Nhiều bệnh nhân tiểu đường sợ đường huyết tăng nên cắt bỏ hoàn toàn các loại trái cây trong khẩu phần ăn. Tuy nhiên, điều đó không thực sự cần thiết, nếu biết cân chỉnh  hợp lý hàm lượng các loại trái cây dành cho người tiểu đường thì chỉ số đường huyết sẽ được giữ ở mức cho phép.

1. Vai trò của trái cây trong việc điều tiết đường huyết

Vai trò của trái cây trong việc điều tiết đường huyết

Vai trò của trái cây trong việc điều tiết đường huyết

Trái cây chứa nhiều vitamin và chất dinh dưỡng rất tốt cho sức khỏe, do đó những bệnh nhân tiểu đường có thể bổ sung trái cây vào khẩu phần ăn mỗi ngày của mình. Những lợi ích của các loại trái cây dành cho người tiểu đường cụ thể như sau:

  • Kiểm soát đường huyết: Trái cây cung cấp một lượng chất xơ lớn, nhất là những trái cây dành cho người tiểu đường ăn cả vỏ và ruột. Trong khi đó, chất xơ có khả năng kiểm soát chỉ số đường huyết cơ thể, hạn chế khả năng hấp thu đường vào máu, hạn chế sự chuyển biến xấu của bệnh tiểu đường.
  • Kiểm soát cân nặng: Những loại trái cây dành cho người tiểu đường còn có khả năng kiểm soát cân nặng hiệu quả, ngăn chặn tình trạng béo phì, thừa cân ở những bệnh nhân tiểu đường. Trong khi đó, những người béo phì, thừa cân thường có khả năng mắc tiểu đường cao hơn so với những người bình thường.
  • Hạn chế các biến chứng: Trong các loại trái cây dành cho người tiểu đường có chứa nhiều nước, chất xơ, các chất chống oxy hóa, các chất dinh dưỡng, vitamin thiết yếu…góp phần hạn chế các biến chứng nguy hiểm thường gặp ở người bị tiểu đường như: tim mạch, đột quỵ…

Nhìn chung, các loại trái cây tốt cho người tiểu đường, có vị ngọt dễ ăn mà không làm cho chỉ số đường huyết tăng cao quá mức cho phép như nhiều loại thực phẩm khác như bánh ngọt, bánh mì, tinh bột…Do đó, những bệnh nhân tiểu đường nếu thèm ăn đồ ngọt mà không muốn ảnh hưởng đến bệnh thì có thể thêm trái cây vào khẩu phần ăn của mình.

2. Các loại trái cây tốt dành cho người tiểu đường

Các loại trái cây tốt dành cho người tiểu đường

Các loại trái cây tốt dành cho người tiểu đường

Tổng hợp các loại trái cây dành cho người tiểu đường dưới đây là những loại trái cây có chỉ số đường huyết thấp (GI dưới 55), do đó chúng không làm tăng đường huyết quá nhiều sau khi ăn, bạn có thể tham khảo và lựa chọn loại phù hợp với bản thân.

2.1. Bưởi

Đứng đầu trong danh sách các loại trái cây dành cho người tiểu đường là quả bưởi. Bưởi có chứa hơn 85% là nước, chứa nhiều vitamin C, chất xơ hòa tan, có khả năng làm giảm sự hấp thu đường vào trong máu. Bên cạnh đó, bưởi còn có chứa một hợp chất làm tăng độ nhạy của insulin có tên là naringenin, rất tốt cho người bị tiểu đường. Mỗi ngày, bạn có thể ăn nửa quả bưởi để kiểm soát chỉ số đường huyết.

2.2. Cam

Quả cam có chứa một lượng lớn nước, chất xơ, vitamin C, vitamin B1 và kali trong thành phần nhưng hàm lượng carbohydrate lại rất thấp. Chỉ số đường huyết của cam là 44, thuộc mức thấp nên có thể giúp cơ thể duy trì cân nặng, tốt cho sức khỏe người tiểu đường. Mỗi ngày ăn từ 1-2 quả cam là vừa đủ và tốt cho người tiểu đường.

2.3. Cherry

Quả cherry có chỉ số đường huyết là 22 nên thuộc top những loại trái cây dành cho người tiểu đường được yêu thích hàng đầu. Cherry có chứa nhiều chất xơ cùng nhiều loại vitamin như A, C, B9. Thành phần của cherry còn có nhiều loại khoáng chất thiết yếu như kali, sắt, magie….rất tốt cho sức khỏe.

Bên cạnh đó, thành phần anthocyamin có trong cherry là chất chống oxy hóa có tác dụng làm hạ đường huyết đồng thời làm tăng sự tiết insulin trong cơ thể lên đến 50%. Mỗi ngày bổ sung khoảng 1 cốc nước ép cherry sẽ rất có lợi cho bệnh nhân tiểu đường. Chính vì những lợi ích này mà trong top các loại trái cây dành cho người tiểu đường không thể thiếu cherry.

2.4. Lê

Lê cũng có tác dụng hiệu quả trong việc tăng độ nhạy của insulin đối với các bệnh nhân tiểu đường. Bên cạnh đó, chỉ số đường huyết của lê là 38, đây là mức thấp nên có lợi cho những người mắc bệnh tiểu đường. Trong thành phần của quả lê có khoảng 84% là nước, nhiều vitamin, giàu chất xơ, vitamin K….những chất này đều rất tốt cho người tiểu đường. Mỗi ngày, có thể ăn khoảng 1-2 quả lê để ổn định đường huyết.

2.5. Bơ

Hàm lượng carbohydrate có trong quả bơ rất thấp, chỉ số đường huyết chỉ ở mức 15. Bên cạnh đó, trong quả bơ có chứa nhiều chất có tác dụng làm giảm chất béo trung tính triglyceride và giảm lượng cholesterol xấu trong cơ thể, rất tốt cho sức khỏe tim mạch. Ngoài ra, bơ còn chứa nhiều chất xơ, có khả năng làm giảm sự hấp thu đường vào trong máu ở những bệnh nhân tiểu đường, do đó chỉ số đường huyết được giữ ở mức ổn định.

2.6. Ổi

Ổi có chứa nhiều chất xơ, ngăn chặn sự tăng đường huyết sau khi ăn ở người bệnh tiểu đường. Bên cạnh đó, trong ổi có chứa hoạt tính ức chế men protein tyrosine phosphatase 1B, có hiệu quả trong việc làm giảm tính kháng insulin ở bệnh nhân tiểu đường.

Ngoài ra, trong thành phần của ổi có chứa nhiều loại vitamin như A, C, chứa nhiều chất xơ và các khoáng chất như kali, đồng, mangan, rất tốt cho sức khỏe của người bệnh. Bên cạnh đó, hàm lượng chất béo bão hòa trong ổi rất ít, lượng natri và cholesterol thấp nên có lợi cho sức khỏe tim mạch, huyết áp.

3. Những loại quả người bị tiểu đường nên tránh

Trái cây cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất nhưng sẽ có hại cho người bị bệnh tiểu đường nếu chọn sai loại. Để kiểm soát đường huyết ở mức ổn định và trong giới hạn cho phép, bệnh nhân tiểu đường nên tránh xa các loại quả có chỉ số đường huyết cao dưới đây.

3.1. Sầu riêng

Những loại quả người bị tiểu đường nên tránh

Sầu riêng là một trong những loại quả người bị tiểu đường nên tránh

Sầu riêng có chứa một lượng đường lớn nên không có lợi cho bệnh nhân tiểu đường. Theo tính toán, thịt của 3 múi sầu riêng có lượng đường tương đương với 1 lon coca hoặc một bát cơm trắng. Do đó, người bị mắc bệnh tiểu đường nên hạn chế ăn sầu riêng để tránh đường huyết bị tăng cao.

3.2. Mít

Mít cũng chứa một lượng đường lớn gồm đường fructose và glucose. Hai loại đường này rất dễ hấp thụ, do đó ăn quá nhiều mít sẽ làm đường huyết tăng cao, từ đó làm bệnh tiểu đường càng thêm trầm trọng. Người bị tiểu đường vẫn có thể ăn mít nhưng chỉ ăn với một lượng nhỏ, khoảng 1-2 múi, không ăn quá mức cho phép. Bên cạnh đó, mít có thể tương tác ảnh hưởng đến sự hấp thu một số loại thuốc điều trị tiểu đường, do đó nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi ăn.

3.3. Dứa chín

Dứa chín chứa một lượng đường rất lớn nên không có lợi cho người tiểu đường. Tuy nhiên, dứa lại rất giàu dinh dưỡng, chứa nhiều vitamin và các khoáng chất, có khả năng chống viêm hiệu quả. Vì vậy, bệnh nhân tiểu đường vẫn có thể ăn dứa với một lượng ít thì mức đường huyết cũng không tăng quá cao.

3.4. Xoài chín

Xoài xanh không chứa nhiều đường, thậm chí chúng còn chứa hợp chất có tác dụng giúp cho insulin trong cơ thể người hoạt động hiệu quả hơn. Xoài chín thì ngược lại, chúng có chứa một hàm lượng đường rất lớn, có thể làm cho đường huyết tăng nhanh chóng nên bệnh nhân tiểu đường cần tránh xa.

3.5. Nhãn

Nhãn không chứa nhiều chất xơ đồng nhưng lại chứa một lượng lớn đường, do đó loại quả này không thuộc các loại trái cây dành cho người tiểu đường. Theo ước tính, nếu bạn ăn khoảng 300g nhãn tương đương với việc bạn ăn 1,5 bát cơm, dễ  gây nên tình trạng béo phì – yếu tố gây ra tiểu đường và làm bệnh nặng hơn. Nếu muốn ăn nhãn thì bạn chỉ nên ăn vài quả chứ không ăn quá nhiều sẽ làm đường huyết tăng cao đột ngột.

4. Cách ăn hoa quả cho người đái tháo đường hợp lý

Cách ăn hoa quả cho người đái tháo đường hợp lý

Cách ăn hoa quả cho người đái tháo đường hợp lý

Mặc dù trái cây tốt cho sức khỏe nhưng người bị tiểu đường cần ăn trái cây một cách hợp lý, ví dụ như: nên ăn quả xanh hay chín, chế biến như thế nào, hàm lượng ra sao….tránh trường hợp ăn trái cây làm đường huyết tăng cao, ảnh hưởng đến sức khỏe. Người bệnh nên lưu ý một số vấn đề dưới đây khi ăn các loại trái cây dành cho người tiểu đường.

  • Ăn trái cây tươi: Trái cây tươi tốt cho người bệnh tiểu đường hơn so với trái cây chế biến sẵn và đóng hộp. Những loại trái cây sấy khô thường cho thêm đường nên hàm lượng lớn hơn so với trái cây tươi, có thể làm cho đường huyết tăng cao hơn.
  • Nên ăn trực tiếp trái cây: Ăn trực tiếp trái cây sẽ giúp người bệnh hấp thu được một lượng chất xơ lớn, rất có lợi cho việc hạn chế sự hấp thụ đường của cơ thể. Không nên uống nước ép trái cây, sinh tố trái cây vì những loại này chứa nhiều đường hoặc có cho thêm đường để tăng thêm vị đậm đà.
  • Ăn trái cây với lượng hợp lý: Lượng trái cây ăn tùy theo tình trạng bệnh của mỗi người. Với những loại trái cây có chỉ số đường huyết cao và vừa thì nên hạn chế ăn, nếu ăn thì cần cân nhắc hàm lượng phù hợp để tránh làm cho đường huyết tăng cao.
  • Không ăn các loại trái cây dành cho người tiểu đường ngay sau bữa ăn: Khi mới ăn xong, lượng đường trong máu tăng, nếu ăn thêm trái cây thì mức đường huyết sẽ càng tăng hơn nữa. Tốt hơn hết nên ăn trái cây cách bữa ăn khoảng 2-3 giờ.

Trên đây là tổng hợp những thông tin về các loại trái cây dành cho người tiểu đường… Nhìn chung, trái cây tốt cho sức khỏe nhưng cần ăn đúng loại, lượng ăn vừa đủ, thời gian ăn hợp lý thì mới không làm bệnh nặng thêm, do đó bạn cần chú ý những vấn đề này trước khi ăn nhé.

Mời đánh giá

NHẬN TƯ VẤN TỪ SHOP NHẬT BẢN




    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *