Bạn chỉ được cảnh báo người già thường có nguy cơ mắc bệnh cao huyết áp mà chưa nắm chắc chỉ số huyết áp bình thường của người già là bao nhiêu? Xem bài viết dưới đây bạn sẽ biết khi nào chỉ số huyết áp được cho là tăng – giảm ở người già để có biện pháp xử lý tối ưu nhất.

1. Huyết áp bình thường của người già

Huyết áp bình thường của người già

Huyết áp bình thường của người già
Theo các bác sĩ, huyết áp bình thường của mỗi độ tuổi là không giống nhau, huyết áp của người già cũng có sự chênh lệch khi tuổi tác cao lên. Điều này có nghĩa là theo thời gian, chỉ số huyết áp của bạn sẽ thay đổi, thường có xu hướng tăng lên. Do đó, việc đo huyết áp định kỳ để xác định huyết áp bình thường của người già là điều cần thiết, để hiểu rõ tình trạng sức khỏe tim mạch của mình. Cụ thể:
Độ tuổiChỉ số huyết áp trung bìnhMức huyết áp tối thiểuMức huyết áp tối đa
Trung niên trong khoảng 40-44 tuổi125/83 mmHg.112/79 mmHg137/87 mmHg
Trung niên từ 45 – 49 tuổi127/64 mmHg115/80 mmHg138/88 mmHg
Người cao tuổi từ 50 – 54 tuổi129/85 mmHg116/81 mmHg142/89 mmHg
Người lớn tuổi từ 55 – 59 tuổi131/86 mmHg118/82 mmHg144/90 mmHg
Người già từ 60 tuổi trở lên134/87 mmHg121/83 mmHg147/91 mmHg
Hiệp hội tim mạch Mỹ (AHA) thống nhất huyết áp ở người có huyết áp bình thường và mức huyết áp an toàn cho tất cả mọi người là thấp hơn 120/80 mmHg. Độ tuổi càng cao, chỉ số huyết áp đạt tiêu chuẩn bình thường cũng sẽ thay đổi. Huyết áp bình thường của người cao tuổi từ 60-64 tuổi thông thường là 134/87 mmHg.

2. Nguyên nhân cao huyết áp ở người già

Một số nguyên nhân cao huyết áp ở người già Một số nguyên nhân cao huyết áp ở người già

Cao huyết áp là căn bệnh giết người thầm lặng vì không có bất cứ triệu chứng nào rõ ràng. Tuy nhiên, bệnh lại có khả năng gây ra tình trạng đau tim, đột quỵ, suy giảm thận mà cách duy nhất để chẩn đoán bệnh cao huyết áp là sử dụng máy đo huyết áp, theo dõi huyết áp thường xuyên. Những nguyên nhân phổ biến gây ra bệnh cao huyết áp như:
  • Yếu tố di truyền: Cao huyết áp là bệnh di truyền. Vì thế, nếu trong gia đình có cha mẹ hoặc anh chị em ruột bị cao huyết áp, bạn cần lưu ý tới vấn đề này.
  • Do yếu tố tuổi tác: Chỉ số huyết áp của mỗi người sẽ tăng cao theo độ tuổi. Bởi vậy, không khó để giải thích nguyên nhân cao áp huyết thường xảy ra sau tuổi 35.
  • Yếu tố giới tính: Đàn ông có tỷ lệ cao huyết áp nhiều hơn so với phụ nữ. Tuy vậy, phụ nữ sau mãn kinh cũng dễ mắc cao huyết áp hơn lúc còn kinh.
  • Do bệnh lý cơ thể: Khi cơ thể tăng cân, béo phì hoặc bệnh tiểu đường cũng làm cho tỷ lệ mắc bệnh cao huyết áp gia tăng, đồng thời gây ra những tác động không tốt tới tim, thận.
  • Do thói quen sinh hoạt: Theo số liệu khảo cứu cho thấy, uống nhiều rượu bia thường xuyên có thể đưa đến bệnh cao huyết áp, gia tăng tỷ lệ tai biến mạch máu não và bệnh thận.
  • Do vận động: Người thiếu vận động dễ gây béo phì, cơ thể thường mệt mỏi, có xu hướng chán nản, chân tay nhức mỏi sẽ sử dụng nhiều các chất kích thích, tạo tiền đề đưa đến bệnh cao áp huyết.

3. Phòng ngừa các bệnh lý liên quan đến huyết áp

Phòng ngừa bệnh cao huyết áp

Phòng ngừa bệnh cao huyết áp
Có nhiều yếu tố làm thay đổi chỉ số huyết áp bình thường của người già. Bởi vậy, nếu không kiểm soát tốt mức độ dao động của áp lực máu trong lòng mạch, bạn phải đối mặt với nguy cơ là hàng loạt biến chứng nguy hiểm. Chủ động tìm các biện pháp phòng ngừa bệnh lý liên quan đến huyết áp là cách tốt nhất giúp bảo vệ sức khỏe tim mạch.
  • Chế độ ăn uống lành mạnh: Cân bằng dinh dưỡng trong khẩu phần ăn là điều tiên quyết bạn phải thực hiện. Các chất như: Tinh bột, đạm, béo, chất xơ, vitamin, khoáng chất cần được đo lường cụ thể lượng nạp vào cơ thể. Đặc biệt, người già nên hạn chế tiêu thụ natri (muối ăn) để tránh giữ nước quá nhiều trong cơ thể. Chế độ ăn uống nên bao gồm trái cây, rau củ quả, ngũ cốc nguyên hạt, sản phẩm từ sữa ít béo. Hạn chế sử dụng thực phẩm đã chế biến sẵn và bảo quản.
  • Thường xuyên tập thể dục: Tập thể dục hàng ngày đóng vai trò quan trọng trong việc điều trị tăng huyết áp ở người cao tuổi, giúp hạn chế tăng – giảm chỉ số đường huyết quá mức. Bạn có thể tham khảo ý kiến bác sĩ về những bài tập phù hợp với thể trạng của mình. Hầu hết người lớn tuổi đều có thể tập các bài thể dục nhẹ nhàng như đi bộ, chạy bộ ngắn.
  • Duy trì trọng lượng khỏe mạnh: Béo phì là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh cao huyết áp ở người cao tuổi. Hãy gặp bác sĩ để được tư vấn về mức cân nặng tối ưu của cơ thể dựa trên chiều cao, giới tính, tuổi tác. Bởi nếu không kiểm soát được cân nặng tăng nhanh, nguy cơ mắc cao huyết áp càng lớn.
  • Ngủ đủ giấc và đúng giờ: Người cao tuổi suy giảm nội tiết tố nên thường bị rối loạn giấc ngủ là điều thường gặp. Do đó, người lớn tuổi ên ngủ đủ giấc, ngủ đúng giờ, không thức khuya, không sử dụng các thức uống chứa cồn hoặc caffein trước khi đi ngủ. Giữ cho không gian phòng ngủ thoáng mát cũng giúp bạn dễ chìm sâu vào giấc ngủ, sáng ngủ dậy không bị mệt mỏi hay đau nhức.

4. Hướng dẫn cách đo huyết áp ngay tại nhà

Cách theo dõi huyết áp tại nhàCách theo dõi huyết áp tại nhà

Theo khuyến cáo của hội tim mạch Việt Nam, người già nên mua máy đo huyết áp bắp tay tại nhà để theo dõi huyết áp, tim mạch thường xuyên. Người già thường có thành mạch không đều, thậm chí giãn tĩnh mạch nên có thể tăng hoặc giảm huyết áp bất cứ lúc nào.
a.) Về thiết bị đo: Thiết bị đo huyết áp nên sử dụng loại đo bắp tay để tránh những sai số khi đặt máy không đúng vị trí ngang tim. Sử dụng máy đo cổ tay tại nhà ít được khuyến nghị vì thường đưa ra kết quả không chính xác nếu thao tác không đúng.
b.) Về kỹ thuật đo huyết áp: Kỹ thuật đo huyết áp có thể áp dụng đo ở 2 vị trí là bắp tay và cổ tay.
– Đo ở bắp tay:
  • Bệnh nhân cần ngồi thẳng lưng, chân đặt song song trên sàn nhà, đặt tay lên bàn, cởi lớp áo ngoài và phần áo ở bắp tay, để lộ bắp tay.
  • Sau đó quấn vòng bít quanh bắp tay của bạn, để bắp tay sao cho vòng bít ở ngang tim, dây đo ống nghe đặt lên động mạch cánh tay.
  • Khoảng cách giữa ghế và bàn ở mức 25-30cm. Bạn có thể đo huyết áp ở cả 2 tay, tay trái hoặc tay phải đều được, đều cho kết quả như nhau
– Đo ở cổ tay: Tư thế ngồi khi đo huyết áp ở cổ tay giống như đo huyết áp ở bắp tay, nhưng tay để chéo ngang ngực.

c.) Yêu cầu:

  • Trước khi đo huyết áp để biết huyết áp người bệnh nên mặc đồ thoải mái
  • Tâm trạng thả lỏng, không hồi hộp và không sử dụng chất kích thích.
  • Khi đo không nên cử động người hay nói chuyện
  • Không nên đo huyết áp liên tục trong một thời gian ngắn.
  • Nếu bạn thấy hoài nghi về kết quả huyết áp, bạn có thể đo huyết áp lặp lại sau khoảng thời gian ít nhất 10-15 phút sau khi kết thúc phiên đo lần đầu tiên.
Bệnh cao huyết áp được ví như kẻ giết người thầm lặng, tỷ lệ người mắc và bị các biến chứng nguy hiểm rất cao. Do đó, người già không được chủ quan với sức khỏe của mình, luôn theo dõi chỉ số huyết áp để có các biện pháp nâng cao sức khỏe, duy trì chỉ số ở mức lý tưởng nhất có thể.
Hiện nay trên thị trường có nhiều TPCN, viên uống giúp hỗ trợ điều trị bệnh cao huyết áp, trong đó viên giảm huyết áp cá trích Sardine Peptide Nhật Bản được nhiều người lớn tuổi ưa chuộng, giúp hạ và ổn định huyết áp từ gốc, ngăn chặn các nguy cơ tai biến nguy hiểm. Thông qua cơ chế tác động của Peptide cá trích cùng DHA, 18 loại amino acid giúp tăng cường tuần hoàn máu, ổn định lượng máu. Omega 3 giúp điều chỉnh huyết áp, tăng cường sức khỏe não bộ. Các loại vitamin D, B1, B6, B2, B12 dồi dào và cần thiết với cơ thể.
Hy vọng với những thông tin trên đây đã giúp bạn có thêm kiến thức về chỉ số huyết áp bình thường của người già cũng như cách đo huyết áp đúng cho người già. Hãy thật chú ý và cẩn trọng để có thể theo dõi chính xác tình trạng của bản thân nhé. Nếu còn bất cứ vấn đề gì cần giải đáp, bạn có thể liên hệ với Shop Nhật Bản để được chúng tôi hỗ trợ sớm nhất nhé.
PEP IQ UP sản phẩm tăng cường sức khỏe não bộ, tim mạch, huyết áp cao cấp Nhật Bản
Mời đánh giá

NHẬN TƯ VẤN TỪ SHOP NHẬT BẢN




    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *