Nếu bạn biết cách nấu cơm cho người tiểu đường thì chỉ số đường huyết sẽ được kiểm soát một cách hiệu quả, tình trạng sức khỏe của bệnh nhân tiến triển tốt. Tham khảo bài viết dưới đây của Shop Nhật Bản để học cách nấu cơm đúng cách cho bệnh nhân tiểu đường nhé.
1. Cơm gạo lứt thay thế cho cơm gạo trắng

Trước khi thực hiện cách nấu cơm cho người tiểu đường, bạn cần lựa chọn loại gạo phù hợp. Theo khuyến cáo của các chuyên gia, bệnh nhân tiểu đường nên hạn chế ăn cơm gạo trắng vì loại gạo này có chỉ số đường huyết (GI) cao và chứa rất nhiều carbohydrate, từ đó làm đường huyết tăng lên đột ngột. Điều này đồng nghĩa với việc cơ thể kháng Insulin mạnh hơn, từ đó khả năng kiểm soát đường huyết cũng suy giảm rõ rệt.
Có nhiều nghiên cứu chỉ ra mối liên hệ giữa việc ăn nhiều cơm trắng và nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, và thực tế thì cơm gạo trắng có thể khiến đường huyết tăng cao. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là người bệnh tiểu đường phải kiêng cơm hoàn toàn, bạn có thể sử dụng gạo lứt để thay thế cho gạo trắng để kiểm soát đường huyết tốt hơn.
Gạo lứt là loại gạo có lợi cho sức khỏe bệnh nhân tiểu đường do gạo có chỉ số đường huyết thấp, giàu chất xơ, ít tinh bột nhưng lại chứa nhiều vitamin và khoáng chất. Sử dụng gạo lứt giúp cung cấp năng lượng và dinh dưỡng cho người tiểu đường nhưng không gây ảnh hưởng đến bệnh.
Chỉ số đường huyết (GI) của gạo lứt là 66, còn gạo trắng là 72, thấp hơn khá nhiều so với gạo trắng. Các nhà khoa học đã tiến hành nghiên cứu và cho biết rằng, một người ăn cơm gạo lứt thay gạo trắng với số lượng 10 bữa/tuần trong 8 tuần liên tục có chỉ số đường huyết được cải thiện rất nhiều, các nguy cơ do bệnh gây ra cũng thuyên giảm. Ngoài ra, gạo lứt còn tốt cho sức khỏe tim mạch, huyết áp, hỗ trợ giảm cân ở bệnh nhân tiểu đường rất hiệu quả.
2. Dầu dừa nấu với gạo để giảm lượng đường

Cách nấu cơm cho người tiểu đường khá đặc biệt bởi việc sử dụng dầu dừa thay thế cho nước thường. Dầu dừa có tác dụng làm giảm lượng đường trong gạo trắng, giảm thiểu nguy cơ đường huyết tăng nhanh sau khi ăn. Theo các chuyên gia, nấu cơm theo cách này có thể giúp cho lượng tinh bột trong gạo giảm đến 50%. Khi nấu cơm với dầu dừa, bạn có thể tiến hành theo các bước dưới đây:
- B1: Vo gạo thật sạch và kỹ với nước lạnh
- B2: Cho gạo và nước và nồi nấu như thông thường, tiếp theo bạn cho thêm một ít dầu dừa rồi mới tiến hành nấu. Tỉ lệ dầu dừa phù hợp là cứ 1 thìa cà phê dầu dừa sẽ dùng cho 0,5kg, bạn có thể căn cứ lượng gạo để thêm dầu dừa cho phù hợp.
- B3: Khi cơm chín bạn lấy ra và để cơm nguội một chút rồi cất vào tủ lạnh khoảng 12 tiếng rồi mới lấy ra hâm nóng để ăn, không ăn cơm ngay sau khi chín như thông thường. Lưu ý là thời gian bảo quản không được quá 12 giờ để tránh cho cơm bị biến đổi, ảnh hưởng đến sức khỏe. Cơm bắt buộc phải hâm nóng lại trước khi ăn để không gây hại cho dạ dày, hệ tiêu hóa.
3. Lượng cơm phù hợp cho người tiểu đường

Ngoài cách nấu cơm cho người tiểu đường, bạn cũng cần quan tâm đến lượng cơm phù hợp mỗi ngày để tránh đường huyết tăng cao. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, định lượng carb trong khẩu phần ăn mỗi ngày của bệnh nhân tiểu đường là 45g carb, tương đương với 1 bát cơm, do đó bạn không nên ăn quá 1 chén cơm mỗi ngày. Ngoài ra, bạn có thể chia nhỏ cơm trong mỗi bữa để tránh đường huyết tăng nhanh chóng sau ăn.
Viện Quốc gia về Bệnh đái tháo đường, tiêu hóa và bệnh thận khuyến cáo, người bệnh tiểu đường nên phân chia lượng carb mỗi ngày sao cho phù hợp, có thể bổ sung ½ lượng carb bằng cơm và ½ lượng carb còn lại bằng ngũ cốc nguyên hạt. Thời gian tiêu hóa ngũ cốc nguyên hạt lâu hơn, do đó việc hấp thụ đường huyết từ niêm mạc dạ dày vào máu cũng chậm lại, đường huyết không bị tăng vọt sau khi ăn.
4. Lưu ý cho người tiểu đường trong chế độ ăn uống

Chế độ dinh dưỡng là yếu tố có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của bệnh nhân tiểu đường, do đó người bệnh cần tuân thủ nghiêm ngặt các nguyên tắc ăn uống mà bác sĩ đã khuyến cáo, trong đó có một số lưu ý quan trọng dưới đây:
- Bổ sung đúng với nhu cầu của cơ thể: Bệnh nhân tiểu đường nên ăn uống theo nhu cầu của cơ thể, tuy nhiên khó có thể xác định nhu cầu này một cách chính xác. Bạn có thể tiến hành theo cách sau để xác định nhu cầu thực tế của cơ thể là bao nhiêu: Ăn ít hơn so với bữa ăn bình thường, sau 2 giờ thì tiến hành đo chỉ số đường huyết, nếu chỉ số nhận được lớn hơn 10mmol/l thì bạn phải tiếp tục ăn ít hơn nữa.
- Kiểm soát lượng thức ăn khi nạp vào: Kiểm soát lượng thức ăn nạp vào cơ thể là yếu tố vô cùng quan trọng đối với bệnh nhân tiểu đường, mục đích là để hạn chế đường huyết tăng cao sau khi ăn và giảm thiểu nguy cơ tăng cân, béo phì, từ đó gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường. Nên chia nhỏ bữa ăn thành 5-6 bữa mỗi ngày, như vậy sẽ giúp bạn kiểm soát lượng thức ăn tốt hơn so với ăn 3 bữa như thông thường.
- Sắp xếp trình tự thức ăn phù hợp: Người bệnh có thể thay đổi trình tự ăn các loại thức ăn để tạo cảm giác no bụng, từ đó giảm thiểu cảm giác thèm ăn. Thứ tự ăn phù hợp sẽ là ăn rau củ, canh trước rồi ăn cơm sau cùng, chất xơ trong rau củ sẽ tạo cảm giác no bụng, làm chậm quá trình tiêu hóa, từ đó làm chậm việc hấp thu đường vào trong máu.
- Ăn cơm cùng rau và thực phẩm khác: Ăn cơm cùng với rau và một số thức ăn khác giàu đạm như ức gà, thịt nạc sẽ giúp bạn no lâu mà không làm đường huyết tăng nhanh. Rau chứa chất xơ sẽ giúp làm chậm và hạn chế hấp thụ đường vào trong máu, từ đó giúp bệnh được kiểm soát tốt hơn.
Cách nấu cơm cho người tiểu đường thực hiện đơn giản, nhanh chóng nhưng mang lại hiệu quả cao, có lợi cho sức khỏe của bệnh nhân tiểu đường. Nếu bạn đang bị bệnh tiểu đường, tiền tiểu đường hoặc có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thì có thể áp dụng cách này để đảm bảo sức khỏe nhé.
Ngoài ra, hiện nay có rất nhiều thực phẩm chức năng giúp hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả, bạn có thể tham khảo và sử dụng thêm cho bản thân hoặc những người trong gia đình. Trong đó, sản phẩm được nhiều người tin tưởng lựa chọn nhất là viên uống hỗ trợ tiểu đường Kikuimo Seikatsu đến từ Nhật Bản.
Viên tiểu đường Kikuimo Seikatsu được chiết xuất từ thành phần chính là Cúc vu Nhật Bản, có tác dụng giúp cải thiện tính kháng Insulin của cơ thể, ức chế khả năng hấp thu đường và carbohydrate vào máu đồng thời giúp chuyển hóa đường thành năng lượng để giảm gánh nặng cho tuyến tụy. Đặc biệt, sản phẩm còn có tác dụng kích thích ruột non tiết ra hormone có tên là GLP-1, có chức năng thúc đẩy khả năng sản xuất Insulin của tuyến tụy, từ đó giúp đường huyết được ổn định và kiểm soát tốt hơn.

Hiện tại, viên tiểu đường Kikuimo Seikatsu được nhập khẩu và phân phối chính hãng bởi Shop Nhật Bản, bạn có thể tham khảo và mua hàng tại các kênh bán hàng của Shop. Nếu có thắc mắc hoặc cần tư vấn thêm về cách nấu cơm cho người tiểu đường hoặc muốn báo giá về các sản phẩm chăm sóc sức khỏe, làm đẹp, bạn có thể liên hệ với Shop Nhật Bản theo thông tin dưới đây.
THÔNG TIN LIÊN HỆ:
- Hotline: 0904.400.500 – 0901.456.888 – 024.3537.5678
- Gmail: sales@vnjp.vn – marketing@vnjp.vn – thao.hth@vnjp.vn
- Website: https://nhatban.vn
- Địa chỉ: Ngõ 444, Đường Phan Kế Bính, Quận Ba Đình, Hà Nội.