ sung canxi tăng chiều cao Asumiru, Super Asumiru hoặc các sản phẩm nội địa Nhật khác, bạn có thể liên hệ với Shop Nhật Bản để được hỗ trợ nhé.