Ếch đồng nhiều dinh dưỡng, thịt chắc, ăn thơm. Vậy bệnh tiểu đường có ăn được thịt ếch không, có làm tăng lượng đường trong máu sau ăn không? Có làm cho những biến chứng bệnh tiểu đường xấu đi không? Tất cả những băn khoăn này sẽ được giải đáp cụ thể trong bài viết dưới đây.
1. Bệnh tiểu đường có ăn được thịt ếch không?
Thịt ếch không xuất hiện liên tục trong mâm cơm hàng ngày của người Việt. Khẩu phần ăn của người tiểu đường cũng xoay quanh các loại thịt lợn, thịt gà, thịt bò là nhiều. Vì thế khi muốn đổi món cho người bệnh tiểu đường, nỗi lăn tăn bệnh tiểu đường có ăn được thịt ếch không là điều dễ hiểu.
Theo y học cổ truyền, thịt ếch vị ngọt, không độc, lợi tiểu, chữa cam. Thịt ếch bổ dưỡng, chứa nhiều dinh dưỡng như: Sắt, Đồng, Magie, Kẽm, Selen, Các loại vitamin, protein, chất béo, Biotin, caroten. Tất cả những chất này phù hợp với sức khỏe của người tiểu đường. Chỉ cần bỏ da khi sử dụng sẽ ngừa được những tác dụng không mong muốn.
2. Bài thuốc từ thịt ếch cho người tiểu đường + bồi bổ sức khỏe
Thịt ếch không chỉ có giá trị dinh dưỡng cao mà còn là vị thuốc chữa bệnh độc đáo. Bạn có thể tham khảo một số bài thuốc từ thịt ếch dưới đây để bảo vệ và tạo nền tảng sức khỏe tốt nhất.
2.1. Hỗ trợ điều trị tiểu đường
Người bệnh tiểu đường có thể hầm canh này ăn 2-3 bữa mỗi tuần rất tốt, vừa giải khát ích dưỡng âm vừa hỗ trợ giảm đường huyết.
Nguyên liệu
- Thịt ếch 100g.
- Bí đỏ 200g.
- Tỏi và gia vị
Cách làm
- Bí đỏ gọt vỏ, thái miếng.
- Ếch sơ chế sạch, để ráo nước, bỏ da.
- Bắc chảo lên bếp, phi thơm tỏi, sau đó cho bí đỏ vào xào lăn.
- Tiếp đến cho ếch vào xào cùng trong 2-3 phút.
- Thêm nước xâm xấp, hầm trong 30 phút
- Nêm nếm gia vị vừa ăn.
2.2. Bổ thận, tráng dương
Món này giúp bổ thận, tráng dương có thể ăn thường xuyên.
Nguyên liệu
- Thịt ếch 100g.
- Thịt chim sẻ 100g.
- Nấm rơm 50g.
Cách làm
- Ếch sơ chế sạch, chặt miếng vừa ăn, để ráo nước, bỏ da.
- Chim sẻ làm sạch lông, rửa sạch để ráo nước.
- Cho tất cả thịt ếch, thịt chim sẻ và nấm rơm xào cùng với nhau.
- Thêm gia vị vừa ăn là được.
2.3. Lợi tiểu chống phù nề
Nguyên liệu
- Thịt ếch 1 con
Cách làm
- Ếch bỏ sạch ruột, bỏ da.
- Cho ếch vào nồi hầm trong 30 phút, gia giảm gia vị vừa ăn. 1 tuần có thể ăn 3-4 lần để chống phù nề rất hiệu quả.
2.4. Bệnh nhân lao phổi, lao xương
Nguyên liệu
- Ếch 1 con.
- Bách bộ 30g.
- Đường nâu 50g.
- Rượu trắng 50ml.
Cách làm
- Ếch bỏ sạch ruột, bỏ da.
- Cho ếch cùng tất cả nguyên liệu vào nồi hầm trong 30 phút, gia giảm gia vị vừa ăn. 1 tuần có thể ăn 3-4 lần. Món ăn này đặc biệt tốt cho bệnh nhân bị lao phổi, lao xương.
2.5. Bổ sức khỏe sau khi ốm dậy
Thông thường khi mới ốm dậy, người ta bồi bổ sức khỏe từ gà ác, chim bồ câu, cá chép, ếch bởi những loại thịt này rất tốt cho sức khỏe, nhiều chất dinh dưỡng, bồi bổ khi ốm mệt, mới ốm dậy rất tốt.
Nguyên liệu
- Thịt ếch 100g
- Hành tây, gừng, đường.
Cách làm
- Thịt ếch làm sạch, chặt miếng nhỏ vừa ăn đem xào với hành tây. Nếu bạn muốn đơn giản hơn, chỉ cần cho thịt ếch cùng xì dầu, gừng vào bát hấp cơm cho chín.
- Nên ăn nóng trong bữa cơm, mỗi ngày 1 lần, ăn liền trong 1 tuần để cơ thể nhanh hồi phục.
2.6. Bổ thận khí, chữa đi tiểu nhiều ban đêm
Nguyên liệu
- Thịt ếch 1 con khoảng 100g.
- Ba kích 9g.
- Sơn thù nhục 30g.
- Câu kỷ tử 15g.
Cách làm
- Ếch làm sạch, bỏ đầu, chặt miếng nhỏ vừa ăn.
- Cho tất cả nguyên liệu chuẩn bị cho vào nồi hầm nhừ, nêm gia vị ăn cùng với cơm hoặc ăn thành bữa phụ chiều.
Với người bệnh tiểu đường có một trong những bệnh lý trên đây, bạn có thể áp dụng một trong các món ăn trên để giúp sức khỏe tốt hơn. Không còn băn khoăn bệnh tiểu đường có ăn được thịt ếch không.
3. Những lưu ý khi chế biến ếch nên cẩn trọng
- Đảm bảo ăn chín uống sôi, chỉ ăn thịt ếch khi đã chín kỹ. Tuyệt đối không ăn thịt ếch sống hay dùng thịt ếch sống để đắp lên mắt theo quan niệm dân gian của một số người.
- Khi sơ chế cần dùng riêng dao, thớt giữa thịt chín và thịt sống để không lây nhiễm chéo vi khuẩn. Khu vực sơ chế cần sạch sẽ, đảm bảo vệ sinh.
- Nếu thấy những vùng màu trắng trên thịt phải loại bỏ để những cá thể sán, khứa được loại bỏ sạch.
- Khi sơ chế ếch cần làm sạch ruột, tách gân chỉ trên đùi ếch để loại bỏ ấu trùng sán ở bên trong trước khi đem chế biến món ăn.
- Đối với ếch đông lạnh cần lựa chọn cửa hàng uy tín, có giấy tờ kiểm định an toàn vệ sinh thực phẩm.
- Người bệnh tiểu đường ăn thịt ếch được, không làm tăng lượng đường huyết. Tuy nhiên, để điều trị bệnh tiểu đường, cải thiện tính kháng insulin, bạn nên sử dụng các loại thuốc, viên uống hỗ trợ điều trị bệnh.
Trên đây là những thông tin về vấn đề bệnh tiểu đường có ăn được thịt ếch không. Nếu bạn cần giải đáp thêm bất cứ thông tin nào có thể liên hệ với nhatban.vn để được hỗ trợ sớm nhất.
Hiện nay, có rất nhiều thực phẩm chức năng được chiết xuất từ các loại nguyên liệu quý có tác dụng cải thiện môi trường đường ruột, giúp ức chế hấp thu đường và carbohydrate hiệu quả. Bạn có tham khảo viên uống Kikuimo – chiết xuất bột củ cúc vu cho nồng độ hoạt chất cô đặc lên đến 60%, giảm thiểu biến chứng cho người bệnh tiểu đường.
Cây Cúc vu được biết đến như một loại thảo dược hoàn toàn tự nhiên, lành tính và an toàn, hạn chế tối đa tác dụng phụ và giúp bổ sung lượng insulin cao nhất trong các loại thảo dược. Với những người có nguy cơ bị bệnh tiểu đường nên uống 15 viên/ ngày. Những người có tình trạng bệnh đặc biệt nặng nên uống 30 viên/ ngày. Sau khi lượng đường huyết ổn định nên duy trì ở liều lượng thấp hơn.
THÔNG TIN LIÊN HỆ:
- Hotline: 0904.400.500 – 0901.456.888 – 024.3537.5678
- Gmail: sales@vnjp.vn – marketing@vnjp.vn – thao.hth@vnjp.vn
- Địa chỉ: Ngõ 118, Đường Phan Kế Bính, Quận Ba Đình, Hà Nội.