Thịt gà là một trong những món ăn quen thuộc của người dân Việt Nam, mang lại nhiều dinh dưỡng cho sức khỏe con người. Tuy nhiên, người bệnh tiểu đường có ăn được thịt gà không lại là thắc mắc của nhiều người. Bài viết dưới đây, Shop Nhật Bản sẽ giải đáp giúp bạn đọc thông tin này nhé!

1. Bệnh tiểu đường có ăn được thịt gà không?

Bệnh tiểu đường có ăn được thịt gà không?
Bệnh tiểu đường có ăn được thịt gà không?

Người bị bệnh tiểu đường có ăn được thịt gà không? Câu trả lời là “Có thể ăn được”. Thịt gà là món ăn lành tính, không gây hại đối với sức khỏe của bệnh nhân tiểu đường. Thịt gà là loại thực phẩm chứa lượng protein lớn, có lợi hơn chất đạm từ thịt đỏ và được chứng minh là tốt cho người bệnh tiểu đường.

Trong chế độ ăn của bệnh nhân tiểu đường thì protein là chất không thể thiếu và được kiểm soát ở hàm lượng vừa đủ để không làm ảnh hưởng đến cơ thể. Do đó, bạn có thể dùng thịt gà để bổ sung vào phần protein này cho bệnh nhân. Đây sẽ là món ăn cung cấp các dưỡng chất cần thiết và bổ sung năng lượng cho người bệnh.

Theo một nghiên cứu của Trung tâm nghiên cứu dinh dưỡng lâm sàng Singapore năm 2014, khi dùng thịt gà để nấu thành súp hoặc canh sẽ tạo ra các loại axit amin có tác dụng kích thích sản sinh insulin để ổn định lượng đường trong máu. Khi ăn thịt lườn gà với rau xanh, cơm trắng, dầu lạc thì chỉ số GI đạt 50, ở mức tốt với  người bệnh tiểu đường.

Mặc dù thịt gà an toàn với bệnh nhân tiểu đường nhưng cũng có một số trường hợp đặc biệt, ví dụ như những người gặp biến chứng về thận do tiểu đường gây ra. Nguyên nhân là bởi ức gà chứa nhiều protein, nếu ăn quá nhiều có thể gia tăng gánh nặng cho thận vì phải làm việc nhiều hơn.

Ngoài ra, bệnh nhân tiểu đường cũng không nên ăn phần da gà hay nội tạng của gà vì chúng có chứa nhiều cholesterol xấu, làm tăng nguy cơ xơ cứng động mạch khiến huyết áp tăng, đây cũng là một trong những nguyên nhân gây ra các biến chứng tim mạch ở bệnh nhân tiểu đường.

2. Giá trị dinh dưỡng của thịt gà với người tiểu đường

Thịt gà là thực phẩm quen thuộc trong những bữa cơm của người Việt. Thịt gà giàu dinh dưỡng, đa dạng chất nên tốt cho người bệnh tiểu đường, điển hình phải kể tới các chất như sau:

THÀNH PHẦNHÀM LƯỢNG VÀ TÁC DỤNG
ProteinTrong 100g ức gà chín chứa tới 31,02g protein giúp phát triển cơ bắp, kiểm soát cân nặng hiệu quả
PhotphoLà chất giúp tạo cho xương và răng chắc khỏe hơn. Người bệnh tiểu đường ăn thịt gà có thể ngăn ngừa được tình trạng loãng xương, viêm lợi.
Vitamin B6Tác dụng lưu thông mạch máu, giúp quá trình trao đổi chất diễn ra tốt hơn, ngừa tình trạng trữ chất béo, kiểm soát cân nặng tốt hơn.
Axit aminTryptophan và Serotonin là 2 loại axit amin có thể giảm căng thẳng, hạn chế stress ở những người bệnh tiểu đường.

Người tiểu đường nếu gặp căng thẳng mệt mỏi sẽ ảnh hưởng tới việc giải phóng glucose vào tế bào khiến cho glucose không thể chuyển đổi thành năng lượng, tích tụ vào máu khiến lượng đường trong máu tăng cao.

Chất chống oxy hóaAlpha, Beta-carotene, lycopene mang đến hiệu quả lớn trong việc nâng cao thị lực, giúp mắt sáng khỏe, ngừa biến chứng tiểu đường ở mắt.
SeleniumTác dụng giúp tăng cường trao đổi chất trong cơ thể, nâng cao hệ miễn dịch, giúp hạn chế tăng cân.
RiboflavinChất tuyệt vời có trong thịt gà giúp chữa lành các tổn thương ở mô.

3. Trường hợp người tiểu đường nên hạn chế thịt gà

Trường hợp người tiểu đường nên hạn chế thịt gà
Trường hợp người tiểu đường nên hạn chế thịt gà

Tuy thịt gà mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe người bệnh tiểu đường nhưng cũng sẽ có những trường hợp đặc biệt không nên bổ sung quá nhiều hoặc cần hạn chế nạp thịt gà trong khẩu phần ăn trong ngày:

  • Người có biến chứng thận hoặc có protein niệu: Thịt gà chứa nhiều đạm nên đòi hỏi thận phải làm việc nhiều hơn. Người bệnh tiểu đường nếu gặp trường hợp chức năng thận suy giảm mà vẫn ăn nhiều thịt gà sẽ ảnh hưởng xấu tới tình hình bệnh.
  • Người bệnh tiểu đường huyết áp cao, tim mạch: Thịt gà có hàm lượng lớn cholesterol nên nếu người bệnh tim mạch ăn nhiều sẽ làm tăng áp lực cho hệ tim mạch, huyết áp. Người bệnh cũng chú ý không nên ăn da gà vì da gà càng nhiều cholesterol xấu, càng khiến bệnh tình tồi tệ hơn.

Nhìn chung, những người bệnh tiểu đường có kèm bệnh nền như bệnh thận, bệnh huyết áp, bệnh tim mạch thì nên tham khảo ý kiến bác sĩ xem tiểu đường có ăn được thịt gà không nhé. Có như vậy bạn mới xây dựng được chế độ ăn phù hợp với từng thể trạng, tình hình bệnh của mình.

4. Những lưu ý khi ăn thịt gà đối với người bị tiểu đường

Những lưu ý khi ăn thịt gà đối với người bị tiểu đường
Những lưu ý khi ăn thịt gà đối với người bị tiểu đường

Để tối ưu dưỡng chất tốt có trong thịt gà, người bệnh tiểu đường cũng đặc biệt lưu ý trong việc chế biến và lựa chọn thịt để nấu ăn:

  • Nên chọn phần ức gà, loại bỏ da gà trước khi nấu: Thịt ức gà nhiều thịt nạc trắng, không có xương, hàm lượng chất béo thấp hơn so với các phần khác mà lượng protein lại cao.
  • Không nên ăn thường xuyên và ăn nhiều cùng một lúc: Lượng đạm gà tích tụ nhiều sẽ gây dư thừa năng lượng, làm người bệnh tiểu đường tăng cân. Chế độ ăn phù hợp là 3-4 bữa thịt gà/ tuần.
  • Không nên ăn quá nhiều ăn gà rán: Gà rán, gà chiên ở nhiệt độ cao dùng mỡ động vật không tốt cho người bệnh tiểu đường. Việc bổ sung nhiều dầu mỡ sẽ làm tăng cholesterol trong máu gây xơ vữa động mạch, huyết áp cao, nhiều bệnh lý về tim mạch.
  • Không nên thêm các gia vị có hại: Khi chế biến thịt gà, chú ý nêm nếm gia vị ít muối, không nêm thêm các loại đường vì có hại cho người bệnh tiểu đường. Nên dùng dầu oliu, dầu thực vật để chế biến thay vì dùng mỡ động vật.
  • Nên ăn kèm với trái cây, rau củ, đậu để bổ sung thêm lượng chất xơ để ổn định lượng đường huyết.
  • Kiểm tra lượng đường huyết trước khi ăn thịt gà và sau khi ăn thịt gà để có thông tin xây dựng được một chế độ ăn phù hợp, không làm ảnh hưởng tới đường huyết.

5. Món ăn từ thịt gà tốt cho người bệnh tiểu đường

Nếu bạn đang tìm kiếm cách chế biến món ăn ngon, tốt từ thịt gà cho người bệnh tiểu đường mà không ảnh hưởng nhiều tới lượng đường huyết sau ăn, bạn có thể tham khảo cách chế biến các món ăn dưới đây.

5.1. Sốt gà chanh

Sốt gà chanh
Sốt gà chanh

Một món ăn đầy đủ hương vị, vừa hấp dẫn vừa không bị “ngán” chính là món sốt gà chanh vàng. Thịt gà giàu protein có thể kiểm soát cân nặng, khi kết hợp với chanh sẽ cung cấp thêm hàm lượng vitamin C giúp tăng sức đề kháng, bảo vệ sức khỏe.

Cách chế biến:

  • Bước 1: Thịt gà bỏ da, lấy phần ức gà thái thành miếng nhỏ vừa ăn.
  • Bước 2: Ướp thịt gà với một chút muối rồi lăn thịt gà qua trứng, bột mì.
  • Bước 3: Bắc chảo dầu lên bếp rồi cho thịt gà vào rán vàng.
  • Bước 4: Pha sốt chanh gồm chanh tươi, đường, bột ngô. Khi gà chín thì cho nước sốt và đun, khuấy hỗn hợp sền sệt là hoàn thành.

5.2. Ức gà nhồi

Ức gà nhồi
Ức gà nhồi

Một cách chế biến thịt ức gà khác bạn có thể tham khảo là ức gà nhồi. Ức gà giàu protein, ít chất béo nên ăn phần thịt này không ảnh hưởng tới đường huyết của người bệnh.

Cách chế biến

  • Bước 1: Ức gà bỏ da, rửa sạch, rạch 1 đường ở giữa phần thịt để nhồi thêm nguyên liệu gồm phô mai, cà chua, húng quế, hành tím băm nhỏ.
  • Bước 2: Cố định phần thịt ức đã nhồi bằng tăm hoặc lá hành trần.
  • Bước 3: Cho phần ức gà vào lò nướng, nước ở nhiệt độ 185 độ trong 20 phút là hoàn thành.

5.3. Gà luộc lá chanh

Gà luộc lá chanh
Gà luộc lá chanh

Gà luộc lá chanh là món ăn quen thuộc và dễ làm nhất dành cho người bệnh tiểu đường. Thịt gà giữ trọn được vị ngọt thơm nguyên bản của thịt. Điểm cộng của món ăn này là không phải sử dụng thêm dầu mỡ nên có thể hạn chế dung nạp cholesterol, từ đó ngăn ngừa biến chứng về tim mạch, huyết áp ở người bệnh tiểu đường.

Cách chế biến:

  • Bước 1: Dùng nửa con gà rửa sạch, bắc lên bếp cùng nồi nước lạnh.
  • Bước 2: Cho xả đập dập, gừng vào luộc cùng.
  • Bước 3: Khi nước sôi đun to lửa trong 2 phút, sau đó vặn nhỏ lửa trong 5 phút thì tắt bếp, ủ gà trong nồi 10 phút thì vớt gà ra.
  • Bước 4: Gà chín để nguội rồi chặt miếng vừa ăn. Thái mỏng lá chanh rồi rắc lên trên thịt gà là xong.

5.4. Súp gà nấm

Súp gà nấm
Súp gà nấm

Một món ăn khai vị cực kỳ ngon miệng, bổ dưỡng từ gà cho người bệnh tiểu đường là súp gà nấm. Nấm có chỉ số đường huyết thấp, GI chỉ khoảng từ 10-15 nên người bệnh tiểu đường ăn vào không làm tăng lượng đường trong máu.  Không chỉ vậy, nấm còn có chất polysacarit có thể cải thiện tình trạng kháng insulin, giảm đường huyết.

Cách chế biến:

  • Bước 1: Để chế biến món ăn này, bạn chuẩn bị ½ con gà luộc và nước luộc gà.
  • Bước 2: Ức gà xé sợi rồi cho vào chảo xào trong khoảng 5 phút.
  • Bước 3: Thêm hành tây cắt hạt lựu, ngô ngọt, ớt chuông vào để xào tiếp.
  • Bước 4: Thêm nước luộc gà, nước cốt dừa vào hầm trong khoảng 20 phút
  • Bước 5: Cho thêm bột năng hòa nước vào khuấy cùng để tạo thành hỗn hợp sền sệt. Cuối cùng cho gia vị, rau mùi và tắt bếp.

5.5. Gà nấu xáo gừng

Gà nấu xáo gừng
Gà nấu xáo gừng

Gà xáo gừng là món ăn dễ nấu, hương vị lại cực kỳ thơm ngon. Nếu bạn đang băn khoăn bệnh tiểu đường có ăn được thịt gà không thì hãy thử ngay món ăn này.

Sơ chế

  • Gà rửa sạch, chặt miếng vừa ăn, mướp với nước mắm, hành tăm.
  • Lá chanh rửa sạch, thái chỉ.
  • Gừng, sả rửa sạch, băm nhỏ.

Chế biến:

  • Bước 1: Cho một chút dầu vào nồi, sau đó cho thịt gà vào xào săn.
  • Bước 2: Cho thêm gừng, sả vào đảo đều, đổ ngập nước đun sôi.
  • Bước 3: Nêm gia vị vừa ăn (không nên nêm quá mặn như món kho), .
  • Bước 4: Tiếp tục đun sôi giảm nhỏ lửa đến khi gà chín mềm, đảo thêm một chút thì cho lá chanh vào.
  • Bước 5: Đun sôi tiếp đến khi giảm nước thì bắc ra là được.

Nhìn chung các món ăn từ gà dành cho người bệnh tiểu đường cũng rất đa dạng, bạn có thể ăn 3 – 4 bữa mỗi tuần nhé. Lưu ý không nêm gia vị hại với người tiểu đường để những món ăn không làm tăng lượng đường trong máu sau ăn. Trên đây là những giải đáp về thắc mắc tiểu đường có nên ăn thịt gà không. Nếu bạn cần tìm hiểu thêm các sản phẩm hỗ trợ bệnh tiểu đường từ thực phẩm chức năng, bạn có thể liên hệ với chúng tôi theo thông tin dưới đây để được hỗ trợ sớm nhất.

THÔNG TIN LIÊN HỆ:

Mời đánh giá

NHẬN TƯ VẤN TỪ SHOP NHẬT BẢN




    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *