Tiểu đường là bệnh khá phổ biến ở nước ta và hiện nay đang có xu hướng trẻ hóa. Bệnh gây nên những biến chứng nguy hiểm, một số trường hợp nặng còn ảnh hưởng đến tính mạng. Vậy tiểu đường là bệnh gì, bệnh tiểu đường có lây không, nếu lây thì lây theo đường nào?
1. Bệnh tiểu đường là gì?
Bệnh tiểu đường là một loại bệnh rối loạn chuyển hóa không đồng nhất. Biểu hiện đặc trưng của bệnh tiểu đường là tình trạng đường huyết luôn ở mức cao hơn mức bình thường. Tiểu đường gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm đối với tim mạch, thận, hệ thần kinh, mắt và các bệnh lý nghiêm trọng khác…Bệnh tiểu đường do một số nguyên nhân sau gây ra:
- Hệ thống miễn dịch phát hiện nhầm nên tấn công và phá hủy các tế bào beta tham gia vào quá trình sản xuất ra insulin của tuyến tụy. Điều này dẫn đến hậu quả là cơ thể thiếu hụt insuin nên việc chuyển hóa đường bị rối loạn, dẫn đến tình trạng đường bị dư thừa trong máu, được gọi là tăng đường huyết.
- Cơ thể tiếp xúc với các loại virut khiến các tế bào bị phá hủy hoặc bị lây nhiễm.
- Chế độ ăn uống không khoa học dẫn đến bệnh tiểu đường
- Một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường: di truyền, thừa cân, béo phì, lười vận động, phụ nữ mang thai dễ bị mắc tiểu đường thai kỳ…
Bệnh tiểu đường gồm 3 loại
Có 3 loại tiểu đường bao gồm: Tiểu đường tuýp 1 (trước đây thường gọi tiểu đường phụ thuộc insulin), Tiểu đường tuýp 2 (trước đây còn gọi tiểu đường không phụ thuộc insulin), Tiểu đường tuýp 3 hay còn được gọi là tiểu đường thai kỳ.
- Đái tháo đường type 1: Tế bào beta tuyến tụy bị phá hủy nên không thể sản xuất đủ insulin, khiến cho việc chuyển hóa đường không được thực hiện hiệu quả, từ đó lượng đường trong máu bị tích tụ trong một thời gian dài dẫn đến tăng đường huyết. Tiểu đường type 1 còn được gọi là bệnh tiểu đường tự miễn.
- Đái tháo đường type 2: Bệnh đái tháo đường gây ra do tế bào beta của tuyến tụy bị giảm nên không thể sản xuất đủ Insulin để vận chuyển đường đến té bào. Một số trường hợp là do cơ thể sẽ kháng với insulin. Ngoài ra còn có một số yếu tố khác làm tăng nguy cơ mắc bệnh là: béo phì, di truyền, tress kéo dài…
- Tiểu đường thai kỳ: Bệnh tiểu đường xảy ra trong quá trình mang thai, trước đó thai phụ không được chẩn đoán là mắc bệnh đái tháo đường tuýp 1 hoặc 2. Nguyên nhân có thể do sự bài tiết các hormon như progetertone, estrogen của cơ thể người mẹ hoặc do prolactin từ nhau thai tiết ra, những hormon này kháng insulin nên khiến cho đường huyết tăng.
2. Bệnh tiểu đường có lây không?
Theo các bác sĩ và các chuyên gia y tế, bệnh tiểu đường không lây nhiễm từ người sang người nên bạn có thể yên tâm. Cụ thể, bệnh tiểu đường không lây qua đường máu, đường tình dục, đường tiếp xúc, ăn uống. Tuy nhiên, yếu tố di truyền có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường:
Bệnh tiểu đường có lây không?
- Tiểu đường không lây qua đường máu: Bệnh tiểu đường là bệnh rối loạn chuyển hóa, không phải bệnh truyền nhiễm nên bạn có thể yên tâm vì bệnh này không lây qua đường máu giống một số bệnh như: viêm gan B, bệnh HIV/AIDS…Do đó, nếu bạn có vết thương hở mà tiếp xúc với máu của bệnh nhân tiểu đường thì cũng không bị lây bệnh nhé.
- Tiểu đường không lây qua đường sinh dục: Tiểu đường chỉ là bệnh rối loạn chuyển hóa insulin, không phải do nguyên nhân nhiểm khuẩn hay virus nên không lây qua đường tình dục. Mặc dù vậy nhưng tiểu đường vẫn có ảnh hưởng nhất định đến tình dục, ví dụ như làm giảm ham muốn, giảm chức năng sinh lý, rối loạn cương dưỡng, giảm sự thoải mãn, gây khô hạn ở nữ giới…
- Tiểu đường không lây qua đường tiếp xúc, ăn uống: Nếu bạn tiếp xúc gần hoặc ăn uống chung mâm với người bệnh tiểu đường thì bạn cũng không bị mắc bệnh. Nguyên nhân là bởi bệnh không phải do virus, vi khuẩn gây nên mà là bệnh rối loạn chuyển hóa insulin.
- Bố mẹ mắc bệnh, con nguy cơ bị tiểu đường cao hơn: Có thể dễ nhận thấy rằng, những phụ nữ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ khi sinh con thì con có nguy cơ mắc tiểu đường cao hơn những đứa trẻ khác.
3. Phòng ngừa và điều trị bệnh tiểu đường
- Chế độ ăn: Tránh đồ ăn nhiều đường, nhiều tinh bột, tăng cường chất xơ, hạn chế đồ ăn chứa nhiều bột đường, mỡ động vật, nội tạng động vật, hạn ché ăn đồ chiên rán, đồ uống có cồn, rượu bia, thuốc lá.
- Tập thể dục: Mỗi ngày nên tập thể dục đều đặn từ 30-45 phút, lựa chọn những bài tập có cường độ phù hợp để tránh tập luyện quá sức làm sức khỏe suy kiệt.
- Uống đủ nước: Để đảm bảo một sức khỏe tốt, bạn cần bổ sung đầy đủ nước hàng ngày cho cơ thể để bù lượng nước mất qua da, đi tiểu….
- Thói quen: Kiểm soát cảm xúc, hạn chế tình trạng căng thẳng, stress kéo dài, kiểm soát cân nặng để phòng tránh nguy cơ tiểu đường.
- Uống thuốc theo chỉ định: Uống thuốc trị bệnh tiểu đường theo chỉ định của bác sĩ, không được tự ý ngừng thuốc hoặc dùng thuốc khác thay thế khi không có sự chỉ định của bác sĩ.
- Thăm khám bác sỹ: Thăm khám và kiểm tra chỉ số đường huyết định kỳ, thông báo với bác sĩ khi nhận thấy cơ thể có những biểu hiện bất thường để xử lý kịp thời.