GIÚP TRẺ RÈN LUYỆN EQ
Một số cha mẹ có thể nhầm lẫn EQ là IQ, nhưng đây là 2 khái niệm hoàn toàn khác. Nếu nói về năng lực vật lý và logic của não bộ về suy nghĩ và phán đoán thì đúng là IQ. Nhưng, nếu đặt năng lực vật lý này vào môi trường tác động (Ví dụ gia đình, trường lớp, xã hội) thì nếu không có EQ thì dù bạn có IQ cao cũng sẽ gặp nhiều khó khăn. Vậy EQ là gì? Tại sao cha mẹ lại cần quan tâm đến phát triển cho trẻ từ sớm?

TẠI SAO EQ LẠI QUAN TRỌNG?
Đơn giản bởi vì nó là cái thực tế mà bạn phải va chạm hằng ngày. Nói 1 cách dễ hiểu, nó là năng lực sử dụng logic và trí thông minh trong việc kiểm soát và làm chủ các tác động của môi trường. Nó được gọi là Trí tuệ cảm xúc (EQ). Ví dụ, bạn đang có 1 công việc ổn định, mức lương tốt, gần nhà và gần trường học của con, đồng nghiệp thân quen. Một ngày, sếp bảo bạn phải chuyển công tác sang vị trí khác hoặc nơi khác. Cảm xúc bạn lúc đó như thế nào? Tùy vào khả năng EQ, mà mỗi người có cách điều chỉnh cảm xúc khác nhau. Có người than thân trách phận, có người nói xấu sếp, có người chấp nhận vui vẻ thuận tự nhiên nhưng thỏa thuận được 1 mức lương và đãi ngộ tốt hơn. Đó chính là năng lực EQ. EQ sẽ giúp bạn luôn là người có “IQ cao” trong mọi tình huống, xấu-tốt, an toàn-nguy hiểm. IQ cao có nghĩa là bạn hiểu vấn đề, và tìm phương án tối ưu nhất cho vấn đề. Sống trong xã hội, chúng ta luôn phải đối mặt với nhiều vấn đề, có thứ thuận lợi, có thứ lại bất lợi. Nếu không có năng lực kiểm soát cảm xúc, nhận ra vấn đề và giải quyết vấn đề thì chúng ta rất dễ rơi vào bế tắc, chán nản và trầm cảm.
Nói cách khác, IQ giúp con bạn có được thứ trẻ muốn (công việc, gia đình, tiền…), nhưng EQ là giúp con bạn giữ được nó.

MÔ HÌNH EQ DÀNH CHO TRẺ

Nhóm nghiên cứu GS Brackett, ĐH Yale, Mỹ từng chia sẻ về mô hình phát triển EQ nhằm nâng cao năng lực phát triển bản thân, xây dựng quan hệ xã hội và tồn tại trong môi trường kinh doanh-làm việc. Cơ bản, vẫn gồm 4 bước mà bất kì đứa trẻ nào cũng nên trải qua trong gian đoạn rèn luyện về bất kì tình huống nào.

Bước 1: Quản lý cảm xúc
Trẻ cần có quyền được bộc lộ cảm xúc. Đó là tự nhiên. Dạy trẻ rằng: Cảm xúc là tự nhiên. 

Bước 2: Hiểu cảm xúc
Trẻ cần được dạy cảm xúc nào là ở tình huống nào. Dạy trẻ rằng: Cảm xúc là có thể kiểm soát thành công

Bước 3: Biết sử dụng cảm xúc
Trẻ biết dùng ngôn ngữ, lời nói, biểu cảm hoặc cử chỉ để diễn giải cảm xúc. Dạy trẻ rằng: Có nhiều cách để diễn tả cảm xúc và con cần chọn cách tốt nhất cho tình huống phù hợp.

Bước 4: Biết đánh giá cảm xúc 
Xa hơn, trẻ nhìn và đoán được cảm xúc của bản thân và người khác hoặc tình huống. Dạy trẻ rằng: Bản thân trẻ hay tất cả mọi người đều có cảm xúc, đó là tự nhiên. Đừng rối vì rối sẽ dễ dính bẫy cảm xúc, do đó con cần nhận thức để quay lại bước 1-3 để giải quyết khôn ngoan cho bản thân hoặc người khác.

Trải qua giai đoạn rèn luyện này tự khắc trẻ sẽ có EQ cao. Đơn giản trẻ biết cách làm và làm sao đạt tốt nhất.

GIAI ĐOẠN RÈN LUYỆN LÀ BAO LÂU? ĐỘ TUỔI NÀO?
Nó không có giai đoạn độ tuổi nào đặc biệt, với bằng chứng hiện tại chỉ cho ta biết, càng nhỏ việc trẻ được rèn luyện EQ càng dễ. Lí do là trẻ có những chuyển bước từ giai đoạn sơ sinh – trẻ nhỏ – trẻ em và các cấp độ lớn hơn sẽ có tình huống khó hơn và mối quan hệ và môi trường tương tác cũng lớn hơn. Nếu từ nhỏ được cha mẹ dạy tốt các bước trên thì sẽ dễ biết sử dụng cho những thử thách lớn hơn và nếu gặp thử thách khó cũng có “bí kíp” lục lại để bắt đầu lại.

LÀM SAO RÈN LUYỆN EQ CHO TRẺ?
Hãy bắt đầu với những điều sau, bạn sẽ cho bé qua được BƯỚC 1 VÀ BƯỚC 3 :
* Dưới 1 tuổi
Cảm xúc trẻ sử dụng chính là khóc và cười. Khóc là chỉ 1 loạt các điều sau: Con khó chịu, con đói hoặc đơn giản con cần mẹ. Còn cười là chỉ “con thích mẹ”. Bạn có thấy quá phức tạp khi con khóc không? Tại sao lại như vậy? Vì khóc chúng ta thường nghĩ là tiêu cực, nên đáp ứng theo hướng giải quyết tiêu cực. Tuy nhiên, trẻ khóc có thể là tích cực, chỉ đơn giản là con cần bạn. Đó là điều cần dạy cho con. Bạn tập đoán tiếng khóc, và đừng lúc nào nghe tiếng khóc là bế con lên, là vỗ con ngay hoặc để chọc cười. Cái đó, bạn đang lấy đi BƯỚC 1 của trẻ. Để trẻ khóc 1-2 phút rồi hãy giải quyết tình huống.

Hãy chơi cùng trẻ, bạn sẽ làm trẻ bộc lộ cảm xúc “cười” theo nhiều chiều. Có bạn nói: Cười là cảm xúc tích cực, trẻ cười là được rồi cần gì phải hiểu nhiều chiều. Đúng là cười là cảm xúc tích cực, nhưng trẻ cần phải hiểu cảm xúc đó là khi nào xuất hiện. Nếu bạn để ý, trẻ nhìn bạn là cười khi 2-3 tháng tuổi, nhưng lớn hơn, có lúc bạn chọc mới cười, có lúc tự cười. Thực ra, trẻ hiểu rằng cười là cách giao tiếp với bạn, chứ không hẳn trẻ trải nghiệm cảm xúc hạnh phúc với bạn. Do đó, nụ cười xảy ra khi tương tác vui chơi, trò chuyện, đọc sách là có nhiều chiều ý nghĩa khác nhau.

* Trên 1 tuổi
Khóc có thể có thêm mè nheo và đòi hỏi. Lúc này, trẻ phát triển nhận thức tốt hơn, biết dùng nhiều thứ khác để bộc lộ cảm xúc như la hét, nằm lăn ra sàn, đánh bạn, tự đánh trẻ để bộc lộ cảm xúc. Đây là điều cho bạn biết trẻ cần được dạy BƯỚC 2 VÀ 3. Hãy nghiêm nghị và im lặng giải quyết (nhưng đừng la mắng hay đánh trẻ) là cách đặt dấu chấm với hành động trẻ sử dụng để tạo cảm xúc. Sau đó, cho trẻ thời gian để suy nghĩ. Kế đến hãy dạy trẻ cách sử dụng đúng hơn ở BƯỚC 3. Ví dụ, con mắc tiểu khi ăn không được la làng “con mắc tiểu quá, mắc tiểu quá” mà hãy chạm tay mẹ và nói khẽ.Trẻ con cần những điều này. Không ai dạy trẻ nếu bạn không dạy trẻ.

