Các món canh tốt cho người tiểu đường thường là những món có chỉ số đường huyết (GI) thấp, vừa không làm đường huyết tăng cao lại vừa cung cấp đủ năng lượng cần thiết cho cơ thể. Tham khảo ngay 8 công thức nấu món canh cho người tiểu đường dưới đây và áp dụng cho bản thân cũng như những người trong gia đình mình nhé.
1. Canh hẹ nấu với tôm
Canh hẹ nấu tôm là một trong các món canh tốt cho người tiểu đường mà bạn nên lựa chọn. Canh có tác dụng hiệu quả trong việc làm giảm đường huyết, hạn chế tình trạng đường huyết tăng cao đột ngột sau khi ăn. Ngoài ra, canh hẹ rất thanh mát, có tác dụng giải nhiệt rất hiệu quả.
– Chuẩn bị:
- Hẹ tươi 150g, đem rửa sạch rồi cắt thành từng khúc nhỏ vừa ăn.
- Tôm khô 30g: Ngâm tôm khô với nước để tôm nở ra. Tiếp theo đem tôm giã nát hoặc băm nhỏ để nước canh ngọt hơn.
- Đậu phụ 2 miếng: Đem cắt thành từng miếng vuông nhỏ vừa ăn.
- Cà chua 1 quả, thái thành từng miếng múi cau nhỏ
- Gia vị: Muối, nước mắm, hạt nêm, hành tím
– Cách thực hiện:
- Hành tím băm nhỏ và phi vàng cùng với dầu ăn. Tiếp theo cho tôm vừa ngâm vào xào sơ qua. Tiếp theo cho nước vào đun sôi.
- Khi nước canh đã sôi, cho đậu phụ, hẹ và cà chua vào trong nồi.
- Đợi nồi canh sôi lại một lần nữa khoảng 3-5 phút thì tắt bếp, nêm nếm gia vị cho vừa ăn.
– Cách thưởng thức: Ăn kèm với cơm hoặc ăn mình canh
2. Canh tía tô, rau thơm
Canh tía tô, rau thơm đứng thứ hai trong danh sách các món canh tốt cho người tiểu đường là canh tía tô, rau thơm. Canh có tác dụng giải cảm, giúp ổn định đường huyết, cải thiện tình trạng bệnh tích cực hơn.
– Chuẩn bị:
- Chuẩn bị các loại rau thơm như: húng lủi, húng quế, rau kinh giới…
- Tía tô: 30g.
- Tôm tươi 100g đem rửa sạch, bóc vỏ và giã nát hoặc băm nhỏ
– Cách thực hiện:
- Các loại rau thơm đem rửa sạch và thái nhỏ.
- Đem tôm đã giã nhỏ nấu cùng với nước cho đến khi sôi thì cho rau thơm vừa chuẩn bị vào, tắt bếp và nêm nếm gia vị cho vừa ăn.
– Cách thưởng thức: 3 ngày ăn 1 lần, ăn liên tục như vậy trong khoảng 1 tháng để có được hiệu quả rõ rệt.
3. Canh mướp đắng nhồi thịt
Canh mướp đắng nhồi thịt có tác dụng kích thích tuyến tụy tiết ra hormon Insulin để điều hòa và ổn định đường huyết. Kích thích các tế bào hấp thu Glucose hiệu quả hơn để hạn chế tình trạng Glucose đi vào trong máu, hạn chế sự tiết Glucose ở gan. Canh mướp đắng nhồi thịt còn có tác dụng chống oxy hóa, phòng ngừa biến chứng tim mạch do bệnh tiểu đường gây ra.
– Chuẩn bị:
- 2-3 quả mướp đắng.
- 100g thịt lợn nạc.
- Mộc nhĩ, mùi tàu, hành lá, gia vị.
– Cách thực hiện:
- Mướp đắng đem rửa sạch, cắt bỏ phần đầu và đuôi. Tiếp theo đem mướp đắng cắt thành từng khúc nhỏ dài khoảng 3-5cm, dùng tay móc hết ruột bên trong quả mướp đắng, chỉ giữ lại phần thịt quả.
- Thịt nạc đem băm nhuyễn hoặc xay nhỏ cùng với mộc nhĩ, sau đó trộn đều với các gia vị như nước mắm, hạt nêm, mì chính.
- Nhồi thịt và mộc nhĩ đã băm nhỏ vào lòng của mướp đắng vừa cắt khúc. Sau khi nhồi xong, đem mướp đắng luộc trong khoảng 10 phút, nêm nếm gia vị vào nước luộc, cho rau thơm vào và tắt bếp.
– Cách thưởng thức: Ăn hằng ngày hoặc giãn cách 2-3 ngày một lần.
4. Canh vịt hầm hạt sen
Nếu bạn không biết lựa chọn món canh nào tốt cho người tiểu đường thì có thể lựa chọn canh vịt hầm hạt sen. Món canh này có tác dụng làm giảm tình trạng sưng phù, hư thận, tỳ hư ở các bệnh nhân tiểu đường.
– Chuẩn bị:
- 150g hạt sen khô đã bỏ tâm sen cho canh không bị đắng.
- 350g thịt vịt.
- 1 thìa cà phê hạt nêm, 1 thìa cà phê muối
– Cách thực hiện:
- Thịt vịt đem rửa sạch, dùng gừng và rượu rửa để khử bớt mùi hôi. Đem vịt chặt nhỏ thành từng miếng vừa ăn.
- Cho thịt vịt, hạt sen, hạt nêm và muối vào nồi đất rồi đem hầm cho đến khi thịt vịt nhừ là có thể tắt bếp và thưởng thức.
5. Canh bí đỏ
Canh bí đỏ nằm trong số các món canh tốt cho người tiểu đường là món canh bí đỏ. Canh bí đỏ có tác dụng phục hồi tuyến tụy, giúp tuyến tụy thực hiện tốt chức năng tiết ra hormon Insulin để kiểm soát và ổn định đường huyết.
– Chuẩn bị: 450g bí đỏ, 200g đậu xanh và các loại gia vị như: hạt nêm, muối, mì.
– Cách thực hiện:
- Bí đỏ đem rửa sạch, gọt vỏ, bỏ ruột rồi thái miếng nhỏ vừa ăn.
- Đậu xanh đem rửa sạch.
- Cho đậu xanh và bí đỏ vào cùng một nồi nước và hầm nhừ, đợi đến khi cả đậu và bí đỏ chín là có thể nêm nếm gia vị rồi ăn ăn ngay.
– Cách thưởng thức: Ăn nóng hoặc bảo quản trong tủ mát rồi ăn như món chè.
6. Canh khoai lang, đậu đỏ
Khoai lang giàu chất xơ nên có tác dụng hạn chế sự hấp thu đương vào máu tại niêm mạc ruột, nhờ vậy mà có thể làm giảm đường huyết, thích hợp cho bệnh nhân tiểu đường. Trong khi đó, đậu đỏ cũng giàu chất xơ và chất chống oxy hóa, phòng ngừa hiệu quả các biến chứng tim mạch do bệnh tiểu đường gây ra.
– Chuẩn bị: 200g khoai lang, 20g đậu đỏ, 10g đậu đen
– Cách thực hiện:
- Đậu đen và đậu đỏ ngâm nước khoảng 3 tiếng trước khi nấu để khi nấu đậu nhanh chín hơn.
- Đem khoai lang gọt vỏ, thái miếng vừa ăn.
- Cho đậu đỏ, đậu đen, khoai lang vào nồi cùng với nước rồi hầm nhừ. Khi chín thì tắt bếp và nêm gia vị cho vừa ăn.
– Cách thưởng thức: Ăn nóng hoặc ăn lạnh.
7. Canh bí đao, ngô
Canh bí đao nấu ngô có tác dụng lợi tiểu, loại bỏ mỡ máu. Món canh này chứa ít calo nên và tạo cảm giác no bụng, hạn chế tình trạng tăng cân mất kiểm soát. Quan trọng nhất là canh bí đao và ngô giúp làm giảm lượng đường trong máu, ổn định đường huyết.
– Chuẩn bị: 1 bắp ngô ngọt, 500g bí đao, một nắm râu ngô, 10g hành tím, 1 cốc sữa tách béo, gia vị cần thiết
– Cách thực hiện:
- Bí đao gọt vỏ, rửa sạch và thái miếng vừa ăn.
- Ngô rửa sạch, cắt khúc ngắn.
- Đem râu ngô và ngô luộc trong khoảng 20 phút, sau đó cho phần bí đao đã sơ chế vào và nấu chín. Thêm sữa tách béo vào để tăng thêm hương vị đậm đà, béo ngậy cho món canh mà không lo bị tăng cân.
– Cách thưởng thức : Ăn nóng, ăn hằng ngày hoặc cách bữa.
8. Canh đậu phụ, nấm hương, ngân nhĩ
Canh đậu phụ, nấm hương, ngân nhĩ là món canh tốt cho người tiểu đường. Canh có công dụng hiệu quả trong việc làm giảm mỡ máu, thanh lọc phổi, phòng ngừa các biến chứng về phổi do bệnh tiểu đường gây nên.
– Chuẩn bị: 1 miếng đậu phụ, 40g nấm đông cô (nấm hương), 40g ngân nhĩ (nấm tuyết), miến đậu xanh, gia vị, hành.
– Cách thực hiện:
- Ngâm nấm hương và nấm ngân nhĩ với nước cho nở ra.
- Đậu phụ đem thái miếng vừa ăn rồi rán qua với dầu ăn.
- Cho nước vào nồi rồi cho đậu phụ, nấm hương, nấm tuyết nấu chín. Tiếp theo là cho miến đậu xanh vào đợi chín thì tắt bếp. Nêm nếm gia vị vừa miệng là có thể thưởng thức ngay.
Trên đây là những công thức nấu các món canh tốt cho người tiểu đường mà Shop Nhật Bản đã gửi đến bạn. Hi vọng bạn sẽ có thêm những kiến thức mới, biết thêm những món ăn mới để thay đổi khẩu vị mà không sợ đường huyết tăng cao.