Đái tháo đường và bệnh huyết áp cao là hai bênh riêng lẻ nhưng lại có mối liên hệ mật thiết với nhau. Đái tháo đường gây tăng huyết áp và gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm khác, thậm chí có nguy cơ tử vong rất cao. Vậy mối liên hệ giữa bệnh đái tháo đường và cao huyết áp là gì? Làm thế nào để kiểm soát và phòng ngừa đái tháo đường hiệu quả nhất? Bài viết của Shop Nhật Bản dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp được các vấn để có liên quan.
1. Đái tháo đường là gì?
Đái tháo đường hay còn gọi là bệnh tiểu đường là một dạng bệnh lý rối loạn chuyển hóa carbohydrate, protein, lipid, đặc trưng là sự tăng glucose máu do cơ thể sản xuất không đủ insulin hoặc tế bào trong cơ thể kháng insulin. Khi cơ thể bị thiếu hụt insulin hoặc tế bào bị kháng insulin, glucose thay vì được đưa đến tế bào sẽ tồn đọng lại ở trong máu. Khi glucose tích tụ lâu trong máu với lượng lớn mà không điều trị kịp thời có thể gây ảnh hưởng đến chức năng của các cơ quan trong cơ thể. Khi bệnh không được kiểm soát sẽ gây ra nhiều biến chứng về tim, thận, mạch máu, tăng huyết áp…
Đái tháo đường có các loại cơ bản sau:
- Đái tháo đường tuýp 1: Insulin do tế bào beta của tuyến tụy sản xuất, giúp điều chỉnh sự chuyển hóa carbohydrate, protein và lipid trong cơ thể bằng cách thúc đẩy sự hấp thụ glucose từ máu của tế bào. Đái tháo đường tuýp 1 là tình trạng các tế bào beta tuyến tụy bị phá hủy, không có khả năng sản xuất hoặc sản xuất rất ít insulin, không đủ để đáp ứng nhu cầu của cơ thể. Bệnh có thể gặp ở nhiều đối tượng nhưng chủ yếu là trẻ em và thanh thiếu niên. Hiện tại vẫn chưa có biện pháp để phòng ngừa đái tháo đường tuýp 1.
- Đái tháo đường tuýp 2: Đây là loại đái tháo đường đặc trưng bởi sự thiếu hụt insulin tương đối cùng với sự đề kháng insulin của tế bào. Có đến 85% người bệnh đái tháo đường bị mắc đái tháo đường tuýp 2. Bệnh chủ yếu xảy ra ở người trưởng thành trên 30 tuổi và đang có xu hướng trẻ hóa. Nguy cơ làm tăng nguy cơ mắc đái tháo đường tuýp 2 có thể kể đến như: béo phì, thừa cân, người ít vận động…
- Đái tháo đường thai kỳ: Là dạng đái tháo đường thường gặp trong 3 tháng giữa hoặc 3 tháng cuối thai kỳ, trước đó thai phụ chưa từng có tiền sử hay triệu chứng cho thấy bị đái tháo đường. Sau khi sinh con, đái tháo đường sẽ giảm dần các triệu chứng và khỏi hoàn toàn. Đái tháo đường thai kỳ có thể gây nên các biến chứng cho thai phụ và thai nhi, trẻ sau khi sinh cũng có nguy cơ mắc đái tháo đường trong tương lai cao hơn so với trẻ có mẹ không bị đái tháo đường thai kỳ,
- Các thể đặc biệt khác của bệnh đái tháo đường: ví dụ như khiếm khuyết di truyền tế bào beta, đái tháo đường thứ phát sau bệnh lý tuyến tụy, giảm hoạt tính của insulin do gen, các bệnh nội tiết, nhiễm khuẩn, các hội chứng bất thường của nhiễm sắc thể kết hợp với bệnh đái tháo đường như turner, down…
2. Cao huyết áp là gì?
Cao huyết áp là căn bệnh thường gặp, trong đó phổ biến nhất là ở người cao tuổi. Đây là tình trạng huyết áp tăng cao hơn so với mức bình thường và có thể gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng với sức khỏe. Bạn có thể xác định tình trạng huyết áp của mình bằng cách đo chỉ số huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương:
- Huyết áp bình thường: Chỉ số huyết áp dưới 120/80 mmHg
- Tiền huyết áp cao: Chỉ số từ 120/80mmHg đến 129/80mmHg
- Tăng huyết áp giai đoạn 1: Chỉ số huyết áp từ 130-139/80-89 mmHg trở lên.
- Tăng huyết áp giai đoạn 2: Chỉ số huyết áp từ 140/90mmHg
- Tăng huyết áp khẩn cấp: Chỉ số huyết áp từ 180/120mmHg.
Tùy theo mức độ tăng huyết áp mà người bệnh có thể có những triệu chứng khác nhau. Ở giai đoạn đầu, các triệu chứng của bệnh không biểu hiện rõ rệt nên khó để nhận biết. Một số dấu hiệu thường thấy ở những người thường xuyên bị tăng huyết áp có thể kể đến như: đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn, nôn, mất khả năng giữ thăng bằng, đi đứng không vững, thậm chí có thể ngất xỉu…. Với các trường hợp nặng, huyết áp cao có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng như: nhồi máu não, vỡ mạch máu, nhồi máu cơ tim…hậu quả xấu nhất là có thể gây tử vong.
Nguyên nhân của cao huyết áp gồm hai dạng:
- Cao huyết áp nguyên phát: Bệnh cao huyết áp không xác định được nguyên nhân, do đó bác sĩ sẽ điều tra tiền sử bệnh nhân, tiền sử gia đình để xem bệnh có phải di truyền không hay do các yếu tố khác. Tình trạng này thường xảy ra ở người lớn tuổi, đặc biệt là nam giới.
- Cao huyết áp thứ phát: Bệnh cao huyết áp xác định được nguyên nhân thì được gọi là cao huyết áp thứ phát. Một số nguyên nhân phổ biến có thể kể đến như: bệnh nhân mắc các bệnh về thận, tim mạch, nội tiết, tuyến giáp, bệnh nhân bị tăng huyết áp do tác dụng phụ của thuốc điều trị bệnh, thai phụ bị nhiễm độc thai nghén…
Ngoài ra, còn có một số nguyên nhân khác làm tăng nguy cơ cao huyết áp như: tuổi tác (huyết áp có xu hướng tăng theo độ tuổi), yếu tố di truyền, thói quen ăn uống, sinh hoạt không lành mạnh…
3. Mối liên hệ giữa bệnh đái tháo đường và cao huyết áp
Đái tháo đường và tăng huyết áp là bệnh lý riêng lẻ, chúng có thể gây ra những ảnh hưởng xấu cho sức khỏe người bệnh. Đặc biệt, hai bệnh lý này cũng có mối liên hệ mật thiết với nhau và gây nên những ảnh hưởng nghiêm trọng. Mối liên hệ giữa đái tháo đường và huyết áp được thể hiện qua một số khía cạnh dưới đây.
3.1. Đái tháo đường gây tăng huyết áp
Theo một số nghiên cứu của Viện Tim mạch Hoa Kỳ, những người bị đái tháo đường có nguy cơ mắc bệnh cao huyết áp gấp 2-3 lần so với những người không mắc bệnh. Theo lý giải từ các chuyên gia y tế, bệnh đái tháo đường làm tổn thương động mạch, các mạch máu dễ bị xơ cứng, khả năng co giãn kém và dòng chảy của máu bị thu hẹp, đây là nguyên nhân gây ra huyết áp cao. Đái tháo đường khiến cho động mạch vành và động mạch não bị tổn thương, do đó có thể làm tăng nguy cơ bị nhồi máu cơ tim và tai biến mạch máu não.
Bên cạnh đó, khi bị đái tháo đường, các dây thần kinh và mạch máu ở các cơ quan trong cơ thể rất dễ bị tổn thương. Tổn thương ở cơ quan nào sẽ khiến cho chức năng của cơ quan đó bị suy giảm. Khi bệnh làm tổn thương mạch máu ở cầu thận có thể gây ra bệnh suy thận, chức năng thận bị suy giảm khiến muối và nước bị tích tụ lại và làm tăng huyết áp… Mặt khác, người bệnh đái tháo đường thường xuyên đi tiểu nhiều hơn bình thường nên dễ bị mất nước, cơ thể sẽ có xu hướng giữ lại nhiều chất lỏng hơn khi gặp tình trạng này, điều đó gây ra tình trạng tăng lượng máu trong cơ thể và làm tăng huyết áp. Bệnh nhân đái tháo đường có biến chứng thận cũng sẽ tiết ra một loại hormone tên là renin có thể làm tăng huyết áp, khiến chức năng lọc máu giảm, tăng lưu lượng máu nên cũng có thể làm cho huyết áp tăng cao.
3.2. Cao huyết áp làm tăng nguy cơ đái tháo đường
Khi bệnh nhân bị cao huyết áp, luồng máu lưu thông đến thận bị cản trở, chúng làm trầm trọng thêm các biến chứng của bệnh đái tháo đường. Bên cạnh đó, cao huyết áp cũng có thể khiến cho các tế bào beta của tuyến tụy bị tổn thương, gây cản trở đến khả năng sản xuất insulin tự nhiên, bởi vậy mà lượng insulin tiết ra không đủ để đáp ứng nhu cầu của cơ thể dẫn đến đường huyết tăng cao.
Ngoài ra, bệnh nhân bị đái tháo đường có kèm theo một số yếu tố dưới đây cũng có thể làm tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim hoặc đột quỵ: tiền sử gia đình có người bị mắc bệnh tim mạch, ăn quá mặn, ăn nhiều đồ ăn có chứa chất béo, ít vận động, thừa cân, béo phì, hút thuốc lá, uống rượu bia….
3.3. Những nguy cơ khi bệnh nhân mắc đái tháo đường và huyết áp cao cùng lúc
Khi phải đối phó với một trong hai bệnh đái tháo đường hoặc cao huyết áp, bệnh nhân gặp phải nhiều nguy cơ đối với sức khỏe. Khi bệnh nhân cùng bị đái tháo đường và cao huyết áp thì hậu quả còn nghiêm trọng hơn gấp nhiều lần. Tăng huyết áp khiến cho bệnh đái tháo đường tăng mức độ nặng hơn, ngược lại, đái tháo đường cũng khiến cho bệnh tăng huyết áp khó điều trị hơn. Bệnh nhân sẽ phải đối mặt với những vấn đề sức khỏe dưới đây.
– Mức độ xơ vữa động mạch nghiêm trọng hơn: Xơ vữa động mạch xảy ra và tăng mức độ nghiêm trọng bởi 4 nguyên nhân là: tăng huyết áp, tiểu đường, rối loạn mỡ máu, béo phì. Bốn yếu tố này tác động qua lại lẫn nhau, gây ra những ảnh hưởng xấu cho nhau, chúng được gọi là “hội chứng chuyển hóa”. Khi xảy ra hội chứng chuyển quá, quá trình xơ cứng động mạch sẽ tiến triển nhanh hơn, nặng hơn và gây ra những hậu quả nghiêm trọng.
Với những bệnh nhân đái tháo đường, nếu có đi kèm với tăng huyết áp thì tiên lượng bệnh xấu hơn rất nhiều so với chỉ mắc đái tháo đường. Khi cùng mắc hai bệnh đái tháo đường và cao huyết áp, tỉ lệ mắc bệnh lý mạch vành và đột quỵ tăng gấp 2-3 lần so với người không bị đái tháo đường.
Bên cạnh đó, đái tháo đường và tăng huyết áp khiến cho các biến chứng của bệnh đái tháo đường trở nên trầm trọng hơn. Lúc này, nguy cơ tổn thương các mạch máu lớn nhỏ trong cơ thể tăng cao, làm tăng khả năng mắc một số bệnh như: tai biến mạch máu não, bệnh mạch vành, bệnh về võng mạc mắt, các bệnh về thận, suy thận, các bệnh lý thần kinh….
Bệnh nhân mắc cùng lúc hai bệnh đái tháo đường và cao huyết áp nếu không tuân thủ điều trị theo phác đồ của bác sĩ, thay đổi lối sống, sinh hoạt, ăn uống thì có thể gây ra những biến chứng nguy hại cho sức khỏe, thậm chí nguy cơ đột tử rất cao.
4. Cách phòng ngừa đái tháo đường hiệu quả
Đái tháo đường có thể làm tăng nguy cơ bị tăng huyết áp nhưng điều đó không có nghĩa rằng tất cả các bệnh nhân đái tháo đường đều bị huyết áp cao. Khi bệnh lý đái tháo đường được kiểm soát tốt thì khả năng bị tăng huyết áp cũng giảm xuống rõ rệt. Quan trọng nhất là bạn nên coi trọng yếu tố phòng bệnh hơn chữa bệnh nếu không muốn gặp phải các nguy cơ xấu về sức khỏe. Dưới đây là một số biện pháp phòng bệnh đái tháo đường mà bạn có thể tham khảo:
– Thay đổi chế độ ăn uống: Chế độ ăn uống là yếu tố có ảnh hưởng rất lớn đến nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Để phòng ngừa bệnh, bạn nên ăn uống đều ăn, hạn chế ăn các loại thức ăn chứa nhiều tinh bột như: gạo trắng, bánh mì, bún, phở…và các loại đồ ăn có chứa nhiều đường như: bánh kẹo, mứt, nước ngọt,… Đồng thời, nên tăng cường ăn rau xanh, các loại trái cây ít ngọt để làm chậm quá trình hấp thu đường vào máu, hạn chế sự hấp thụ chất béo và cholesterol trong cơ thể, giảm bớt cảm giác thèm ăn…. Bạn cũng nên uống đủ nước mỗi ngày để đào thải độc tố và duy trì lượng đường huyết ổn định.
– Luyện tập thể dục thể thao: Vận động thường xuyên giúp giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường. Vận động giúp giảm lượng đường huyết trong máu, làm tăng độ nhạy của insulin và giữ cho đường huyết ở mức ổn định.
– Kiểm soát cân nặng ở mức hợp lý: Béo phì, thừa cân làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Khi nhận thấy chỉ số cân nặng của cơ thể vượt mức so với thông thường, bạn nên đặt ra mục tiêu để đưa cân nặng về mức bình thường, đây là biện pháp rất hiệu quả để ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh.
– Không hút thuốc lá, uống rượu bia và các chất kích thích bởi chúng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh cao hơn so với người bình thường.
– Thường xuyên thăm khám định kỳ và kiểm tra đường huyết để phát hiện những bất thường sớm nhất. Đái tháo đường được phát hiện sớm sẽ có khả năng kiểm soát nhanh hơn, hiệu quả hơn so với phát hiện muộn.
– Sử dụng các sản phẩm hỗ trợ phòng ngừa đường huyết: Bạn có thể sử dụng thêm các loại thảo dược để phòng ngừa nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Ngoài ra, sử dụng các sản phẩm hỗ trợ phòng ngừa tiểu đường cũng là biện pháp hiệu quả mà bạn có thể áp dụng.
Viên uống hỗ trợ tiểu đường, phục hồi tuyến tụy Kikuimo Seikatsu hiện là sản phẩm phòng ngừa đái tháo đường được nhiều khách hàng tin tưởng sử dụng. Sản phẩm được sản xuất từ 100% nguyên liệu hữu cơ, có tác dụng ổn định và kiểm soát đường huyết, phục hồi chức năng tuyến tụy, ngăn ngừa biến chứng tiểu đường, khắc phục những hạn chế thường gặp của các nhóm thuốc điều trị tiểu đường khác
Viên uống Kikuimo Seikatsu có thành phần chính là Inulin được cô đặc từ củ Cúc Vu Nhật Bản. Do được nuôi trồng và sản xuất với công nghệ hiện đại nên hàm lượng Inulin trong củ Cúc Vu để sản xuất viên uống phòng ngừa tiểu đường Kikuimo Seikatsu có độ đạm đạt đến 60%. Inulin trong củ Cúc Vu là một loại chất xơ hòa tan với hoạt tính dược lý cao, có tác dụng phòng ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường, ức chế khả năng hấp thụ đường và carbohydrate, phục hồi chức năng tuyến tụy, phòng ngừa bệnh mỡ máu, giảm chỉ số cholesterol trong cơ thể… Sau một thời gian sử dụng viên uống Kikuimo Seikatsu, bệnh đái tháo đường được kiểm soát tốt, đường huyết ở mức ổn định, giảm dần lượng thuốc điều trị và những ảnh hưởng của thuốc.
Hiện nay, viên uống Kikuimo Seikatsu được nhập khẩu và phân phối chính hãng bởi Shop Nhật Bản thuộc Công ty TNHH Các giải pháp Liên Nhật Việt (VNJP Solutions). Bạn có thể liên hệ để mua hàng qua các kênh phân phối của shop dưới đây:
CÁC KÊNH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ CỦA SHOP NHẬT BẢN
Tiktok: https://www.tiktok.com/@nhatban.vnjp
Tiki: https://tiki.vn/cua-hang/shop-nhat-ban
Lazada: https://www.lazada.vn/shop/shop-nhat-ban/
Shopee: https://shopee.vn/nhatban.vn
- Hotline: 0904.400.500 – 0901.456.888 – 024.3537.5678
- Địa chỉ: Ngõ 118, Phan Kế Bính, Ba Đình, Hà Nội
- Add (JP): 埼玉県さいたま市岩槻区東町2-6-32
- Email: sales@vnjp.vn – marketing@vnjp.vn – thao.hth@vnjp.vn
- Facebook: https://www.facebook.com/shopnhatbanvn/
- Instagram: https://www.instagram.com/nhatban.vn/
Đái tháo đường gây tăng huyết áp và ngược lại, tăng huyết áp cũng làm trầm trọng thêm các biến chứng của bệnh đái tháo đường. Hai bệnh lý có mối liên hệ chặt chẽ với nhau và làm tăng các yếu tố nguy cơ đối với sức khỏe, do đó bạn nên có các biện pháp phòng ngừa bệnh để ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm xảy ra. Nếu bị mắc bệnh, bạn nên tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ để bệnh được kiểm soát một cách tốt nhất. Mọi thắc mắc về viên uống hỗ trợ phòng ngừa, điều trị tiểu đường hoặc các sản phẩm chăm sóc sức khỏe nội địa Nhật cao cấp, bạn vui lòng liên hệ với Shop Nhật Bản để được hỗ trợ nhanh chóng, tận tình nhất.