1. Chỉ số đường huyết thai kỳ
1.1. Khái niệm về tiểu đường thai kỳ
Tiểu đường thai kỳ
1.2. Chỉ số tiểu đường thai kỳ bình thường và an toàn
- Lúc đói: ≤ 92 mg/dl (5.1 mmol/l)
- Sau ăn 1 giờ: ≤ 180 mg/dl (10 mmol/l)
- Sau ăn 2 giờ : ≤ 153 mg/dl (8.5 mmol/l)
1.3. Chỉ số tiểu đường thai kỳ nguy hiểm
Chỉ số đường huyết thai kỳ lúc đói >7,0mmol/l HbA1c >6,5% Đường huyết ngẫu nhiên >11,1mmol/l | Đái tháo đường lâm sàng |
Đường huyết lúc đói từ 5,1-7,0mmol/l | Đái tháo đường thai kỳ |
Đường huyết lúc đói <5,1mmol/l. Đợi đến tuần 24-28 của thai kỳ, làm nghiệm pháp dung nạp glucose đường uống để chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ. |
- Đường huyết lúc đói <5,1mmol/l sẽ phải thực hiện tiếp nghiệm pháp dung nạp glucose
- Cách thực hiện:
- Mẹ bầu được đo nồng độ glucose máu khi đói
- Uống một lượng khoảng 75g glucose trong vòng 5 phút. Bác sĩ sẽ lấy mẫu máu để đo nồng độ glucose huyết sau 1-2 giờ kể từ khi uống.
- Nếu glucose máu lúc đói >7,0mmol: thai phụ bị đái tháo đường lâm sàng
- Thai phụ được chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ khi:
- Lúc đói: ≥5,1mmol/l
- Sau ăn 1 giờ: ≥10,0mmol/l
- Sau ăn 2 giờ: ≥8,5 mmol/l
2. Nguyên nhân, triệu chứng và đối tượng mắc tiểu đường thai kỳ
2.1. Nguyên nhân mắc tiểu đường thai kỳ
2.2. Đối tượng mắc bệnh
- Phụ nữ mang thai ở tuổi ngoài 30 tuổi
- Tiền sử gia đình có người mắc bệnh đái tháo đường type 2
- Tiền sử bản thân đã bị tiểu đường thai kỳ trong lần mang thai trước
- Thừa cân, béo phì trước và trong khi mang thai
- Người con trước nặng hơn 4,1kg
2.3. Triệu chứng tiểu đường thai kỳ
- Thường xuyên khát nước, hay thức dậy lúc nửa đêm để uống nước
- Đi tiểu nhiều lần trong ngày, lượng nước tiểu cũng nhiều hơn so với các thai phụ khác
- Khi bị thương, trầy xước thì vết thương lâu lành
- Dễ bị nhiễm nấm vùng kín, dùng thuốc trị nấm không hiệu quả
- Dấu hiệu sụt cân, mệt mỏi, thiếu sức sống.
3. Chỉ số tiểu đường thai kỳ cao ảnh hưởng gì?
Chỉ số tiểu đường cao có thể ảnh hưởng tới mẹ và thai nhi
3.1. Đối với thai nhi
- Bé được sinh ra dễ bị thừa cân, béo phì, hay mắc các bệnh về hô hấp, dễ bị bệnh về đường huyết hơn so với các bé bình thường.
- Bé bị tụt canxi sau khi chào đời
- Nguy cơ dị tật thai nhi
3.2. Đối với mẹ
- Tỷ lệ tiền sản giật cao gấp 4 lần so với người bình thường
- Khả năng phải sinh non, sinh mổ tăng cao, do phần thân dưới của bé quá to
- Nguy cơ sảy thai, thai chết lưu
- Băng huyết sau sinh
- Nguy cơ chấn thương vùng lưng, gãy xương, trật khớp do mang thai quá to
4. Phòng ngừa tiểu đường thai kỳ cho mẹ bầu
Dưới đây là những cách phòng ngừa tiểu đường thai kỳ mẹ có thể tham khảo:
4.1. Chế độ ăn khoa học
- Các nhóm thực phẩm gạo lứt, ngũ cốc, gạo mầm
- Sữa, sản phẩm từ sữa, thịt cá, trứng
- Rau xanh, trái cây
- Hạn chế ăn xôi nếp, ngũ cốc đã qua tinh chế như bột năng, bột bắp,…
- Hạn chế ăn các loại trái cây nhiều đường như mít, sầu riêng, nhãn, nho,…
- Hạn chế ăn đường, đồ ngọt
4.2. Vận động hợp lý
- Hãy dành 30 phút mỗi ngày để tập các bài thể dục như đi bộ, bơi lội
- Nếu không thể tập thể dục hàng ngày liên tục, bạn có thể chia nhỏ thời gian tập mỗi lần khoảng 10 phút, thay đổi các loại hình vận động khác như làm việc nhà, đi thang bộ cũng được xem là cách hiệu quả để tập thể dục.
- Vận động sau bữa ăn giúp chỉ số đường huyết thai kỳ không tăng quá cao, cải thiện sự đề kháng insulin, tăng cường sự dẻo dai, sức chịu đựng của cơ thể, hoạt động của hệ tim mạch.
4.3. Kiểm soát cân nặng
- Khi quyết định mang thai, hãy cố gắng duy trì cân nặng ở mức lý tưởng và kiểm soát cân nặng thật tốt.
- Người có chỉ số BMI > 30 sẽ có nguy cơ bị đái tháo đường thai kỳ cao gấp 3 lần so với người có BMI <25.
- Việc giảm cân nên được thực hiện trước khi mang thai. Trong quá trình mang thai nên kiểm soát cân nặng, không giảm cân khi đang mang thai, vì điều này không an toàn cho sức khỏe của mẹ, quá trình mang thai.
- Tiểu đường thai kỳ nếu không được phát hiện sớm, kịp thời điều trị sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ và bé. Đặc biệt với những thai phụ trên 35 tuổi, cao huyết áp có chỉ số đường huyết tiểu đường thai kỳ có thể tăng vọt.