Bệnh đái tháo đường (tiểu đường) thường biểu hiện biến chứng không rõ ràng cho đến khi bệnh chuyển biến nặng. Nếu không kịp thời nhận ra biến chứng tiểu đường sẽ gây ra những hậu quả vô cùng nghiêm trọng. Tìm hiểu ngay thông tin dưới đây nhằm kiểm soát căn bệnh này để không làm giảm chất lượng cuộc sống, không ảnh hưởng tới các cơ quan khác của cơ thể.

1. Biến chứng mãn tính

Biến chứng mãn tính của bệnh tiểu đường thường xuất hiện muộn khoảng từ 15-20 năm sau khi bị bệnh, cũng có trường hợp xuất hiện sớm ngay phát hiện đái tháo đường type 2, song cũng có một số trường hợp không gặp biến chứng.

1.1. Biến chứng tiểu đường ở chân

Biến chứng tiểu đường ở chân

Biến chứng tiểu đường ở chân
Hầu hết những bệnh nhân nhập viện vì biến chứng tiểu đường này đều đã ở giai đoạn muộn, khi vết loét lan rộng, nhiễm trùng nặng làm mất chức năng bàn chân, gây nguy cơ hoại tử.
  • Chai chân: Những vết chai ở lòng bàn chân xuất hiện trên người đái tháo đường là hậu quả của việc thay đổi vị trí chịu áp lực và tì đè khi cấu trúc bàn chân bị thay đổi. Lâu ngày vi khuẩn xâm nhập vào những tổn thương da vi thể xung quanh các vết chai làm da bị nhiễm trùng, chảy mủ.
  • Nấm da chân: Khi đường huyết tăng cao không kiểm soát, cơ thể bị suy giảm miễn dịch và dễ bị nhiễm nấm, đặc biệt ở những vị trí tiếp xúc với nơi ẩm ướt, nền đất bẩn thường xuyên như bàn chân. Nấm da chân khiến chân bị đỏ, ngứa, nứt da, vi khuẩn có thể theo những vết nứt này xâm nhập xuống vùng mô bên dưới và gây nên bội nhiễm.
  • Nấm móng: Móng chân bị nhiễm nấm thường bị thay đổi màu sắc móng (có thể chuyển sang màu vàng nâu hoặc trắng đục), móng dày sừng, dễ gãy và bị tách ra khỏi giường móng. Khi mang giày bít tất thường xuyên thì môi trường bên trong giày sẽ nóng ẩm, tối, là điều kiện thuận lợi cho nấm phát triển.
  • Nổi phỏng nước: Chân bị phỏng nước khi người bệnh đi giày, dép cứng, kích thước không phù hợp nên cọ xát vào vùng da chân gây phỏng nước. Nếu không giữ gìn chân sạch sẽ, các vết phỏng có nguy cơ cao bị loét và nhiễm trùng. Đây cũng là một trong các biến chứng tiểu đường dễ gặp ở chân.
  • Ngón chân vẹo ngoài: Biểu hiện này xảy ra khi ngón chân cái bị vẹo về phía ngón chân trỏ tạo ra một mỏm xương nhô ra tại ngón chân cái. Lúc này, áp lực bàn chân bị thay đổi và dồn vào ngón chân cái khiến ngón cái bị sưng, tấy đỏ.
  • Da khô: Đây là biến chứng rất nguy hiểm, để lại hậu quả như viêm tắc động mạch chi dưới, gây khô vùng da dưới chân. Lúc này vi khuẩn có thể dễ dàng xâm nhập vào mô dưới da gây nhiễm trùng. 
  • Loét da: Biến chứng này xảy ra ở những điểm tì đè, vết chai ở lòng bàn chân tạo thành lỗ đáo. 
  • Ngón chân hình búa: Tật ngón chân hình búa xảy ra khi các cơ quan cốt phần mu bàn chân bị teo khi làm co rút các gân duỗi ngón vùng mu chân. Các đầu ngón chân sẽ bị quặp xuống đất, lâu dần sẽ bị loét.
  • Bàn chân Charcot (bàn chân bẹt): xảy ra khi lòng bàn chân bị mất độ cong vòm sinh lý, bàn chân trở nên phẳng.

1.2. Biến chứng tiểu đường ở mắt

Biến chứng tiểu đường ở mắt

Biến chứng tiểu đường ở mắt

Biến chứng tiểu đường tại mắt được ghi nhận bao gồm tăng nhãn áp cao, đục thuỷ tinh thể và bệnh lý võng mạc. Các bệnh này cần được phát hiện sớm để điều trị kịp thời, ngăn chặn mù lòa.
  • Tăng nhãn áp: Biến chứng xảy ra khi áp lực tích tụ trong mắt. Áp lực khiến hệ thống thoát dịch lỏng chậm khiến dịch tích tụ trong tiền phòng. Áp lực chèn ép các mạch máu mang máu đến võng mạc và thần kinh thị giá, thị lực dần mất đi, dây thần kinh bị tổn thương, bệnh nhân sẽ bị đỏ mắt, đau mắt và buồn nôn.
  • Đục thủy tinh thể: Do hàm lượng Sorbitol dư thừa tạo thành cặn trong thuỷ tinh thể, khiến đục thuỷ tinh thể gây suy giảm thị lực nhanh, chói sáng. Mặc dù có thể điều trị khôi phục thị lực bằng cách phẫu thuật thay thế thuỷ tinh thể nhân tạo nhưng khi và chỉ khi chỉ số đường huyết <=9 để đảm bảo an toàn cho người bệnh cao nhất.
  • Bệnh võng mạc tiểu đường: Xảy ra do tình trạng tổn thương mạch máu ở võng mạc mắt. Biến chứng này rất nguy hiểm, tiến triển phức tạp gây nên các bệnh lý như phù hoàng điểm, xuất huyết dịch kính, bong võng mạc.

1.3. Biến chứng tiểu đường ở da

 

Biến chứng tiểu đường ở da

Biến chứng tiểu đường ở da

Ngứa ở những bệnh nhân bị bệnh tiểu đường có thể dẫn tới những biến chứng về da khá nguy hiểm như:
  • Nhiễm nấm: Các ổ nhiễm nấm thường xuất hiện dưới ngực, quanh móng tay, kẽ ngón chân, ngón tay, trong miệng, bên dưới bao quy đầu, nách,… gây nấm ngứa da.
  • Bệnh gai đen: Chỉ xuất hiện ở giai đoạn đầu với đặc điểm: da sạm đen, dày, sần sùi ở những nơi có nếp gấp trên cơ thể như nách, háng, cổ
  • U mỡ vàng, ban vàng: Là các u nhỏ bằng hạt đậu, quầng đỏ xuất hiện trên mu bàn tay, bàn chân, cánh tay. (Biến chứng tiểu đường này thường gặp ở người cao tuổi nhiều hơn người trẻ).
  • U hạt vòng: Là những nốt mẩn xếp hình vòng cung màu đỏ hoặc nâu.
  • Bệnh bạch biến: Sắc tố nâu ở da bị phá huỷ và chuyển thành màu trắng.
  • Mụn nhọt, phỏng nước: Những người bị đái tháo đường đã mắc biến chứng thần kinh thì ngón tay, ngón chân, bàn chân hoặc cẳng tay sẽ bị mụn nhọt, phỏng nước.

1.4. Biến chứng suy thận do tiểu đường

Biến chứng suy thận do tiểu đường

Biến chứng suy thận do tiểu đường
Biến chứng suy thận tiểu đường sẽ gây ra các tổn thương mạch máu nhỏ ở thận dẫn đến hoạt động không đúng chức năng, hoạt động kém hoặc suy thận.
Các triệu chứng này thường xảy ra khi bệnh đã ở giai đoạn cuối, cụ thể:
  • Nước tiểu bất thường (thường chỉ nhìn thấy khác thường qua kính hiển vi): Có bong bóng hoặc bọt trong nước tiểu, lượng nước tiểu nhiều/ít hơn bình thường, có máu trong nước tiểu.
  • Phù toàn thân, từ mí mắt xuống bàn chân: Do bị giảm mức lọc cầu thận gây ứ nước, ứ muối trong cơ thể.
  • Thiếu máu, hoa mắt, chóng mặt: Do thận không sản xuất đủ Erythropoietin (loại hormon thiết yếu để tạo hồng cầu từ mô dòng hồng cầu trong tủy xương).
  • Ngứa ở da: do sự tích tụ với nồng độ cao của các chất thải trong máu.
  • Buồn nôn và nôn: biến chứng tiểu đường suy thận nên cơ thể tích tụ quá nhiều chất thải trong máu gây tình trạng buồn nôn, nôn, mất cảm giác ngon miệng.
  • Khó thở: Khi cơ thể đã có ứ dịch tại phổi hoặc thiếu máu vì thiếu hụt tế bào hồng cầu vận chuyển oxy, cảm giác khó thở là điều không thể tránh khỏi.

1.5. Biến chứng thần kinh

Biến chứng thần kinh

Biến chứng thần kinh

Biến chứng thần kinh ngoại biên là biến chứng thường gặp nhất, chi dưới và bàn chân có triệu chứng đầu tiên, sau đó tới chi trên và bàn tay.
Bệnh nhân thường có cảm giác:
  • Tê, giảm nhận biết cảm giác đau, nóng lạnh (đặc biệt ở bàn chân).
  • Cảm giác bỏng rát, bị châm chích.
  • Cảm giác đau buốt (thường tăng về đêm).
  • Bước đi bị đau. Thậm chí, dù chạm nhẹ bệnh nhân cũng thấy đau nhiều.
  • Yếu cơ và đi lại khó khăn hơn.
Biến chứng thần kinh tự chủ sẽ thay đổi tuỳ cơ quan bị tổn thương.
  • Mắt: đồng tử mất phản xạ với ánh sáng, bóng tối.
  • Hệ tiêu hoá: dạ dày co thắt chậm lại nên có cảm giác đầy bụng sau khi ăn. Buồn nôn, nôn, mất cảm giác ngon miệng, táo bón, tiêu chảy,.. nhất là về đêm.
  • Hệ tim mạch: nhịp tim nhanh khi nghỉ, háp áp tư thế.
  • Hệ niệu, sinh dục nữ: ứ đọng nước tiểu trong bàng quang, lâu dần dẫn tới nhiễm trùng đường tiểu.
Ngoài ra, bệnh nhân bị tiểu đường còn có thể xảy ra các tổn thương thần kinh khác: Bệnh nhân có thể bị rối loạn cương (ở nam giới), khô âm đạo (ở nữ giới), tăng (giảm) tiết mồ hôi, rối loạn điều chỉnh thân nhiệt.

1.6. Biến chứng tim mạch

Biến chứng tim mạch

Biến chứng tim mạch

Các biến chứng tim mạch ở bệnh nhân tiểu đường hầu hết phần lớn đều do rối loạn chuyển hóa Lipid, khiến Glucose tăng kết hợp với các yếu tố khác như: di truyền, môi trường, bệnh thường đi kèm rối loạn mỡ máu, tăng huyết áp.

  • Bệnh mạch vành: Biểu hiện bệnh mạch vành ở bệnh nhân đái tháo đường rất “nghèo nàn”. Rất nhiều bệnh nhân bị thiếu máu cơ tim, thậm chí nhồi máu cơ tim nặng mà không hề biết, chỉ khi thăm khám sức khỏe mới tình cờ phát hiện được. Tuy nhiên, cũng có nhiều bệnh nhân có biểu hiện lâm sàng băng cơn đau thắt ngực hoặc cảm giác tức nặng ngực trái, hồi hộp đánh trống ngực, khó thở…
  • Bệnh lý mạch máu não: Chủ yếu là tai biến mạch máu não, với các biểu hiện: nhồi máu não hoặc xuất huyết não. Biểu hiện lâm sàng bằng đột ngột bại hoặc liệt một nửa người, méo miệng, có thể kèm theo rối loạn ý thức ở mức độ khác nhau.
  • Bệnh lý mạch máu ngoại biên: Biểu hiện sớm của tổn thương mạch máu ngoại biên là dấu hiệu “đi cà nhắc cách hồi”, nghĩa là người bệnh thấy đau, mỏi chân hay chuột rút khi đi bộ. Sau khi nghỉ ngơi, các dấu hiệu hết, bệnh nhân lại tiếp tục đi được cho đến khi xuất hiện lại các triệu chứng đau.

1.7. Nguy cơ nhiễm trùng

 

Nguy cơ nhiễm trùng

Nguy cơ nhiễm trùng

Người bệnh đái tháo đường rất dễ bị nhiễm trùng do nồng độ đường cao tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển. Lượng đường trong máu cao sẽ khiến vết trầy xước nhỏ nhất cũng trở thành môi trường lý tưởng để các vi khuẩn gây bệnh sinh sôi. 
  • Nhiễm trùng da – mô mềm: Các bệnh lý như viêm mô tế bào, loét bàn chân, viêm da do tụ cầu, nhiễm nấm,…
  • Nhiễm trùng răng miệng: Bao gồm rụng răng, mất răng, viêm lợi, viêm quanh chân răng, cao răng, viêm mủ chân răng có thể dẫn tới nhiễm trùng huyết và tử vong.
  • Nhiễm trùng tiết niệu: Thường gặp ở nữ nhiều hơn nam. Viêm bàng quang với biểu hiện sốt nhẹ hoặc không sốt, tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu khó, nước tiểu đục có cặn, có khi có máu. Viêm thận với biểu hiện đau vùng hông lưng, sốt cao, lạnh run, có thể đục hoặc tiểu máu.
  • Nhiễm trùng phổi: Thường gặp nhất là viêm phổi và lao phổi. Viêm phổi ở bệnh nhân đái tháo đường thường nặng với biểu hiện ho, sốt, khạc đờm, đau ngực, khó thở,… dễ dẫn đến biến chứng nguy hiểm như áp xe phổi, nhiễm trùng huyết. Tỷ lệ lao phổi ở bệnh nhân đái tháo đường cao gấp 2-4 lần bệnh nhân không bị đái tháo đường, với biểu hiện mệt mỏi, chán ăn, da xanh, ho khan có thể có đờm hoặc máu dai dẳng.

1.8. Biến chứng tiểu đường thai kỳ

Biến chứng tiểu đường thai kỳ

Biến chứng tiểu đường thai kỳ

Theo kết quả thống kê cho thấy, có tới 2-10% mẹ bầu trong quá trình mang thai có nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường. Bệnh có thể dẫn tới những biến chứng nguy hiểm cho mẹ và bé.

– Đối tượng bị

  • Phụ nữ trên 30 tuổi
  • Người có tiền sử gia đình có người mắc bệnh tiểu đường loại 2
  • Phụ nữ thừa cân, béo phì cả trước và khi đang mang thai
  • Đã từng bị bệnh tiểu đường thai kỳ trong lần mang thai trước.
– Ảnh hưởng mẹ:
  • Gây nguy cơ chấn thương vùng lưng, gãy xương và trật khớp do thai nhi phát triển to.
  • Tỷ lệ mắc tiền sản giật cao gấp 4 lần người bình thường.
  • Khả năng phải sinh non và sinh mổ do phần thân dưới của bé quá to.
  • Dễ sảy thai hoặc thai chết lưu
  • Dễ gặp các biến chứng sản khoa như: rối loạn tăng huyết áp khi có thai,…
– Ảnh hưởng đối với bé:
  • Trẻ mới sinh dễ bị thừa cân, béo phì, mắc các bệnh về hô hấp, huyết áp cao hơn các trẻ bình thường.
  • Bị tụt canxi ngay sau khi chào đời
  • Nguy cơ dị tật bẩm sinh cao

2. Biến chứng cấp tính

Biến chứng cấp tính ở bệnh nhân tiểu đường như: Hạn đường huyết, hôn mê, nhiễm toan ceton, tăng áp lực thẩm thấu…

2.1. Hạ đường huyết

Hạ đường huyết

Biểu hiện hạ đường huyết

Biến chứng này dễ xảy ra ở nhóm bệnh nhân cao tuổi hoặc có rối loạn chức năng gan, thận.
Các triệu chứng của biến chứng này rất rõ ràng như lo lắng, run tay chân, vã mồ hôi, hồi hộp, cảm giác đói cồn cào (đối với rối loạn thần kinh tự động).
Triệu chứng của rối loạn hệ thần kinh trung ương: cảm giác mệt, chóng mặt, đau đầu, nhìn mờ, lơ mơ, mất tập trung, hôn mê, co giật, thậm chí là tử vong.

2.2. Hôn mê

Bất cứ ai có bệnh tiểu đường đều có nguy cơ bị biến chứng tiểu đường hôm mê, liên quan tới việc phân phối insulin, thiếu insulin có thể nhanh chóng dẫn đến ceton do đái tháo đường có bệnh tiểu đường tuýp 1.
Hôn mê hạ đường huyết dễ xảy ra nếu đường huyết không được theo dõi đầy đủ, quá liều insulin hoặc sulphonylurea, ăn uống không đều đặn, chán ăn, nôn, chức năng gan hoặc thận suy giảm.

2.3. Nhiễm toan ceton

Nhiễm toan ceton

Nhiễm toan ceton

Bệnh nhân có biến chứng nhiễm toan ceton do đái tháo đường sẽ có các triệu chứng sau:
  • Mệt mỏi, nhìn mờ, ý thức mơ màng
  • Buồn nôn, nôn ói, đau bụng
  • Khát nhiều, uống nhiều, tiểu nhiều
  • Glucose máu >13,9 mmol/K khi đo bằng máy đo đường huyết cá nhân
  • Nhịp tim nhanh, hạ huyết áp
  • Thân nhiệt thường giảm nhẹ do tình trạng giãn tĩnh mạch ngoài da

2.4. Tăng áp lực thẩm thấu

Đây là một trong các biến chứng tiểu đường nghiêm trọng chính là hội chứng tăng áp lực thẩm thấu bệnh tiểu đường. Khi lượng đường trong máu > 600 mg/dL sẽ gây ra hội chứng này, lượng đường dư thừa từ máu trong nước tiểu, kích hoạt quá trình lọc rút ra số rất lớn dịch cơ thể.
Hội chứng này thường ảnh hưởng tới những người có bệnh tiểu đường type 2 và có thể phát triển ở những người chưa được chẩn đoán với bệnh tiểu đường. Hội chứng có thể dẫn đến đe dọa tính mạng. Để ổn định đường huyết và ngăn chặn những biến chứng tiểu đường, lời khuyên dành cho bạn là có chế độ dinh dưỡng hợp lý, luyện tập và dùng thuốc theo chỉ định.
Hy vọng bài viết này giúp bạn nhận biết được các biến chứng tiểu đường sớm nhất, biết được sự nguy hiểm của bệnh tiểu đường nếu không được kiểm soát tốt. Nếu cần bổ sung thông tin hoặc tìm mua các sản phẩm thực phẩm chức năng bảo vệ sức khỏe, bạn hãy liên hệ với Shop Nhật Bản để được thông tin thêm nhé.
2/5 - (1 bình chọn)

NHẬN TƯ VẤN TỪ SHOP NHẬT BẢN




    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *