Biến chứng tiểu đường ở chân ảnh hưởng đến việc đi lại, sinh hoạt, làm việc của người bệnh, thậm chí còn rất nhiều bệnh nhân phải cắt cụt chi, tàn phế cả đời. Vậy nguyên nhân gây ra biến chứng tiểu đường ở chân là do đâu, triệu chứng ra sao, cách khắc phục như thế nào?
1. Nguyên nhân gây ra biến chứng tiểu đường ở chân
Nguyên nhân gây ra biến chứng tiểu đường ở chân
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra biến chứng tiểu đường ở chân, tuy nhiên có hai biến chứng phổ biến nhất là do tổn thương thần kinh ngoại biên và bệnh mạch máu ngoại biên.
- Bệnh thần kinh đái tháo đường: Dây thần kinh ở chân và bần chân bị tổn thương sẽ khiến cho chân bị mất cảm giác, không đau, không nóng, không lạnh…Chân không còn cảm giác nên bệnh nhân không phát hiện ra chân mình bị tổn thương, không điều trị kịp thời nên mức độ tổn thương càng nặng hơn. Dây thần kinh ngoại biên bị tổn thương còn làm giảm khả năng tự vệ của da với vi sinh vật, vi khuẩn, do đó chân dễ bị nhiễm khuẩn, nhiễm trùng hơn so với bình thường.
- Bệnh mạch máu ngoại biên: Những người bị tiểu đường có nguy cơ cao bị xơ vữa động mạch, tụ huyết khối, trong đó có các động mạch nằm cách xa tim (mạch máu ngoại vi/mạch máu ngoại biên). Lúc này các huyết khối và mảng xơ vữa sẽ làm tắc nghẽn mạch máu, máu không thể đến chân nên mức độ tổn thương càng nặng, khó điều trị và lâu lành hơn.
2. Triệu chứng thường gặp trên chân người đái tháo đường
Triệu chứng thường gặp trên chân người đái tháo đường
Dấu hiệu biến chứng tiểu đường ở chân có nhiều mức độ khác nhau, từ nhẹ đến nặng. Bạn có thể quan sát chân mình có những triệu chứng dưới đây không để xác định mình có bị biến chứng ở chân do tiểu đường không.
- Thay đổi màu sắc: Da chân thay đổi màu, chuyển sang màu hơi nâu đỏ.
- Mùi hôi: Chân có mùi hôi không bình thường hoặc không hết mùi dù đã rửa sạch, bình thường bệnh nhân cũng không bị hôi chân.
- Vết chai: Cấu trúc bàn chân bị thay đổi nên bàn chân sẽ bị tì đè, chịu nhiều áp lực. Lâu dần vị trí bị tì đè sẽ hình thành vết chai cứng, vi khuẩn sẽ xâm nhập vào quanh vết chai và khiến vùng da đó bị nhiễm trùng, dịch tiết có mùi hôi…
- Da chân khô: Tiểu đường khiến cho các dây thần kinh chỉ huy hoạt động tái tạo da và làm ẩm da bị tổn thương, do đó mà da vùng chân sẽ bị khô, nứt nẻ, bong tróc vảy…Khi da khô thì vi khuẩn càng dễ dàng xâm nhập và làm tổn thương chân.
- Nổi phỏng nước: Người bệnh đi giày dép quá cứng nên dễ gây cọ xát vào bàn chân và làm nổi phỏng nước. Nếu không vệ sinh sạch sẽ, phỏng nước bị vỡ sẽ gây ra lở loét, nhiễm trùng.
- Ngón chân hình búa: Các đầu ngón chân và xương đốt bàn chân bị quặm xuống đất, chúng sẽ bị cọ xát thường xuyên với giày, đất nên dễ bị nổi bọng nước, bị chai hoặc lở loét.
- Nấm móng: Móng chân bị nhiễm nấm sẽ chuyển thành màu vàng nâu hoặc màu trắng đục, sừng dày, dễ bị gãy, cũng có trường hợp móng bị bỏ, bể thành vụn nhỏ. Nấm móng điều trị khó, tốn nhiều thời gian hơn so với nấm da. Nguyên nhân nấm móng là do mang giày và tất quá chật, không thoát khí, khiến bên trong nóng ẩm nên nấm phát triển.
- Ngón chân vẹo ngoài: Ngón chân vẹo ngoài có thể do đi giày cao gót quá chật hoặc do bẩm sinh gây nên. Tật ngón chân vẹo ngoài có thể nhận biết bằng cách quan sát thấy ngón chân cái bị vẹo về phía ngón chân trỏ, lúc đó sẽ làm nhô ra một mỏm xương ở ngón chân cái. Tật vẹo ngón chân làm áp lực bàn chân bị thay đổi, ngón cái sẽ chịu áp lực nhiều hơn và bị sưng tấy, ửng đỏ.
- Vết loét da chân lâu lành: Nguyên nhân là do dây thần kinh ngoại biên bị tổn thương, khiến cho chân mất cảm giác, khả năng tự bảo vệ và tự lành vết thương cũng bị suy giảm. Bên cạnh đó, mạch máu bị xơ vữa và tụ huyết khối khiến cho oxy và máu không được vận chuyển đến chân, vì vậy mà chân dễ bị loét và lâu lành hơn.
- Hoại tử chân: Vết lở loét với mức độ nặng, phạm vi rộng nếu không được điều trị đúng cách sẽ càng trầm trọng hơn, kết hợp với đó là sự thiếu máu do tổn thương dây thần kinh ngoại biên nên chân có thể bị hoại tử. Khi chân bị hoại tử, nếu không còn biện pháp khác thì bệnh nhân sẽ phải cắt cụt chân để tránh lây lan đến những vùng xung quanh.
3. Biến chứng lên bàn chân của bệnh đái tháo đường
Biến chứng lên bàn chân của bệnh đái tháo đường
Bệnh tiểu đường có thể gây nên những hậu quả nghiêm trọng, nếu không được điều trị đúng cách và hiệu quả, người bệnh có thể gặp phải những biến chứng ở chân nguy hiểm như:
- Áp xe: Áp xe là tình trạng nhiễm trùng ăn vào trong xương và mô, những vết thương này sẽ có mủ và gây đau nhức khó chịu.
- Bàn chân Charcot: Tình trạng xương bàn chân bị suy yếu và bị gãu. Tuy nhiên, do các dây thần kinh bị tổn thương nên người bệnh không cảm thấy đau đớn, khi đó người bệnh vẫn di chuyển bằng xương bị gãy, từ đó mà bàn chân sẽ bị thay đổi hình dạng
- Nhiễm trùng da và xương: Bệnh nhân tiểu đường bị tổn thương thần kinh và mạch máu ngoại biên, hệ thống miễn dịch suy giảm, do đó vết thương sẽ bị nhiễm trùng trầm trọng ở da và xương. Nguyên nhân gây ra nhiễm trùng là do lượng đường trong máu cao, tuần hoàn máu kém dẫn đến sự phải ứng của cơ thể chống lại nhiễm trùng bị chậm và không đạt hiệu quả cao.
- Hoại thư: Nguyên nhân gây ra hoại thư là do không có máu di chuyển đến để nuôi các tế bào ở chân, các mô và tế bào có thể bị hỏng và chế, đó gọi là hoại thư.
- Cắt cụt chi: Nhiễm trùng mức độ nặng và không thể chữa lành sẽ gây ra áp xe hoặc gây hoại thư. Để tránh cho vết thương bị hoại thư trở nên trầm trọng hơn, cần cắt cụt chi của người bệnh.
4. Chăm sóc bàn chân người bệnh tiểu đường
Biện pháp tốt nhất để không mắc phải các biến chứng tiểu đường ở chân là chăm sóc bàn chân đúng cách, phát hiện sớm các bất thường để diều trị, tránh biến chứng trở nên nghiêm trọng hơn. Một số cách chăm sóc bàn chân mà bạn nên lưu ý bao gồm:
*Kiểm soát lượng đường huyết: Kiểm tra đường huyết thường xuyên và có những biện pháp để ổn định đường huyết trong phạm vi cho phép. Một số cách để ổn định đường huyết bao gồm: dùng thuốc, ăn kiêng theo chế độ của người tiểu đường.
Kiểm soát lượng đường huyết
*Massage bằng kem dưỡng: Kem dưỡng có tác dụng cung cấp độ ẩm cho da, ngăn chặn tình trạng da khô sẽ gây nứt nẻ, bong tróc….những tình trạng này sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn dễ dàng xâm nhập hơn. Khi thoa kem, không nên thoa vào vùng kẽ chân vì vùng này thường ẩm, không bị khô.
Massage bằng kem dưỡng thường xuyên
*Vệ sinh bàn chân: Rửa chân sạch sẽ bằng nước ấm và xà phòng có tính sát khuẩn nhẹ mỗi ngày. Không nên ngâm chân mà chỉ nên rửa sạch sẽ. Sau khi rửa cần lau khô chân, nhất là vùng kẽ giữa các ngón chân. Kiểm tra, quan sát chân mỗi ngày để phát hiện các triệu chứng của biến chứng tiểu đường ở chân, ví dụ như: màu da, xem vết nứt nẻ, vết chai, loét…
Kiểm tra móng chân hằng tuần để phát hiện những bất thường có thể xảy ra như móng có bị quặp vào không. Nên cắt móng chân bằng bấm móng, bấm thẳng chứ không làm tù các góc và không cắt xuống khóe móng để tránh cho móng bị tổn thương, dễ bị vi khuẩn, nấm xâm nhập.
Vệ sinh bàn chân
*Bảo vệ đôi bàn chân: Để bảo vệ đôi bàn chân của mình, bạn nên lựa chọn giày với kích thước vừa vặn, tránh chọn giày quá chật hoặc quá rộng, chọn loại giày có chất mềm mại vì chúng có thể làm chân bị nổi bọng nước hoặc ảnh hưởng đến xương bàn chân.
Luôn mang tất khi mang giày để tránh phồng rộp chân. Không bắt chéo chân trong một lúc lâu. Nên cử động và di chuyển ngón chân, mắt cá chân nhiều làn để tăng sự linh hoạt và tăng cảm giác của chân. Thường xuyên mang giày dép để tránh cho chân bị các vật nhọn đâm vào mà bệnh nhân không cảm giác được.
Bảo vệ đôi bàn chân
*Thăm khám bác sỹ thường xuyên: Việc thăm khám bác sĩ thường xuyên và định kỳ là điều cần thiết để ngăn chặn và điều trị sớm các biến chứng tiểu đường ở chân. Bác sĩ sẽ kiểm tra đường huyết, thực hiện các cách khám bàn chân tiểu đường, đưa ra những cách xử lý phù hợp để đảm bảo sức khỏe bệnh nhân.
Thăm khám bác sỹ thường xuyên
Trên đây là những thông tin về biến chứng tiểu đường ở chân, bao gồm nguyên nhân, triệu chứng, biến chứng và cách chăm sóc bàn chân một cách hiệu quả nhất. Shop Nhật Bản hi vọng bài viết hữu ích với bạn, nâng cao cảnh giác về căn bệnh tiểu đường và những hệ lụy của chúng. Chúc bạn thật nhiều sức khỏe!
Kikuimo là thực phẩm chức năng hỗ trợ và điều trị bệnh tiểu đường đến từ Nhật Bản, có thành phần 100% từ các thảo dược thiên nhiên giúp kích thích tuyến tụy tăng tiết Insulin, giảm hấp thu đường ở ruột .. mà không gây ra bất kỳ tác dụng phụ nào. Kikuimo chiết xuất từ Cây Cúc vu có nồng độ hoạt chất cô đặc đến 60% được chứng nhận có tác dụng ổn định đường huyết, hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường, phục hồi tuyến tụy, ngăn ngừa biến chứng đối với bệnh nhân tuýp 1 và tuýp 2. Chi tiết về sản phẩm: http://nhatban.vn/san-pham/tra-ho-tro-tieu-duong-kikuimo/