Bạn cũng nên bắt đầu dạy trẻ ngôn ngữ và cử chỉ nét mặt về cảm xúc: vui, buồn, không thích, thích và cách từ chối, nhận, cảm ơn khi trẻ bước sang 2 tuổi. Trẻ cần có công cụ để sử dụng.

BƯỚC 4 chỉ được dạy khi trẻ có giao tiếp và tương tác xã hội. Tại sao không cho trẻ tham gia hoặc vui chơi cùng bạn bè? Khi trẻ bị bạn bè chọc, khi trẻ bị bạn bè chê cười. Bạn làm gì trong tình huống này?
– Bạn lên trường nói cô giáo về việc trẻ bị trêu chọc?

– Bạn sẽ yêu cầu con nói với các bạn là sẽ mách cô giáo nếu còn chọc.
Bạn hãy vui mừng rằng: Con có cơ hội để lớn. Chuyện của con chỉ có con giải quyết được. Bạn hãy hỏi con: Điều bạn nói con thấy có đúng không? Nếu không đúng, tại sao con bực? Nếu con không bực, mẹ tin bạn con không còn cớ trêu chọc con nữa. Đó là cách mà bạn dạy trẻ từ từ nhận ra rằng việc gỡ rối 1 tình huống là dễ dàng khi không có cảm xúc xen vào. Cũng là cách mà bạn tạo cho trẻ thói quen chia sẻ và gỡ rối cùng bạn.

BẠN NÊN TRÁNH GÌ ĐỂ KHÔNG LÀM HẠ THẤP EQ CỦA TRẺ
La mắng hay đánh trẻ là những hành động hạ thấp khả năng trí tuệ cảm xúc của trẻ.
So sánh trẻ với trẻ khác

Thật sự, điều này đi ngược với phát triển EQ, nhưng đa số người lớn chúng ta hay mắc phải. Chúng ta không thể làm trẻ giỏi hơn mỗi ngày bằng những câu nói như “Ôi con bé này giỏi quá”, “Bé này làm cha mẹ hãnh diện quá”,…
– Không cho trẻ có ý kiến

Tại sao không chịu lắng nghe ý kiến của trẻ? Biết đâu bạn có thể nhận ra con mình là 1 thiên tài về vấn đề nào đó.
Không dỗ dành con bằng vật chất, đồ chơi, bánh kẹo

Vấn đề nằm ở chỗ là bước 1 và 2 trẻ đều không có cơ hội phát triển.
– Xem trẻ “quá yếu ớt”, nên thường giành hết phần khó và phần có nguy cơ

Trẻ con cần trải nghiệm thất bại mới học được 4 bước của EQ. Nhiều cha mẹ hay nói: Nó nguy hiểm lắm, đừng chơi nữa con. Nhưng, 1 số ít cha mẹ có con có EQ cao lại nói điều này: Con có thể bị ngã nếu ngồi ra ngoài, ngồi gần lại và giữ chặt dây cẩn thận nhé con. Sự khác biệt giữa 2 câu nói chỉ nằm ở chỗ có sự xuất hiện của bản thân trẻ hay không. Câu 1 chỉ có bản thân bạn ,bạn quyết định tất cả, câu 2 có cả bản thân bạn, bạn cho trẻ hướng dẫn an toàn trước thử thách .

Nói tóm lại, EQ là 1 phần quan trọng cho trẻ nhận ra được bản thân và cách giải quyết vấn đề khôn ngoan, mà nơi đó, trẻ vừa dung hòa được bản thân và những người khác. Thế giới ngày càng phức tạp, chỉ những trẻ có EQ tốt sẽ biết cách khéo léo giải quyết và phát triển bền vững.

Mời đánh giá

NHẬN TƯ VẤN TỪ SHOP NHẬT BẢN




    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *