Hầu hết những người có người nhà bị tiểu đường đều băn khoăn tiểu đường có di truyền không, tỷ lệ có cao không, di truyền đến đời nào thì hết? Để tìm được câu trả lời chính xác nhất, bạn hãy xem thông tin trong bài viết dưới đây để tổng hợp các thống kê nghiên cứu liên quan.
Xem thêm:
1. Bệnh tiểu đường có di truyền không?
1.1. Bệnh tiểu đường có thể sẽ di truyền
1.2. Bệnh tiểu đường tuýp 1 có di truyền không?
1.3. Bệnh tiểu đường tuýp 2 có di truyền không?
- Nếu bố mẹ trước 50 tuổi được chẩn đoán bị tiểu đường tuýp 2 thì tỷ lệ con cái bị di truyền tiểu đường là 14%. Còn nếu bố mẹ sau tuổi 50 bị tiểu đường thì tỷ lệ này là 7,7% (theo số liệu thống kê của Hiệp Hội về Bệnh Tiểu đường Hoa Kỳ).
- Cả bố và mẹ đều bị tiểu đường tuýp 2 thì tỷ lệ con bị di truyền bệnh là 50%.
- Chỉ có bố hoặc mẹ mắc bệnh tiểu đường và trẻ hơn 50 tuổi thì tỷ lệ con mắc là 14%.
- Chỉ có bố hoặc mẹ mắc bệnh tiểu đường và lớn hơn 50 tuổi thì tỷ lệ con mắc là 7,7%
2. Phân biệt loại bệnh tiểu đường tuýp 1 và tuýp 2
Dưới đây là hướng dẫn chi tiết của Bộ Y tế về việc phân loại bệnh tiểu đường tuýp 1 và tuýp 2, bạn cũng sẽ tìm được đáp án cho thắc mắc “tiểu đường có di truyền không” với các loại tiểu đường.
Đặc điểm phân biệt | Tiểu đường tuýp 1 | Tiểu đường tuýp 2 |
Tuổi xuất hiện | Trẻ, thanh thiếu niên hay gặp dưới 30 tuổi Thể trạng gầy | Tuổi trưởng thành thường trên 30 tuổi Thể trạng béo, thậm chí rất béo |
Khởi phát | Các triệu chứng rầm rộ của hội 4 chứng 4 nhiều: ăn nhiều, uống nhiều, sụt cân nhiều, đi tiểu nhiều. | Thường không rõ triệu chứng, thậm chí không có triệu chứng gì Bệnh phát hiện ra do khám sức khỏe định kỳ hoặc đi khám vì một biến chứng nào đó của bệnh. |
Biểu hiện lâm sàng | -Sút cân nhanh chóng -Tiểu nhiều -Uống nhiều nước | -Thể trạng béo, thừa cân -Hội chứng buồng trứng đa nang -Tiền sử gia đình có người mắc bệnh đái tháo đường type 2 |
Nhiễm ceton, tăng ceton trong máu, nước tiểu | -Dương tính Thậm chí nhiễm toan ceton rất nặng | -Thường không nhiễm toan |
C-peptid | -Thấp/ không đo được | -Bình thường hoặc tăng |
Kháng thể Kháng đảo tuỵ Kháng Glutamic Kháng insulin Kháng Tyrosine Kháng Zinc | -Dương tính | -Âm tính |
Điều trị | Bắt buộc dùng insulin | -Tuỳ thuộc vào thời điểm phát hiện bệnh và triệu chứng có thể điều trị bằng thuốc viên hoặc insulin và thay đổi lối sống |
Xuất hiện cùng các bệnh tự miễn khác | -Có | -Hiếm |
Các bệnh lý đi kèm lúc mới chẩn đoán (tăng huyết áp, rối loạn chuyển hoá lipid, béo phì) | -Rất ít -Nếu có phải tìm các bệnh lý khác đồng mắc | -Hội chứng chuyển hóa là thường gặp nhất |
3. Biểu hiện bạn nhận biết bạn nên tầm soát tiểu đường
- Hay mệt mỏi vô cớ, suy nhược cơ thể hoặc sụt cân
- Biến đổi màu da: da thường chuyển sang màu đen, nhất là ở đầu gối, khuỷu tay, cổ, ngón tay
- Đói và khát nhiều hơn
- Đi tiểu nhiều lần, nhất là ban đêm
- Tê bì, ngứa, đau râm ran ở bàn tay và bàn chân
- Vết thương lâu lành sẹo
- Mắt nhìn mờ, nhìn không rõ
4. Cách phòng tránh tiểu đường di truyền
- Thường xuyên vận động: Không chỉ giúp cơ thể khỏe mạnh, linh hoạt mà còn giúp giảm cân, hạ đường huyết, tăng độ nhạy cảm với insulin, giữ lượng đường trong máu ở phạm vi bình thường hoặc trong mức độ cho phép. Một số bài tập như thể dục nhịp điệu có thể giúp kiểm soát bệnh tiểu đường.
- Chế độ ăn lành mạnh nhiều chất xơ: Chất xơ giúp dễ tiêu hoá, cải thiện kiểm soát lượng đường trong máu, giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Chế độ ăn giàu rau củ quả, ngũ cốc, các loại đậu đỗ, hạt dinh dưỡng sẽ bổ sung các chất xơ, khoáng chất thúc đẩy giảm cân.
- Giảm cân: Theo các bác sĩ, mỗi cân nặng bạn mất đi có thể giúp cải thiện sức khỏe rất tốt và những lợi ích khác bạn không ngờ tới. Giảm khoảng 7% trọng lượng cơ thể ban đầu + tập thể dục thường xuyên sẽ giúp giảm 60% nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
- Suy nghĩ tích cực, hạn chế căng thẳng: Luôn suy nghĩ tích cực, vui vẻ, tránh suy nghĩ, căng thẳng sẽ giúp tinh thần bệnh nhân thoải mái hơn. Bạn nên đi khám bệnh định kỳ thường xuyên để phòng ngừa, xử lý bệnh sớm nhất (nếu có)