Tiểu đường type 1 là gì? Triệu chứng của bệnh phát hiện ra sao? Nguyên nhân gây bệnh là gì? Có thể phòng ngừa và điều trị bệnh bằng những phương pháp nào? Bài viết dưới đây sẽ thông tin cụ thể tới bạn để bạn an tâm sống khỏe, yêu đời.
Xem thêm:

1. Tìm hiểu chung về bệnh tiểu đường type 1

Bệnh tiểu đường type 1

Bệnh tiểu đường type 1
Tiểu đường type 1 trước đây là tiểu đường phụ thuộc insulin, là bệnh có sự phá huỷ tế bào beta của đảo tụy (tế bào tiết insulin) gây ra sự thiếu hụt insulin và phải sử dụng nguồn insulin từ bên ngoài đưa vào cơ thể.
Đối tượng dễ mắc bệnh tiểu đường type 1
  • Người có tiền sử gia đình có bố hoặc mẹ mắc bệnh tiểu đường type 1 thì bản thân cũng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn so với những người không có tiền sử gia đình như vậy.
  • Người sống trong môi trường phơi nhiễm với virus như Coxsackie, Rubella có thể khởi phát tình trạng phá huỷ tế bào beta đảo tụy.
Bệnh tiểu đường có thể chữa được không?
Bệnh tiểu đường không thể chữa khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên, nếu bệnh nhân duy trì liệu pháp vận động kết hợp với chế độ ăn khoa học, cách chữa tiểu đường type 1 bằng đường uống thì việc kiểm soát lượng đường trong máu là hoàn toàn có thể làm được.
Bệnh nhân có thể sống cuộc sống bình thường như bao người khoẻ mạnh khác, ngăn chặn được các biến chứng bệnh tiểu đường nếu nghiêm túc và kiên trì theo phác đồ của bác sĩ.

2. Nguyên nhân gây ra bệnh tiểu đường type 1

Theo các bác sĩ chuyên khoa, nguyên nhân chính xác của bệnh vẫn chưa có nghiên cứu khoa học nào nêu đầy đủ. 
Tuy nhiên, vẫn có nhận định bệnh tiểu đường type 1 gây ra do tụyến tụy không sản xuất đủ insulin, làm cho glucose không thể vào trong tế bào giúp dự trữ năng lượng. Glucose ở mức quá cao sẽ gây ra tình trạng tăng đường huyết.
Đối với hầu hết người bệnh tiểu đường, nguyên nhân của tình trạng thiếu hụt insulin là do hệ miễn dịch phá huỷ các tế bào beta trong tuyến tụy.
Các nguyên nhân khác như xơ nang ảnh hưởng đến tuyến tụy; Phẫu thuật loại bỏ tuyến tụy; Chứng viêm tuyến tụy nặng,.. cũng có thể gây ra bệnh tiểu đường bằng cách gây tổn thương đến tụy.

3. Triệu chứng của bênh đái tháo đường tuýp 1

Triệu chứng bệnh tiểu đường tuýp 1

Triệu chứng bệnh tiểu đường tuýp 1
Theo như lời chia sẻ của bác sĩ chuyên khoa và bệnh nhân, các triệu chứng của tiểu đường type 1 thường xuất hiện rất nhanh, chỉ trong vòng vài ngày đến vài tuần. Lúc đầu, các triệu chứng có thể bị nhầm lẫn và bị bỏ qua vì giống với bệnh cúm nên bệnh thường tiến triển nặng bệnh nhân mới “tá hoả” đi chữa trị. Các triệu chứng của bệnh bao gồm:
  • Tiểu nhiều, đặc biệt về đêm
  • Khát nước (Do bệnh nhân tiểu nhiều dẫn đến mất nước, khát nước).
  • Giảm cân (Do bệnh nhân bị mất nước, mất cả đường vào trong nước tiểu thay vì sử dụng chúng, dù bệnh nhân ăn nhiều, thậm chí là ăn rất ngon miệng).
  • Thường xuyên có cảm giác đói (Do cơ thể không sử dụng được đường glucose trong máu để tạo năng lượng cho tế bào hoạt động).
  • Mắt nhìn mờ (Khi đường tích tụ trong mắt, tăng áp lực thẩm thấu trong nhãn cầu, kéo thêm nước tự do vào trong nhãn cầu. Đây là nguyên nhân khiến mắt nhìn mờ).
  • Có thể nôn, buồn nôn (Triệu chứng xảy ra khi bệnh nhân bị tăng đường huyết rất cao).

4. Biến chứng và hậu quả của tiểu đường type 1

– Biến chứng cấp tính
Với những biến chứng này cần phải điều trị cấp cứu ngay: hôn mê nhiễm toan ceton; mệt mỏi, khát nước, khô da, chuột rút, tụt huyết áp, rối loạn ý thức, buồn nôn, thở nhanh. 
– Biến chứng mãn tính
  • Nhìn mờ
  • Đau ngực
  • Tê bì dị cảm ở bàn chân
  • Loét, nhiễm trùng bàn chân
  • Đầy bụng, chậm tiêu, nuốt khó
– Hậu quả
Nếu không phát hiện kịp thời các triệu chứng và biến chứng bệnh tiểu đường, bệnh nhân sẽ phải đối mặt với những mối đe dọa nghiêm trọng với tính mạng như:
  • Bệnh võng mạc mắt: Xảy ra ở khoảng 80% người lớn và với người mắc bệnh tiểu đường tuýp 1 trong hơn 15 năm 
  • Tổn hại tuần hoàn máu và thần kinh: Dây thần kinh bị xơ cứng sẽ dẫn đến giảm cảm giác và lưu thông máu kém ở bàn chân. Điều này dẫn đến tăng nguy cơ chấn thương, giảm khả năng chữa lành vết thương lở loét, có thể phải cắt bỏ.
  • Tổn thương thận, có thể dẫn tới suy thận và bệnh tim: Khoảng 20-30% những người bệnh mắc tiểu đường type 1 đều tổn thương thận. Nguy cơ này sẽ tăng theo thời gian và là hậu quả tất yếu với người bệnh mắc tiểu đường trong vòng 15-25 năm tiếp theo.

5. Chẩn đoán bệnh tiểu đường type 1

Cách chính xác nhất để chẩn đoán bệnh tiểu đường type 1 là gì? Chính là làm xét nghiệm định lượng đường trong máu. Người bệnh có thể thực hiện đơn giản bằng cách đo lượng đường trong thời điểm đầu tiên của buổi sáng, đo ngẫu nhiên vào bất kỳ thời gian nào trong ngày và đo lượng đường trong  2 giờ sau khi ăn một lượng tiêu chuẩn carbohydrate.

6. So sánh tiểu đường type 1 và type 2

Tiêu chí so sánhTiểu đường type 1Tiểu đường type 2
1.Thể trọngNgười bệnh không thừa cân, có bệnh sử sụt cân gần nhất.Người bệnh thường xuyên bị thừa cân
2.Tuổi tácCó 2 đỉnh xác định:

-Khoảng 4-7 tuổi

-Đỉnh trước hoặc ngay sau tuổi dậy thì, khoảng 10-14 tuổi

Bệnh nhân thường khởi phát sau tuổi dậy thì
3.Tiền sử gia đìnhNgười bệnh đái tháo đường thường gặp nhiều trường hợp liên quan họ hàng chặt chẽĐái tháo đường type 2 ít gặp hơn
4.Chủng tộcThường là người Mỹ da đen, người Mỹ bản xứ và người Mỹ gốc châu Á.
5.Những đặc điểm khácNgười bệnh thường đi kèm với các chứng dày sừng tăng sắc tố, tăng huyết áp, rối loạn lipid máu, buồng trứng đa nang.

7. Điều trị và phòng ngừa bệnh tiểu đường tuýp 1

Điều trị bằng Insulin

Điều trị bằng Insulin
Theo các bác sĩ, hiện nay chưa có cách chữa bệnh tiểu đường type 1 triệt để. Tuy nhiên, có thể kiểm soát bệnh tốt thông qua duy trì lối sống lành mạnh, khoa học, xét nghiệm lượng đường trong máu và lượng insulin thường xuyên. Điều trị và phòng ngừa bệnh cần có kế hoạch toàn diện, có sự tư vấn của cán bộ y tế chăm sóc sức khỏe. Dưới đây là một số cách điều trị và phòng ngừa bệnh hiệu quả:
Điều trị thay thế suốt đời với insulin
Hiện nay trên thị trường có nhiều loại insulin có sẵn. Tuy nhiên, hầu hết những người bị bệnh tiểu đường loại 1 cần sự kết hợp của insulin tác động nhanh với các bữa ăn, có tác dụng kéo dài trước khi đi ngủ.
Thay vì tiêm nhiều lần/ ngày, một số người sử dụng máy bơm insulin (thiết bị nhỏ được đeo và cung cấp số lượng liên tục của insulin dưới da).
Chế độ dinh dưỡng khoa học
Đối với bệnh nhân đái tháo đường type 1, lập kế hoạch dinh dưỡng khoa học, chứa nhiều vitamin, khoáng chất, cắt giảm chất béo, đường, carbohydrate là điều cần thiết.
  • Hạn chế glucid: Tinh bột, đường, chất xơ có trong các loại đậu, rau củ, nước ép trái cây, bánh mì để chuyển hóa thành đường trong hệ tiêu hóa. Sau đó được hấp thu vào máu. làm tăng đường huyết sau khoảng 1 giờ sau ăn.
  • Về lượng protein: Rất quan trọng cho cơ bắp, xương, chữa lành vết thương. Protein có trong trứng, cá, thịt gà không da, sữa ít béo, đậu nành,…
  • Hạn chế chất béo xấu: Hạn chế thực phẩm nhiều dầu mỡ, thịt chứa chất béo, cholesterol sẽ làm tăng nguy cơ gặp phải các rối loạn chuyển hóa của cơ thể. Nên lựa chọn chất béo không bão hòa từ dầu oliu, dầu hạt cải, dầu đậu phộng, các loại hạt, bơ, omega-3, omega-6.
  • Bổ sung vitamin, khoáng chất: Tăng cường cung cấp các loại vitamin và khoáng chất như kali, photpho như chuối, cam, lê, mận, dưa đỏ, cà chua,…
Vận động, thể dục thể thao
Theo các bác sĩ, tập thể dục cũng giúp cải thiện việc kiểm soát lượng đường trong máu. Kết hợp thể dục nhẹ với aerobic như đi bộ, chạy bộ giúp cải thiện phản ứng của cơ thể với insulin.
Tuy nhiên, đôi khi việc tập thể dục có thể làm cho lượng đường trong máu khó kiểm soát đối với bệnh nhân tiểu đường. Vì lý do này, bệnh nhân thường xuyên phải theo dõi lượng đường trong máu.
Thường xuyên theo dõi lượng đường huyết
Bệnh tiểu đường muốn kiểm soát tốt lượng đường trong máu phải tự theo dõi đường huyết khi dùng insulin. Thông thường, lượng đường trong máu mục tiêu của các bệnh nhân là 4mmol/l – 7mmol/l trước khi ăn và 5mmol/l – 10mmol/l sau khi ăn.
Bác sĩ luôn khuyến cáo bệnh nhân phải luôn mang theo viên nén glucose, kẹo có đường hoặc các nguồn glucose khác hấp thu nhanh để điều trị các trường hợp hạ đường huyết nhẹ.
Vì vậy, hãy làm theo kế hoạch quản lý bệnh tiểu đường, giữ được lượng đường trong máu ổn định để an tâm sống khỏe. Điều quan trọng là cần khám sàng lọc đái tháo đường sẽ giúp bệnh nhân tiểu đường type 1 cập nhật tình trạng sức khoẻ của bản thân, có phương pháp can thiệp kịp thời.
Trên đây là những thông tin chi tiết nhất về bệnh tiểu đường type 1. Nếu bạn còn bất cứ thắc mắc gì liên quan tới bệnh, hoặc các cách phòng ngừa, điều trị bệnh, ổn định đường huyết an toàn, hãy liên hệ trực tiếp với Shop Nhật Bản để được giải đáp sớm nhất nhé.
Mời đánh giá

NHẬN TƯ VẤN TỪ SHOP NHẬT BẢN




    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *