Chỉ số huyết áp có sự khác biệt ở mỗi người, hiểu rõ về ý nghĩa và mức độ nguy hiểm của các chỉ số huyết áp giúp bạn bảo vệ sức khỏe, phòng tránh các bệnh nguy hiểm có liên quan đến huyết áp. Trong bài viết dưới đây, cùng nhau tìm hiểu huyết áp 130/80 có cao không, có nguy hiểm không nhé!

1. Huyết áp là gì?

Huyết áp là gì?
Huyết áp là gì?

Để giải đáp thắc mắc huyết áp 130/80 có cao không, bạn cần hiểu rõ về khái niệm huyết áp và ý nghĩa của các chỉ số huyết áp. Huyết áp là áp lực của máu lên thành mạch trong quá trình tim co bóp bơm máu vào động mạch để vận chuyển đến các cơ quan trong cơ thể. Huyết áp bị ảnh hưởng bởi các yếu tố là: sức co bóp của tim, lưu lượng máu trong động mạch và sức cản ngoại vi.

Chỉ số huyết áp thường viết ở dạng số thập phân, ví dụ 100/80, trong đó chỉ số viết trước là huyết áp tâm thu là mức huyết áp cao nhất đo được khi tim co bóp, chỉ số viết sau là huyết áp tâm trương – là mức huyết áp thấp nhất, đo được khi tim giãn ra. Đơn vị đo huyết áp là milimet thủy ngân (mmHg)

2. Huyết áp 130/80 có cao không?

Bạn sẽ dễ dàng có được đáp án cho câu hỏi huyết áp 130/80 có cao không nếu hiểu rõ các ngưỡng huyết áp của cơ thể. Huyết áp của một người trưởng thành có nhiều ngưỡng khác nhau, cụ thể như sau:

Huyết áp tối ưuHuyết áp tâm thu dưới 120mmHg và huyết áp tâm trương dưới 80mmHg
Huyết áp bình thườngHuyết áp tâm thu trong khoảng từ 120-129mmHg và/hoặc huyết áp tâm trường từ 80-89mmHg
Huyết áp bình thường caoHuyết áp tâm thu 130-139 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương 85-89 mmHg
Tăng huyết áp độ 1Huyết áp tâm thu 140-159 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương 90-99 mmHg
Tăng huyết áp độ 2Huyết áp tâm thu 160-179 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương 100-109 mmHg
Tăng huyết áp độ 3Huyết áp tâm thu ≥ 180 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương ≥ 110 mmHg
Tăng huyết áp tâm thu đơn độcHuyết áp tâm thu ≥ 140 mmHg và huyết áp tâm trương < 90 mmHg

*Lưu ý: Chỉ số huyết áp có thể thay đổi theo độ tuổi, giới tính, thời gian trong ngày, tình trạng cơ thể, chế độ ăn uống…. Khi đo huyết áp, nên đo ở nhiều thời điểm khác nhau trong ngày để nhận được kết quả chính xác nhất.

Như vậy, mức huyết áp 130/80 thuộc vào ngưỡng tiền cao huyết áp, mặc dù trước mắt chưa nguy hiểm nhưng tình trạng này có thể tiến triển nhanh thành cao huyết áp. Do đó, để bảo vệ sức khỏe một cách tốt nhất, tránh một số biến chứng do cao huyết áp gây ra, bạn nên có biện pháp can thiệp kịp thời để ngăn không cho huyết áp tăng cao.

3. Nguyên nhân, phòng và điều trị tăng huyết áp

Hiểu rõ nguyên nhân, cách phòng và điều trị tăng huyết áp sẽ giúp bạn điều chỉnh được huyết áp, giữ huyết áp ở ngưỡng an toàn cho cơ thể. Dưới đây là một số thông tin bạn nên nắm vững về huyết áp.

3.1. Nguyên nhân tăng huyết áp

Nguyên nhân tăng huyết áp
Nguyên nhân tăng huyết áp

Tăng huyết áp là bệnh lý diễn tiến thầm lặng qua một thời gian dài, người bệnh có thể phát hiện một cách tình cờ hoặc chỉ phát hiện ra khi đã có những biểu hiện rõ ràng. Có nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng tăng huyết áp, tuy nhiên, các nguyên nhân chính gây tăng huyết áp được xác định chủ yếu là những nguyên nhân dưới đây:

– Tăng huyết áp vô căn: Là tình trạng tăng huyết áp không xác định được nguyên nhân.

– Tăng huyết áp thứ phát có thể do một số nguyên nhân dưới đây:

  • Mắc các bệnh lý về nội tiết: Cường giáp, cường Aldosteron, u tủy thượng thận, cushing…
  • Mắc các bệnh lý về tim mạch: Hở van động mạch chủ, hẹp eo động mạch chủ, hẹp xơ vữa động mạch…
  • Yếu tố di truyền: Những người có cha mẹ bị cao huyết áp có nguy cơ bị cao huyết áp gấp 2 lần so với người bình thường.
  • Ăn mặn: Ăn quá mặn khiến người bệnh uống nhiều nước, nước đi vào máu sẽ làm tăng thể tích tuần hoàn máu, từ đó gây ra tình trạng tăng huyết áp.
  • Sử dụng một số loại thuốc như: Thuốc tránh thai, một số loại thuốc điều trị bệnh, thuốc tránh thai, một số loại thuốc cường giao cảm…
  • Tim đập nhanh: Tim đập nhanh do một số yếu tố như vận động mạnh, căng thẳng, hồi hộp, uống thuốc…. có thể khiến cho áp lực lưu thông máu càng lớn, từ đó càng khiến huyết áp tăng.
  • Mắc các bệnh lý về thận: Các bệnh lý như viêm cầu thận cấp, viêm cầu thận mạn, hẹp động mạch thận, sỏi thận… cũng có thể là nguyên nhân khiến huyết áp tăng cao.
  • Sự bất thường của hệ mạch và máu: Nếu máu có độ nhớt cao, áp lực lên thành mạch cũng tăng, từ đó khiến huyết áp tăng cao. Trong trường hợp mạch máu bị xơ cứng, co hẹp khiến cho việc lưu thông của máu bị cản trở thì huyết áp cũng có khả năng tăng cao hơn.

3.2. Phòng ngừa bệnh cao huyết áp

Phòng ngừa bệnh cao huyết áp
Phòng ngừa bệnh cao huyết áp
  • Tìm cách giải tỏa tâm lý khi bị căng thẳng, stress..
  • Hạn chế sử dụng các chất kích thích như: rượu, bia, thuốc lá, caffein…
  • Chia nhỏ bữa ăn thành 4-5 bữa mỗi ngày, mỗi bữa không ăn quá no
  • Luyện tập thể dục thể thao với cường độ hợp lý để tăng cường sức khỏe.
  • Ăn uống khoa học, lành mạnh, không ăn mặn, không ăn nhiều đồ ngọt. Tăng cường ăn rau xanh, ăn mỡ thực vật thay vì mỡ động vật…
  • Thường xuyên theo dõi huyết áp để biết được tình trạng huyết áp của mình, có cách can thiệp kịp thời khi huyết áp có dấu hiệu tăng cao.
  • Kiểm soát cân nặng, không để cơ thể bị béo phì, thừa cân. Giảm cân khi cân nặng cao quá mức cho phép, duy trì chỉ số cơ thể BMI ở mức tw3f 18,5-22,9kg/m2.
  • Hạn chế đồ ăn có chứa nhiều cholesterol như đồ ăn chiên rán, nội tạng động vật vì có thể làm tăng nguy cơ xơ cứng động mạch – một trong những nguyên nhân gây ra huyết áp cao.

3.3. Điều trị cao huyết áp

Điều trị cao huyết áp
Điều trị cao huyết áp

Để điều trị cao huyết áp hiệu quả nhất, bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa, không tự ý điều trị nếu không có chỉ định của bác sĩ. Nguyên tắc điều trị cao huyết áp là theo dõi thường xuyên, điều trị đúng và đủ, điều trị lâu dài để huyết áp trở về ngưỡng an toàn. Một số phương pháp điều trị cao huyết áp được sử dụng phổ biến có thể kể đến dưới đây:

  • Trong trường hợp khẩn cấp: Một số trường hợp bệnh nhân bị cao huyết áp phải cấp cứu thì cần cho bệnh nhân thở oxy và dùng thuốc hạ huyết áp khẩn cấp theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
  • Thuốc điều trị tăng huyết áp: Tùy vào tình trạng cơ thể và độ tuổi của mỗi bệnh nhân mà bác sĩ có thể chỉ định một số loại thuốc trị tăng huyết áp như: thuốc ức chế beta, thuốc lợi tiểu, thuốc ức chế men chuyển và thụ thể Angiotensin, thuốc chặn canxi, thuốc chặn Alpha-2…
  • Thay đổi lối sống: Thực hiện lối sống lành mạnh để hạn chế tình trạng huyết áp tăng như: Ăn uống lành mạnh, không ăn quá mặn, không ăn nhiều đồ ngọt, đồ ăn chiên rán nhiều dầu mỡ; tập thể dục thể thao đều đặn; giữ cân nặng ở mức hợp lý; không sử dụng các chất kích thích có hại cho cơ thể; kiểm soát tâm lý, tránh căng thẳng, lo âu, stress…

Qua những chia sẻ trong bài viết trên đây, mong rằng bạn đã giải đáp được thắc mắc huyết áp 130/80 có cao không, có nguy hiểm không. Huyết áp có ảnh hưởng rất lớn đến tình trạng sức khỏe, do đó bạn cần theo dõi và điều trị kịp thời nếu phát hiện có bất thường nhé.

Mời đánh giá

NHẬN TƯ VẤN TỪ SHOP NHẬT BẢN




    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *