Trẻ được hoạt động thể chất sẽ giúp phát triển toàn diện, có sức khỏe tốt, dồi dào năng lượng. Ba mẹ áp dụng 5 phương pháp giáo dục thể chất cho trẻ mầm non dưới đây để con có được thể lực tốt, sẵn sàng khám phá thế giới xung quanh nhé.
1. Tầm quan trọng của giáo dục thể chất cho trẻ mầm non
6 năm đầu đời của trẻ được bác sĩ đánh giá là “Giai đoạn vàng” để nuôi dưỡng tâm hồn, giáo dục, chăm sóc con giúp con có được nền tảng phát triển tốt trong tương lai cả về não bộ, khả năng quan sát, thể lực và chiều cao.
Giáo dục thể chất cho trẻ mầm non là một trong số hình thức giáo dục có tác động nhiều mặt đến cơ thể của trẻ thông qua các hoạt động vận động, sinh hoạt khoa học.
Mục đích của giáo dục thể chất giúp cơ thể con luôn được khỏe mạnh, dẻo dai, tăng cường sức đề kháng, phát triển cân đối, hài hòa. Bên cạnh đó giúp con hình thành lối sống lành mạnh trong học tập, đạt được nhiều thành công trong tương lai.
- Phát triển trí tuệ: Ở trẻ mầm non, các hoạt động giáo dục thể chất luôn được lồng ghép kiến thức cho trẻ về hình khối, màu sắc, số đếm giúp trẻ phát triển tư duy, trí tuệ. Một cơ thể khỏe mạnh giúp trẻ tham gia các hoạt động hào hứng hơn, kích thức sự sáng tạo, hệ thần kinh phát triển thăng bằng, trẻ nhạy bén hơn.
- Kỹ năng bảo vệ bản thân: Mặc dù ở độ tuổi mầm non nhưng khi các con tham gia các hoạt động giáo dục thể chất con cũng sẽ làm việc theo nhóm, phát triển kỹ năng lắng nghe, kỹ năng giải quyết vấn đề. Đây là những kỹ năng mềm thực sự cần thiết cho trẻ trong quá trình học tập, cuộc sống sau này.
- Phát triển cảm xúc tích cực: Trẻ được học tập thông qua các hoạt động vui chơi bổ ích trong môi trường thoải mái, an toàn, được yêu thương sẽ vun bồi nơi tâm hồn con những cảm xúc tích cực, tạo được mối quan hệ tốt với bạn bè và mọi người xung quanh.
- Nâng cao đề kháng tự nhiên: Giáo dục thể chất cho trẻ mầm non thông qua các trò chơi vận động giúp trẻ nâng cao sức khỏe của bản thân. Trẻ có cơ hội được rèn luyện sức bền, sự khéo léo, nhanh nhẹn, linh hoạt. Từ đó giúp tăng cường sức đề kháng tự nhiên của trẻ, giảm nguy cơ vi khuẩn xâm nhập cơ thể.
- Cơ thể phát triển khỏe mạnh: Thực tế cho thấy, những em bé được giáo dục thể chất từ sớm sẽ tốn nhiều calo, từ đó kích thích ăn ngon miệng hơn, ngủ sâu giấc hơn, sức đề kháng khỏe. Các bài tập được lặp lại thành thói quen giúp cơ bắp, xương của trẻ phát triển chiều cao tốt hơn.
2. Phương pháp giáo dục thể chất cho trẻ mầm non
Giáo dục thể chất mang lại nhiều hiệu quả vượt trội với trí tuệ, thể chất của trẻ. Vậy trẻ nên được giáo dục thể chất ra sao để phù hợp với độ tuổi của trẻ, kích thích phát triển những kỹ năng, tình cảm của trẻ?
2.1. Làm việc nhà
Các ba mẹ hàng ngày vẫn đang tham gia vào công cuộc giáo dục thể chất cho con mà không hề hay biết. Theo các bác sĩ, những công việc đơn giản mà trẻ thực hiện mỗi ngày cũng góp phần rèn luyện sức khỏe, sự linh hoạt, nhanh nhẹn và khéo léo cho con.
Ba mẹ hãy tin tưởng ở con, đồng hành cùng con trong những việc làm tuy nhỏ nhưng vừa sức với con. Kịp thời động viên, khích lệ con khi con hoàn thành được nhiệm vụ mới nhé. Bằng cách giáo dục này sẽ vun bồi cho trẻ tinh thần yêu lao động từ nhỏ, lớn lên con sẽ tự lập, không phụ thuộc nhiều vào người khác.
2.2. Nhảy múa qua các bài hát
Nhảy múa, ca hát, tập võ mầm non,…là hoạt động thể chất đơn giản mà ở trường và ở nhà được tổ chức hàng ngày cực kỳ hiệu quả. Những bài hát vui nhộn với hình ảnh hoạt hình sinh động, dễ thương sẽ thu hút trẻ hăng hái tham gia.
Nhảy múa không chỉ tăng cường thể chất mà còn giúp trẻ cảm thụ âm nhạc tốt hơn, phát triển tình cảm, sự tưởng tượng thông qua nội dung bài hát.
2.3. Thiết kế những giờ thể dục cho trẻ
Theo các chuyên gia khuyến nghị, trẻ mầm non nên tham gia ít nhất 3 giờ hoạt động thể chất mỗi ngày. Trong đó ít nhất 1 giờ chơi tự do với các hoạt động không cần người lớn hướng dẫn. Trẻ đi lớp mầm non sẽ được thể dục với thời lượng vận động phù hợp theo độ tuổi, nhiều bài thể dục bổ ích với trẻ.
Trẻ tham gia tiết học thể dục phù hợp mang lại nhiều lợi ích giúp trẻ được thư giãn, thoải mái, vui vẻ. Bên cạnh đó, khi con vận động cũng kích thích phát triển xương, các nhóm cơ, cân bằng năng lượng để trẻ tạo được nhiều mối quan hệ xung quanh.
2.4. Tổ chức các chuyến vui chơi dã ngoại
Chắc hẳn không chỉ ba mẹ thích các buổi khám phá dã ngoại mà các bé cũng thích mê những chuyến đi này. Trẻ được tự do khám phá về môi trường xung quanh, có thêm nhiều trải nghiệm mới mẻ và thú vị hơn.
Các buổi dã ngoại trẻ không những được tự do hoạt động, chơi các trò chơi như xích đu, cầu trượt, bập bênh, học đếm, học toán cùng “giáo cụ thiên nhiên” như lá cây, cành cây khô,…
2.5. Lồng ghép các bài thể dục vào thời gian rảnh của trẻ
Giáo dục thể chất thông qua các bài thể dục vào thời gian rảnh của trẻ là lựa chọn hoàn hảo. Ba mẹ hãy thiết kế thời gian biểu với sự xuất hiện của những bài tập thể dục để bé rèn luyện sức khỏe, tránh những thời gian sau bữa ăn chính, giờ nghỉ ngơi, giờ học tập.
Mỗi ngày rèn luyện sẽ giúp trẻ ý thức được tính kỷ luật và hình thành thói quen tập thể dục hiệu quả cho trẻ khi lớn lên
3. Những lưu ý khi áp dụng phương pháp giáo dục thể chất
Giáo dục thể chất cho trẻ mầm non là việc làm dài hạn, ba mẹ muốn con phát triển tốt cần tuân thủ những nguyên tắc và lưu ý khi áp dụng
- Quản lý thời gian giáo dục hợp lý: Thời gian buổi sáng ngủ dậy và buổi chiều chính là lúc giáo dục thể chất hiệu quả cho con. Tại thời điểm này năng lượng của trẻ còn mới và dồi dào, tập thể dục không làm ảnh hưởng tới các hoạt động khác của con. Tập thể dục buổi sáng giúp con được giải phóng năng lượng, tạo cảm giác đói, trẻ sẽ ăn sáng được nhiều hơn, tiếp nhận được nhiều dinh dưỡng hơn. Chính vì thế, cha mẹ hãy dựa vào thời gian biểu mỗi ngày của con để sắp xếp thời gian giáo dục thể chất hợp lý nhất.
- Tạo thói quen tốt ngay từ khi bé cho con: Trẻ nhỏ lứa tuổi mầm non thường chưa ý thức được việc phải tuân thủ khuôn khổ, trẻ còn ham chơi, thích khám phá nên điều quan trọng khi giáo dục thể chất cho con là hãy hình thành thói quen cho con từ sớm. Ba mẹ có thể đồng hành cùng con tập thể dục buổi sáng, như vậy vừa tăng
- Đa dạng hình thức để tạo cảm hứng cho trẻ: Đừng chỉ cho con tập mãi 1 bài tập thể dục, ba mẹ hãy thay đổi địa điểm, thay đổi bài tập, thay đổi cách thức để các con không bị nhàm chán nhé. Trẻ con được tạo cảm hứng, mỗi ngày một hình thức tập luyện sẽ giúp trẻ háo hức, mong chờ đến giờ giáo dục thể chất. Đặc biệt cha mẹ cũng cần lựa chọn thêm nhiều vật dụng hỗ trợ để giúp trẻ cảm thấy thú vị hơn.
Muốn trẻ có được thể chất vượt trội trong tương lai, ngoài việc giáo dục thể chất cho trẻ mầm non, độ tuổi này ba mẹ cần kết hợp thêm chế độ dinh dưỡng phù hợp, bổ sung thêm sữa phát triển chiều cao.
Trẻ mầm non cần tối thiểu 2 ly sữa mỗi ngày, trong đó bao gồm sữa công thức, sữa tươi, sữa đặc chế tăng chiều cao. Ngoài ra, các chế phẩm từ sữa như váng sữa, sữa chua, phô mai cũng là nguồn bổ sung dưỡng chất tốt cho bé.
Trên thị trường hiện nay có dòng sữa tăng chiều cao vượt trội, trẻ từ 3 tuổi đã có thể sử dụng. Sữa có nhiều vị khác nhau, cách pha sữa cũng linh hoạt, thích hợp cho bé đang ở độ tuổi phát triển.
Asumiru được phối hợp bởi 3 loại canxi (Canxi từ xương cá + Canxi từ khoáng chất hạt vừng + Canxi từ San hô thiên nhiên) được các bác sĩ khen ngợi, hàm lượng Arginine và kẽm cao hỗ trợ hóc môn tăng trưởng. Mặc dù giàu dinh dưỡng, vitamin và khoáng chất nhưng sữa với hương vị cacao thơm ngon tạo nên sản phẩm tuyệt hảo các bé đều rất thích.
Những phương pháp giáo dục thể chất cho trẻ mầm non đều phát huy tác dụng nếu cha mẹ có sự tính toán, linh hoạt trong cách giáo dục đấy.
Giáo dục thể chất cho trẻ mầm non rất quan trọng đến sự phát triển của trẻ. Trẻ khỏe mạnh có thể phát triển tư duy, trí thông minh, kỹ năng sống hoàn hảo. Hy vọng thông qua bài viết trên đây của Shop Nhật Bản đã giúp ba mẹ có thêm phương pháp giáo dục thể chất cho trẻ mầm non phù hợp.
THÔNG TIN LIÊN HỆ:
- Hotline: 0904.400.500 – 0901.456.888 – 024.3537.5678
- Gmail: sales@vnjp.vn – marketing@vnjp.vn – thao.hth@vnjp.vn
- Địa chỉ: Ngõ 118, Đường Phan Kế Bính, Quận Ba Đình, Hà Nội.