Có rất nhiều người thắc mắc về việc chiều cao di truyền từ bố hay mẹ, ai là người ảnh hưởng nhiều hơn đến chiều cao của con? Đa số mọi người cho rằng chiều cao của con được di truyền phần nhiều từ bố, thế nhưng đáp án chính xác lại khiến mọi người phải bất ngờ. Bài viết dưới đây của Shop Nhật Bản sẽ giúp bạn có câu trả lời chính xác cho vấn đề này.
1. Chiều cao di truyền từ bố hay mẹ?
Có rất nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng, chiều cao của trẻ bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác nhau, ví dụ như gen di truyền, giới tính, chế độ dinh dưỡng, môi trường sống, thói quen sinh hoạt của trẻ… Trong số những yếu tố này, gen di truyền được cho là yếu tố có ảnh hưởng nhiều nhất đến chiều cao của mỗi người và có khoảng 80% trẻ có chiều cao phụ thuộc chủ yếu vào yếu tố này. Tuy nhiên, việc chiều cao di truyền từ bố hay mẹ vẫn là điều nhiều người thắc mắc.
Theo nghiên cứu của Tạp chí Y học Dự phòng Trung Quốc, có một số lý giải về việc chiều cao di truyền từ bố hay mẹ như sau:
- Chiều cao của trẻ ảnh hưởng cả gen bố và mẹ: Nghiên cứu chỉ ra rằng, tỷ lệ chiều cao của nam giới và nữ giới ảnh hưởng đến chiều cao của thế hệ sau lần lượt là 0,89 và 0,87. Hai tỷ lệ này có sự chênh lệch không đáng kể, do đó có thể thấy rằng chiều cao của trẻ sẽ bị ảnh hưởng bởi chiều cao của cả bố lẫn mẹ. Bởi vậy, chắc hẳn bạn đã có đáp án cho thắc mắc chiều cao của trẻ được di truyền từ bố hay mẹ rồi đúng không.
- Chiều cao của trẻ thấp hoặc cao hơn bố mẹ: Gen di truyền ảnh hưởng khá nhiều đến chiều cao của trẻ, tuy nhiên, điều này không có nghĩa là chiều cao của trẻ phụ thuộc hoàn toàn vào gen di truyền, các yếu tố khác cũng đóng vai trò không hề nhỏ, do đó sẽ xảy ra một số trường hợp cha mẹ cao nhưng con lại thấp hoặc ngược lại.
- Bé gái thường gay theo gen mẹ và bà ngoại: Nhiều nhà khoa học đã chỉ ra rằng, đa phần các bé trai sẽ theo gen của bố hoặc ông, bác, chú nhiều hơn, trong khi đó bé gái lại có xu hướng theo gen của mẹ, bà ngoại hoặc dì nhiều hơn… Hiểu rõ được điều này sẽ giúp cha mẹ có những biện pháp can thiệp, hỗ trợ kịp thời để chiều cao của con phát triển tốt hơn nếu như bố, mẹ có chiều cao khiêm tốn.
Ngoài ra, với những bố mẹ có chiều cao dưới 1m55 thì chiều cao của trẻ sẽ hạn chế hơn so với những đứa trẻ có bố mẹ cao trên 1m55. Mặc dù vậy, yếu tố di truyền không quyết định hoàn toàn đến chiều cao của trẻ, cha mẹ vẫn có thể can thiệp để cải thiện chiều cao của co.
2. Cách tính chiều cao của con theo chiều cao bố mẹ
Chiều cao của trẻ bị ảnh hưởng bởi chiều cao của cả bố và mẹ, tuy nhiên, trong trường hợp chiều cao của bố mẹ không đồng nhất mà bố cao, mẹ thấp hoặc ngược lại bố thấp, mẹ cao thì cần dùng công thức để dự đoán chiều cao của trẻ. Bạn có thể áp dụng công thức dưới đây để tính chiều cao của các con dựa trên chiều cao của bố và mẹ:
- Chiều cao của bé gái = (Chiều cao bố + chiều cao mẹ – 13 cm)/2
- Chiều cao của bé trai = (Chiều cao bố + chiều cao mẹ + 13 cm)/2
Ví dụ: Nếu bố cao 1,7m, mẹ cao 1,6m thì có thể dùng công thức để tính chiều cao của các con như sau:
- Chiều cao bé gái = (1,7 + 1,6) – 0,13:2 = 1,58m
- Chiều cao bé trai = (1,7 + 1,6) + 0,13:2 = 1,71m
3. Đặc điểm ngoại hình của bố mẹ di truyền sang con
Gen di truyền ảnh hưởng từ bố mẹ sang con cái qua nhiều đặc điểm về ngoại hình, điều này lý giải vì sao khi nhìn vào một đứa trẻ bạn có thể đoán được chúng là con của ai. Dưới đây là một số đặc điểm về ngoại hình mà bố mẹ có thể di truyền sang con:
- Màu da: Màu da của con cái sẽ giống bố hoặc giống mẹ và rất khó để thay đổi điều này. Nếu cả bố và mẹ đều da đen thì làn da của con cũng sẽ đen, không thể có màu trắng. Tuy nhiên, nếu bố da đen nhưng mẹ da trắng thì màu da của con hoặc là đen giống bố hoặc là trắng giống mẹ, sẽ không xảy ra tình trạng màu da của em bé là màu da trung lập.
- Chiều cao: Gen di truyền quyết định khoảng 70% chiều cao của trẻ (trong đó 35% di truyền từ bố và 35% di truyền từ mẹ). Do đó, các bé có bố mẹ chiều cao khiêm tốn vẫn có 30% cơ hội để cải thiện chiều cao bằng cách can thiệp vào các yếu tố khác yếu tố di truyền.
- Dáng mũi: Dáng mũi của bố và mẹ di truyền khá rõ đến dáng mũi của các con, đặc biệt là khi dáng mũi của bố mẹ có một số đặc điểm như: cao, to, đầu mũi to, cánh mũi dày, lỗ mũi to… Tuy nhiên, dáng mũi của trẻ không cố định mà có thể thay đổi theo thời gian, khi còn bé sống mũi có thể tẹt, mũi có thể nhỏ nhưng khi lớn lên mũi sẽ cao hơn, đẹp hơn.
- Cằm: Bố mẹ có cằm với hình dáng nổi bật, rõ rệt như cằm nhọn, cằm lẹm, cằm lớn… thì các con cũng có tỷ lệ cao sở hữu những đặc điểm này.
- Mí mắt: Có thể nhiều người sẽ bất ngờ nhưng đa phần mí mắt của con sẽ được di truyền một phía từ người bố, không di truyền từ mẹ. Khi mới sinh ra, mí mắt có thể không giống bố hoàn toàn nhưng chúng có thể thay đổi theo thời gian, đến 1 giai đoạn nào đó mí mắt sẽ giống hệt mí mắt của người bố.
- Hói: Tỉ lệ con trai bị hói nếu bố bị hói lên đến 50%, thậm chí nếu người bố không bị hói nhưng ông nội bị hói thì nguy cơ đứa trẻ bị hói là 25%. Tuy nhiên, các bé gái lại không bị di truyền gen gói đầu từ ông và bố giống như các bé trai.
- Béo phì: Khả năng béo phì, thừa cân của con cái được di truyền từ bố mẹ khoảng 53%. Tỷ lệ này hiện tại đã giảm xuống khoảng 40% vì nhiều bậc cha mẹ biết cách để điều chỉnh chế độ ăn uống của trẻ, khích lệ trẻ vận động để đốt cháy calo, ngăn ngừa nguy cơ béo phì.
- Mụn trứng cá: Khá buồn cho nhiều người là mụn trứng cá cũng là đặc điểm có tính di truyền cao ở cả bé gái lẫn bé trai. Ví dụ, nếu bố và mẹ đều bị mụn trứng cá thì con sẽ có nguy cơ bị mụn cao gấp 20 lần so với các gia đình bố mẹ không mắc phải tình trạng này.
4. Yếu tố ảnh hưởng đến chiều cao của trẻ
Chiều cao của trẻ bị chi phối khá nhiều bởi yếu tố di truyền. Tuy nhiên, gen không phải là yếu tố duy nhất tác động đến chiều cao của trẻ, bởi vậy mà có nhiều trường hợp bố mẹ “nấm lùn” nhưng con lại có chiều cao vượt trội. Cha mẹ nên nắm rõ các yếu tố ảnh hưởng đến chiều cao của trẻ dưới đây để có biện pháp can thiệp khi cần thiết:
- Di truyền (23%): Chiều cao của trẻ sẽ ảnh hưởng từ chiều cao của bố và mẹ, nếu bố mẹ có chiều cao vượt trội thì tỷ lệ con có chiều cao vượt trội cũng rất lớn. Ngược lại, nếu bố mẹ có chiều cao hạn chế thì sự phát triển chiều cao của trẻ cũng sẽ bị ảnh hưởng.
- Dinh dưỡng (32%): Chế độ ăn uống đủ chất dinh dưỡng sẽ cung cấp đủ dưỡng chất, giúp chiều cao phát triển. Ngược lại, một chế độ dinh dưỡng nghèo nàn sẽ không cung cấp đủ các chất cần thiết, điều này sẽ khiến chiều cao của trẻ phát triển chậm, nguy cơ thấp lùn hơn bố mẹ sẽ cao hơn.
- Vận động (20%): Quá trình vận động sẽ kích thích cơ thể tạo ra hormon tăng trưởng, do đó có thể giúp xương và cơ phát triển, các khớp và dây chằng trở nên mềm dẻo, linh hoạt hơn… tất cả những yếu tố này sẽ giúp chiều cao phát triển nhanh chóng.
- Môi trường(25%): Một môi trường sống trong lành, không bị ô nhiễm sẽ tạo điều kiện để con phát triển khỏe mạnh, ít ốm đau, nhờ vậy mà thể chất cũng phát triển tốt hơn, chiều cao tăng trưởng nhanh chóng. Ngược lại, môi trường ô nhiễm sẽ ảnh hưởng đến sức đề kháng của trẻ, từ đó gián tiếp gây ảnh hưởng đến chiều cao.
- Giấc ngủ: Lúc ngủ là lúc cơ thể tiết ra hormon tăng trưởng, do đó những trẻ ngủ đủ giấc sẽ tạo điều kiện để quá trình này diễn ra thuận lợi, giúp chiều cao phát triển tốt hơn. Chính vì vậy, cha mẹ nên cho trẻ đi ngủ trước 10 giờ để giúp chiều cao phát triển tốt nhất.
Trên đây là tổng hợp một số thông tin giúp bạn giải đáp vấn đề “chiều cao di truyền từ bố hay mẹ”. Nhìn chung thì chiều cao của trẻ sẽ ảnh hưởng từ chiều cao của cả bố lẫn mẹ đồng thời bị chi phối bởi một số yếu tố khác ngoài gen di truyền. Nếu cần hỗ trợ, giải đáp thêm về các vấn đề có liên quan, bạn có thể liên hệ với Shop Nhật Bản theo thông tin dưới đây:
THÔNG TIN LIÊN HỆ:
- Hotline: 0904.400.500 – 0901.456.888 – 024.3537.5678
- Gmail: sales@vnjp.vn – marketing@vnjp.vn – thao.hth@vnjp.vn
- Địa chỉ: Ngõ 118, Đường Phan Kế Bính, Quận Ba Đình, Hà Nội.