Tiểu đường là bệnh rối lọan chuyển hóa cacbohydrat, mỡ và protein khi hoóc môn insulin của tụy bị thiếu hay giảm tác động trong cơ thể. Biểu hiện bằng mức đường trong máu luôn cao. Vậy Inulin là gì? Vai trò Inulin đối với bệnh tiểu đường ra sao? Hãy cùng chúng tôi theo dõi bài viết dưới đây!
1. Inulin là gì?
Inulin là gì? Inulin thực chất là một loại chất xơ có tên gọi là fructan, là chất xơ tan trong nước, chúng được chứa trong thân hoặc rễ của các loại thực vật. Inulin có công dụng chính là tích trữ năng lượng để cung cấp cho các hoạt động của cơ thể. Thông thường, hầu hết các loại thực phẩm có chứa hoặc có khả năng tổng hợp Inulin đều không chứa các carbohydrate.
Inulin phát huy công dụng của mình khi chúng được di chuyển xuống ruột. Chất này có tác dụng cung cấp dưỡng chất cho các vi sinh vật có lợi cho đường ruột, từ đó giúp cho hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn. Một số loại thực vật có chứa nhiều Inulin có thể kể đến như: chuối, tỏi, rễ rau diếp xoăn, khoai lang, hành, tỏi…
Ngày nay, Inulin từ thực vật thường được khai thác để thêm vào nhiều loại thực phẩm để cung cấp năng lượng cho con người, đồng thời mang lại nhiều lợi ích khác cho sức khỏe tổng quát.
2. Tác dụng của Inulin đối với sức khỏe
Inulin có nhiều tác dụng rất lớn đối với sức khỏe con người. Dưới đây là một sô công dụng chính của Inlulin mà con người có thể khai thác từ Inulin:
- Hạn chế chứng táo bón: Inulin cung cấp dưỡng chất cho các vi khuẩn đường ruột, giúp chúng lớn lên, phân chia nhiều hơn nên chức năng tiêu hóa thức ăn, làm mềm chất thải, tăng nhu động ruột nhiều hơn. Cơ chế này giúp hạn chế tình trạng táo bón ở cả trẻ em lẫn người lớn.
- Tăng cường hệ miễn dịch: Cơ chế giúp tăng cường hệ miễn dịch của Inulin diễn ra bằng cách giúp cho các lợi khuẩn trong đường ruột phát triển không ngừng, trên cơ sở đó phòng ngừa tình trạng viêm nhiễm đường ruột, tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể.
- Hỗ trợ phòng chống ung thư: Inulin có công dụng hiệu quả trong việc phòng chống ung thư đại tràng. Sự hỗ trợ này được thực hiện bằng cách làm mềm phân thải, tăng tần suất đi đại tiện, làm loãng các độc tố trong cơ thể, kích thích đại tràng làm việc có hiệu quả, từ đó giúp loại bỏ hoặc làm giảm mức độ độc hại ở đại tràng.
- Ngăn ngừa các bệnh tim mạch: Inulin là chất xơ nên có tác dụng hạn chế sự hấp thụ cholesterol, chất béo và đào thải chúng ra ngoài, giúp đường ruột hoạt động hiệu quả hơn. Việc làm giảm cholesterol giúp bảo vệ mạch máu, phòng ngừa tình trạng xơ cứng mạch máu dẫn đến nguy cơ nhồi máu cơ tim rất nguy hiểm.
- Ngăn ngừa rối loạn tiêu hóa: Inulin có khả năng tham gia vào quá trình tiêu diệt các gốc tự do và những chất có hại trong thức ăn để loại bỏ ra khỏi cơ thể. Bên cạnh đó, chất này còn có tác dụng ức chế những vi khuẩn đường ruột có hại, giúp cân bằng vi sinh đường ruột, từ đó phòng ngừa hiệu quả chứng rối loạn tiêu hóa và nhiễm trùng hệ tiêu hóa.
- Ngăn ngừa bệnh còi xương ở trẻ nhỏ: Inulin có tác dụng giúp cơ thể tăng cường hấp thu các loại muối khoáng thiết yếu như: magie, canxi cùng nhiều loại vitamin cần thiết như: vitamin B, vitamin D…. Những muối khoáng thiết yếu cùng với các loại vitamin giúp phòng tránh tình trạng còi xương, giúp trẻ mau lớn.
- Kiểm soát lượng đường trong máu: Inulin có tác dụng làm chậm quá trình tiêu hóa, trong đó có tiêu hóa carbohydrate, hạn chế sự hấp thu đường vào trong máu, từ đó giúp ổn định đương huyết, phòng ngừa tình trạng tăng đường huyết không kiểm soát. Ngoài ra, Inulin còn làm tăng cảm giác no lâu, từ đó giúp kiểm soát cân nặng hiệu quả.
3. Thực phẩm giàu Inulin
Như đã nêu trên đây Inulin chứa nhiều trong thân hoặc rễ của các loại thực vật, đây cũng là nguồn bổ sung Inulin được các chuyên gia khuyến khích. Dưới đây là một số loại thực phẩm được đánh giá là chứa nhiều Inulin nhất, bạn có thể tham khảo và bổ sung cho cơ thể nhé:
- Tỏi: Trong mỗi 100g tỏi có chứa hoảng 17g Inulin nên rất tốt cho đường ruột, phòng tránh ung thư ruột kết hiệu quả.
- Rễ rau diếp xoăn: Rễ cây diếp xoăn có hương vị giống với cà phê, đây là một nguồn bổ dung inulin dồi dào cho cơ thể. Rễ rau diếp xoăn là nguồn nguyên liệu chính để sản xuất ra Inulin.
- Hành tây: Trong thành phần của hành tây, Inulin chiếm khoảng 10% tổng trọng lượng chất xơ. Hành tây là món ăn ngon, bổ dưỡng, chúng còn có tính kháng khuẩn và rất tốt cho tim mạch.
- Cây bồ công anh: Bồ công anh rất giàu inulin, có tác dụng hỗ trợ hiệu quả cho hệ tiêu hóa. Bạn có thể lấy rễ cây bồ công anh sấy khô để làm trà hoặc xào cây non để ăn như một loại rau.
- Măng tây: Măng tây là một loại rau rất bổ dưỡng và giàu inlulin. Trong mỗi 100g măng tây có chứa khoảng 2-3gr Inlulin, hỗ trợ cho hệ tiêu hóa khỏe mạnh. Ngoài ra, măng tây còn chứa nhiều vitamin K và folate, tốt cho sức khỏe tổng quát.
- Tỏi tây, hành tây, hành tăm: Trong củ tỏi tây có chứa từ 3-10% inulin trên tổng số trọng lượng của chúng, củ hành tây có chứa từ 2-6%. Bạn có thể sử dụng hành, tỏi để làm tăng thêm hương vị cho các loại rau, súp, nước sốt…
- Chuối: Trong mỗi quả chuối có chứa từ 0,3-0,7% Inulin trên tổng trọng lượng của chúng. Tuy lượng Inulin này khá nhỏ nhưng nếu bạn ăn chuối thường xuyên thì hàm lượng Inulin trong cơ thể sẽ tăng lên đáng kể.
- Mầm lúa mì: Mầm lúa mì còn được gọi là tiểu mạch thảo hay cỏ mạch, đây là mầm nhỏ nhú lên của hạt lúa mì, chúng chứa rất nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Bạn có thể bổ sung mầm lúa mì vào bữa ăn hằng ngày bằng cách mua bột mầm lúa mì để trộn vào cháo, đồ nướng, đồ uống, cơm…
- Atiso Jerusalem: Atiso thòng được trồng để lấy củ và được sử dụng như một loại rau củ thông thường. Atisso Jerusalem còn được gọi là cúc vu hoặc topinambur. Theo nghiên cứu, có khoảng 1 – 10% trọng lượng của của Atiso Jerusalem có chứa Inulin.
- Khoai mỡ: Khoai có chứa nhiều chất xơ, đặc biệt là chất xơ hòa tan Inulin, có tác dụng giúp cơ thể tiêu hóa chậm, có lợi cho việc làm lành các vết loét ở dạ dày và ruột, phòng ngừa tình trạng táo bón rất hiệu quả.
- Rễ cây ngưu bàng: Cây ngưu bàng là một loại thảo dược có nguồn gốc từ Nhật Bản, sau đó được đưa về Việt Nam để trồng, nhân giống. Thành phần chính của rễ cây ngưu bàng chủ yếu là Inulin (chiếm 45%) cùng một số chất khác như tanin, axit stearic, một phytosterol và một carbon hydrogen.Rễ cây ngưu bàng được sử dụng dể ức chế sự phát triển của các vi khuẩn có hại trong đường ruột, tăng cường hệ miễn dịch, chống oxy hóa, chống viêm và giúp hạ đương huyết.
- Củ đậu: Thành phần chính của củ đậu là nước và chất xơ, trong đó chủ yếu là chất xơ hòa tan inulin. Củ đậu có tác dụng cải thiện sức khỏe hệ tiêu hóa, tăng độ nhạy của Insulin và làm hạ đường huyết. Ngoài ra, củ đậu còn chứa nhiều vitamin C nên giúp tăng cường hệ miễn dịch, chống lại bệnh tật.
4. Tác dụng phụ của Inulin
Nhờ những công dụng tuyệt vời đối với hệ tiêu hóa và sức khỏe tổng quát mà Inulin đã được nghiên cứu để bổ sung vào nhiều loại thực phẩm. Bạn có thể sử dụng Inulin dưới dạng bột Inulin hoặc viên nén Inulin nhưng cần hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi dùng.
Inulin không gây tác dụng phụ và an toàn với hầu hết mọi người do được chiết xuất từ tự nhiên. Trong một số trường hợp mới dùng Inulin, bạn có thể gặp phải một số vấn đề như: đầy hơi, đi ngoài phân lỏng…tuy nhiên, sau vài ngày tình trạng này sẽ hết nếu bạn uống nhiều nước, kết hợp với sử dụng Inulin ở liều thấp khi mới bắt đầu.
Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, Inulin chiết xuất từ rau diếp xoăn hoặc các lọa rau củ khác ít gây dị ứng, chỉ có một số loại inulin chiết xuất từ các thành phần như đậu phộng, đậu nành, động vật có vỏ và mầm lúa mì. Do đó, để phòng ngừa dị ứng do Inulin gây ra, bạn nên tránh chọn Inulin được chiết xuất từ những loại vừa nêu trên. Ngoài ra, để đảm bảo sức khỏe, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng Inulin với một số trường hợp như:
- Phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú.
- Đang điều trị bằng thuốc.
- Đang bị rối loạn hoặc mắc một bệnh nào đó.
- Có dị ứng với bất kỳ thành phần nào của Inulin hoặc các loại thuốc, thảo dược khác.
5. Phân biệt Inulin với Insulin
Những thông tin dưới đây sẽ giúp lý giải những câu hỏi này:
INULIN | INSULIN | |
Định nghĩa |
|
|
Công dụng | Tham gia chuyển hóa tạo năng lượng thay thế đường glucose không cần đến vai trò của insulin | Điều chỉnh lượng đường trong máu. Ức chế tạo glucose ở gan, giảm nồng độ glucose trong máu |
Inulin cải thiện môi trường đường ruột, thúc đẩy hấp thu khoáng chất. Người bệnh tiểu đường dễ bị mất cân bằng hệ thực vật ruột và thiếu khoáng chất. Inulin giúp ngăn chặn các tác hại của bệnh tiểu đường đối với cơ thể | Không có tác dụng cải thiện đường ruột và thúc đẩy hấp thu khoáng chất cho cơ thể | |
Phục hồi tuyến tụy | Không có tác dụng phục hồi tuyến tụy | |
Inulin thúc đẩy tiết hooc môn GLP-1, từ đó thúc đẩy cơ thể tiết insulin. Việc cải thiện môi trường đường ruột cũng giúp cải thiện tính kháng insulin Vì vậy Sau 1 thời gian sử dụng sẽ giúp người bệnh ổn định đường huyết, không cần sử dụng thuốc tây và tiêm insulin nữa
| Người bệnh tiểu đường cơ thể không tiết được insulin hoặc đề kháng insulin nên phải tiêm insulin từ bên ngoài vào. Chính vì vậy phải sử dụng biện pháp tiêm hoặc bổ sung liên tục trong thời gian dài để kiểm soát bệnh, có thể phải sử dụng kết hợp cùng thuốc tây | |
Không tác dụng phụ | Nếu bổ sung bằng biện pháp tiêm và uống thuốc sẽ có tác dụng phụ nếu sử dụng lâu dài |
6. Sức mạnh tuyệt vời của Inulin
Inulin có tác dụng cải thiện thành ruột non và ruột thừa, tăng sinh niêm mạc nhờ tác dụng gia tăng axit xitric, axit butyric, axit propionic. Inulin không được tiêu hóa và hấp thụ trong cơ thể con người mà đi thẳng đến ruột già, hỗ trợ gia tăng thức ăn cho các loại vi khuẩn có lợi cho đường ruột như Bifidobacterium. Ức chế vi khuẩn có hại như Mutas. Nhờ đó kích hoạt và thúc đẩy hoạt động của đường ruột
Vi khuẩn trong đường ruột có mối quan hệ mật thiết đối với việc kiểm soát đường huyết. Đường huyết được kiểm soát tốt thì có nhiều vi khuẩn trong ruột, đường huyết không tốt vi khuẩn có lợi sẽ ít đi, vi khuẩn có hại sẽ nhiều lên. Bệnh nhân tiểu đường tuýp 2 dễ bị mất cân bằng hệ thực vật đường ruột. Nhờ cải thiện môi trường bên trong ruột có thể ức chế bệnh viêm do tiểu đường tuýp 2 và cải thiện tính kháng Insulin (Nghiên cứu của Đại học Juntendo – Nhật bản: www.juntendo.ac.jp/graduate/pdf/news09.pdf )
Inulin ức chế hấp thu đường và carbonhydrate, ngăn chặn sự gia tăng đột ngột đường huyết sau bữa ăn. Nhờ đó ngăn ngừa đường hóa – nguyên nhân gốc rễ của nhiều loại bệnh như bệnh tiểu đường, Alzheimer, xơ cứng động mạch. Inulin vào được tế bào và tham gia chuyển hóa tạo năng lượng cho cơ thể người thay thế cho đường glucose mà không cần đến vai trò của insulin.
Inulin còn có công dụng đối với bệnh thận đái tháo đường. Inulin kết hợp với Natri trong ruột, ngăn chặn sự hấp thụ natri và ngăn chặn sự hấp thụ quá nhiều muối. Tăng bài tiết nitơ trong phân và giảm thiểu bệnh uremia. Tính trị liệu của inulin tự nhiên từ Cúc vu còn nhờ khả năng điều chỉnh quá trình tiết mật và dự trữ glucogen (đường) trong gan. Có tác dụng chữa bệnh gan nhiễm mỡ. Nhiều thực nghiệm lâm sàng chứng minh khả năng inulin bảo vệ tế bào gan khỏi độc tố.
Sản phẩm Kikuimo Nhật Bản 100% chiết xuất từ cây cúc vu có tác dụng hỗ trợ phòng và điều trị tiểu đường, phục hồi tuyến tụy, khắc phục các biến chứng tiểu đường như: biến chứng về mắt, biến chứng tim mạch, hoại tử lở loét chân,… Chi tiết sản phẩm xem tại: http://kikuimo.nhatban.vn/