Đục thủy tinh thể do biến chứng tiểu đường làm mở mắt, ảnh hưởng đến thị lực, từ đó khiến cho sinh hoạt hằng ngày trở nên bất tiện hơn. Vậy dấu hiệu nào để nhận biết và cách phòng tránh biến  chứng này như thế nào là hiệu quả?

1. Đục thủy tinh thể là gì?

Đục thủy tinh thể là gì?Đục thủy tinh thể là gì?

Đục thủy tinh thể còn được gọi là bệnh cườm khô, cườm hạt, cườm đá, đục nhân mắt. Thủy tinh thể tựa như một thấu kính trong suốt, nằm đằng trước nhãn cầu. Đục thủy tinh thể là tình trạng mà thủy tinh thể bị mờ, dẫn đến sự suy giảm thị lực của người bệnh.

Thủy tinh thể bị đục làm cho ánh sáng không thể đi qua để đến võng mạc, do đó người bệnh sẽ nhìn mờ hơn, cảm giác tựa như có sương mù ở phía trước. Trong một số trường hợp nặng, bệnh nhân bị đục thủy tinh thể còn có khả năng bị mù.

Đục thủy tinh thể đi kèm chứng tiểu đường là do dư thừa hàm lượng sorbitol – loại đường hình thành từ glucose. Hàm lượng đường này không được chuyển hóa mà tích lũy lại trong thủy tinh thể, gây nên cặn nên khiến thủy tinh thể bị đục.

2. Yếu tố tăng nguy cơ đục thủy tinh khi bị tiểu đường

Yếu tố tăng nguy cơ đục thủy tinh khi bị tiểu đườngYếu tố tăng nguy cơ đục thủy tinh khi bị tiểu đường

Biến chứng đục thủy tinh thể khi bị tiểu đường chủ yếu là do sự dư thừa hàm lượng sorbitol. Tuy nhiên, các nghiên cứu chỉ ra rằng còn có nhiều yếu tố khác làm tăng nguy cơ mắc bệnh bao gồm:
  • Sử dụng chất kích thích: Lạm dụng rượu, bia quá mức. Hút thuốc lá cũng ảnh hưởng đến mắt, làm thủy tinh thể bị mờ
  • Ánh sáng mặt trời: Khi tiếp xúc nhiều làm ảnh hưởng đến mắt. Đây là nguyên nhân gây ra dục thủy tinh thể gấp 2-3 lần so với những nguyên nhân khác.
  • Yếu tố tuổi tác: Đục thủy tinh thể chính là dấu hiệu của lão hóa thường gặp ở người già. Đục thủy tinh thể do tuổi tác chiếm đến 90% hầu hết người từ 60 tuổi trở đi nguy cơ mắc bệnh cao hơn.
  • Tiếp xúc tia xạ: Trong một thời gian dài cũng làm tăng nguy cơ bị đục thủy tinh thể như: tia UV (tia cực tím), tia X và một số loại tia khác khi xạ trị.
  • Dùng thuốc nhóm steroid: Là nhóm thuốc có tác dụng giảm viêm, ức chế hệ thống miễn dịch…

3. Dấu hiệu đục thủy tinh thể do tiểu đường

Dấu hiệu đục thủy tinh thể do tiểu đườngDấu hiệu đục thủy tinh thể do tiểu đường

Những dấu hiệu đục thủy tinh thể do tiểu đường thường không thể hiện rõ rệt trong giai đoạn đầu. Theo thời gian, các dấu hiệu này sẽ biểu hiện rõ ràng, đây cũng là lúc vùng bị đục phát triển lớn hơn, ảnh hưởng đến thị lực. Bạn có thể nhận biết biến chứng đục thủy tinh thể qua các dấu hiệu dưới đây:

  • Tầm nhìn bị mờ, giống như phủ sương trước mặt.
  • Mắt bị nhòe, nhìn không rõ.
  • Nhìn thấy những đốm nhỏ trước mắt.
  • Nếu tiếp xúc với ánh sáng chói sẽ bị lóa mắt và nhìn kém.
  • Nhìn thấy xung quanh các tia sáng có quầng sáng tròn bao lấy.
  • Mắt nhìn thấy các sự vật đều có màu vàng do thủy tinh thể bị đục nên không thể nhìn thấy ánh sáng thật của sự vật.

4. Chẩn đoán đục thủy tinh thể do tiểu đường

Chẩn đoán đục thủy tinh thể do tiểu đường

Chẩn đoán đục thủy tinh thể do tiểu đường
Để xác định mình có bị đục thủy tinh thể do biến chứng tiểu đường hay không, bạn cần đến gặp bác sĩ, chuyên gia về mắt để làm kiểm tra toàn diện. Kiểm tra bao gồm các phương pháp dưới đây:
  • Kiểm tra thị lực: Bệnh nhân sẽ quan sát bảng thị lực ở khoảng cách khác nhau để đánh giá tình trạng nhìn gần xa của mắt.
  • Đo nhãn áp: Bác sĩ nhỏ thuốc tê vào mắt để làm mất cảm giác ở mắt, giúp bệnh nhân không bị đau. Sau đó, bác sĩ tiếp tục sử dụng dụng cụ để đo áp lực bên trong của nhãn cầu.
  • Khám với thuốc giãn đồng tử: Bác sĩ sử dụng thuốc giãn đồng tử để nhỏ vào mắt. Sau đó là dùng gương để soi đáy mắt nhằm kiểm tra xem võng mạc và dây thần kinh thị giác có bị tổn thương không. Bạn sẽ được kiểm tra xemmắt có gặp phải các vấn đề khác không. Sau vài giờ, tầm nhìn của bạn có thể vẫn bị mờ do thuốc giãn đồng tử.

5. Phòng ngừa đục thủy tinh thể khi bị tiểu đường

Phòng ngừa đục thủy tinh thể khi bị tiểu đườngPhòng ngừa đục thủy tinh thể khi bị tiểu đường

Biện pháp để phòng ngừa bệnh bị đục thủy tinh thể khi bị tiểu đường sẽ tốt hơn nhiều so với khi mắt bị bệnh mới tìm cách chữa trị. Một số cách mà bạn nên thực hiện để phòng ngừa biến chứng phải kể đến:
  • Bảo vệ mắt: Không để mắt tiếp xúc với tia cực tím và các loại tia khác. Bạn nên đeo kính râm khi ra ngoài trong điều kiện thời tiết nắng gắt.
  • Kiểm soát cân nặng: Giữ cân nặng ở mức vừa phải, ngăn chặn nguy cơ béo phì để hạn chế các biến chứng do tiểu đường gây ra.
  • Chế độ nghỉ ngơi:  Nghỉ ngơi hợp lý, tránh làm việc quá sức, ngủ đủ giấc mỗi ngày để đảm bảo sức khỏe.
  • Chế độ dinh dưỡng: Ăn uống lành mạnh, tăng cường rau xanh, hoa quả, hạn chế thức ăn nhiều dầu mỡ, đồ chiên rán, đồ ăn chế biến sẵn.
  • Tránh chất kích thích: Không sử dụng thuốc lá, rượu bia và các chất kích thích để tránh làm ảnh hưởng đến mắt.
  • Thăm khám bác sĩ: Thăm khám bác sĩ để kiểm tra mắt thường xuyên, phát hiện kịp thời đục thủy tinh thể và các vấn đề về mắt khác, từ đó có cách điều trị kịp thời và hiệu quả.
Đục thủy tinh thể do biến chứng tiểu đường làm ảnh hưởng đến thị lực, một số trường hợp bệnh nhân còn bị mù hoàn toàn. Tuy nhiên, nếu phát hiện sớm và điều trị kịp thời, bệnh có tỉ lệ khỏi cao, ngăn chặn nguy cơ mù lòa. Do đó, khi thấy mắt mình có những dấu hiệu bất thường, hãy đến gặp bác sĩ ngay để được tư vấn nhé.
Viên uống hỗ trợ điều trị tiểu đường Kikuimo
Viên uống hỗ trợ điều trị tiểu đường Kikuimo hiệu quả. Để tìm hiểu về sản phẩm bạn có thể truy cập theo đường link tham khảo: http://nhatban.vn/san-pham/tra-ho-tro-tieu-duong-kikuimo/
Mời đánh giá

NHẬN TƯ VẤN TỪ SHOP NHẬT BẢN




    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *