Bệnh thận đái tháo đường là một trong những biến chứng hàng đầu dẫn đến bệnh thận mãn tính và suy thận. Tỉ lệ tử vong khi mắc biến chứng thận cũng rất cao. Để hiểu rõ hơn về bệnh thận ở bệnh nhân đái tháo đường và có cách phòng tránh hiệu quả, bạn có thể theo dõi những thông tin trong bài viết dưới đây.

1. Bệnh thận đái tháo đường là gì?

Bệnh thận đái tháo đường là gì?Bệnh thận đái tháo đường là gì?

Bệnh thận đái tháo đường là một bệnh lý thuộc biến chứng mạch máu nhỏ của đái tháo đường, cầu thận chính là bộ phận chịu thương tổn nhiều nhất. Theo thống kê, có từ 20-40% bệnh nhân tiểu đường bị biến chứng thận. Bệnh thận đái tháo đường xảy ra là do rối loạn chuyển hóa và huyết động ở các bệnh nhân tiểu đường, lúc này cầu thận sẽ bị xơ cứng và xơ hóa.

Khi cầu thận bị xơ hóa, chức năng sẽ bị suy giảm, không thể làm sạch mạch máu trong cầu thận, muối và nước cũng không được làm sạch mà bị giữ lại. Tình trạng tích nước và muối quá mức sẽ làm cho chân sưng vù, bệnh nhân bị tăng cân, chất thải tích tụ trong cơ thể.

2. Những trường hợp tiểu đường gặp biến chứng thận

Có rất nhiều trường hợp bệnh nhân đái tháo đường gặp phải tình trạng biến chứng ở thận. Tuy nhiên, những bệnh nhân tiểu đường có thêm các vấn đề dưới đây thì tỉ lệ mắc sẽ cao hơn so với những bệnh nhân còn lại:

  • Đường huyết không ổn định, lúc cao lúc thấp, HbA1c cao (đây là xét nghiệm kiểm tra lượng đường trong máu của bệnh nhân đái tháo đường).
  • Người có huyết áp cao, tăng huyết áp có nguy cơ bị biến chứng thận. Bên cạnh đó, những người bị cao huyết áp từ trước sẽ khiến cho biến chứng thận trở nên nặng hơn.
  • Rối loạn mỡ máu và tăng cholesterol trong máu làm xơ vữa mạch máu, dẫn đến huyết áp cao, từ đó gây ra các biến chứng thận.
  • Bệnh nhân tiểu đường cao tuổi dễ gặp phải biến chứng hơn so với bệnh nhân trẻ tuổi
  • Bổ sung quá nhiều thực phẩm giàu đạm, đạm quá nhiều sẽ gia tăng gánh nặng cho thận, khiến thận yếu đi.

3. Triệu chứng bệnh thận ở người bị đái tháo đường

Triệu chứng bệnh thận ở người bị đái tháo đườngTriệu chứng bệnh thận ở người bị đái tháo đường

Ở giai đoạn đầu của bệnh thận đái tháo đường, các triệu chứng không xuất hiện rõ ràng. Ở giai đoạn sau, bệnh nhân có thể nhận thấy một số triệu chứng rõ ràng hơn như:

  • Nước tiểu bất thường: Nước tiểu bình thường sẽ có màu vàng nhạt hoặc màu vàng đậm (nếu uống ít nước). Với bệnh nhân bị bệnh thận đái tháo đường, nước tiểu sẽ bị vẩn đục, có bong bóng hoặc sủi bọt hồng…..Bên cạnh đó, nước tiểu còn có mùi hôi khác thường, không giống với mọi khi. Mỗi đêm đi tiểu trên 3 lần cũng là một triệu chứng của bệnh.
  • Mệt mỏi: Nguyên nhân là do các chất thải, chất độc hại không được loại bỏ ra ngoài theo đường tiết niệu mà bị tích tụ lại, chúng làm cho cơ thể mệt mỏi kèm theo một số triệu chứng như: ăn không ngon, choáng váng, thở có mùi khai…Dấu hiệu mệt mỏi khá giống với rối loạn tiêu hóa, thay đổi thời tiết, cảm cúm nên dễ bị bỏ qua.
  • Phù: Người bệnh có thể bị phù ở mí mắt, bàn chân, nhiều bệnh nhân còn bị phù toàn thân. Nguyên nhân là do cầu thận bị suy giảm chức năng nên không thể lọc hết nước và muối, những chất này tích tụ lại sẽ gây phù cho cơ thể. Khi bị phù, da sẽ bị mất đàn hồi, bạn có thể nhấn ngón tay vào da rồi rút ra, vết lõm phải mất một lúc lâu mới đầy trở lại.
  • Thiếu máu: Nguyên nhân là bởi thận không thể tạo ra đủ hormon Erythropoietin – là loại hormon thiết yếu để tạo hồng cầu. Triệu chứng thiếu máu khiến cho người bệnh cảm thấy chóng mặt, mệt mỏi, có cảm giác ớn lạnh…
  • Ngứa ở da: Bệnh thận ở người đái tháo đường sẽ làm cho da có màu nhợt nhạt hơn. Bên cạnh đó, người bệnh còn có thể bị nổi mẩn, ngứa ngáy, cho dù uống thuốc và bôi kem cũng không cải thiện.
  • Mất cảm giác ngon miệng: Người bị bệnh thận do biến chứng tiểu đường sẽ không cảm thấy ngon miệng, thức ăn có vị khác hơn so với bình thường, luôn cảm thấy hơi thở có mùi khó chịu. Nguyên nhân là bởi nồng độ ure trong máu cao, chúng sẽ làm cho mùi vị thức ăn bị biến đổi.
  • Buồn nôn và nôn: Khi các chất thải không được đào thải ra ngoài mà tích tụ lại trong cơ thể, chúng sẽ khiến người bệnh cảm thấy buồn nôn và bị nôn.
  • Khó thở: Khi bị bệnh, phổi bị ứ dịch hoặc bị thiếu máu nên việc hô hấp bị ảnh hưởng, người bệnh cảm thấy khó thở.

4. Cơ chế đái tháo đường gây ra biến chứng thận

Cơ chế đái tháo đường gây ra biến chứng suy thận sẽ phát triển theo 5 giai đoạn khác nhau, mỗi một giai đoạn sau thì mức độ bệnh sẽ nặng hơn so với mức độ trước Suy thận giai đoạn cuối là kết quả cuối cùng của tình trạng bệnh kéo dài. Cụ thể các giai đoạn của bệnh như sau:

  • Giai đoạn 1: Thận bị tăng kích thước cả ba chiều rộng, dài và cao, mức tăng lên đến 140% so với kích thước thận bình thường. Nguyên nhân là do đường huyết tăng cao, lượng máu dến thận cũng tăng nên làm tăng kích thước của thận.
  • Giai đoạn 2: Chỉ có thay đổi mô học ở cầu thận, người bệnh chưa nhận thấy rõ triệu chứng lâm sàng.
  • Giai đoạn 3: Là giai đoạn bệnh trở nên nặng hơn. Giai đoạn này là giai đoạn tiểu Albumin (một loại tiểu đạm), tức là Albumin bị thoát ra ngoài qua đường tiểu làm hao hụt lượng protein trong cơ thể, gây thiếu hụt protein trong máu và gây tràn dịch, kết quả là làm phù toàn cơ thể. Người bệnh bị tiểu Albumin nếu không điều trị kịp thời thì có nguy cơ tiến triển đến bệnh thận từ 20-40%.
  • Giai đoạn 4: Triệu chứng của bệnh được biểu hiện rõ ràng, bệnh nhân tiểu đạm (trong đó lượng Albumin trong vòng 24 giờ lớn hơn 300mg). Khả năng lọc của thận bị giảm, huyết áp tăng. Khi lượng Albumin trong nước tiểu tăng sẽ làm tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim và đột quỵ.
  • Giai đoạn 5: Bệnh tiến triển thành bệnh thận giai đoạn cuối (suy thận). Biện pháp để duy trì sự sống là lọc thận hoặc thay thận.

6. Các tổn thương thận do đái tháo đường gây ra

Các tổn thương thận do đái tháo đường gây ra

Các tổn thương thận do đái tháo đường gây ra

Bệnh thận đái tháo đường là biến chứng nguy hiểm hàng đầu của bệnh đái tháo đường. Bên cạnh đó, căn bệnh này cũng là nguyên nhân dẫn đến bệnh thận mãn tính và suy thận. Đái tháo đường có thể gây nên một số tổn thương ở thận như:

  • Tổn thương cầu thận: Cầu thận bị xơ hóa mạch, tổn thương dạng nốt, xơ hóa màng đáy cầu thận và xơ hóa ổ…Nếu không kịp thời phát hiện và điều trị sẽ làm cho thận bị mất chức năng hoàn toàn.
  • Tổn thương mạch thận: Đây là một loại tổn thương mạch máu phổ biến ở bệnh nhân tiểu đường. Mạch thận có thể bị xơ hóa, thoái hóa kính lớp áo giữa mạch thận, huyết khối, huyết tắc mạch máu…Khi mạch thận bị tổn thương, lòng mạch sẽ hẹp lại gây thiếu máu ở các cơ quan, làm tăng huyết áp.
  • Tổn thương tổ chức kẽ thận: Thoái hóa kính ống lượn gần, lắng đọng phức hợp glycogen( hội chứng Armami-Ebstein), teo ống thận, xơ hóa kẽ thận.
  • Nhiễm khuẩn tiết niệu: Các loại vi khuẩn gram âm (chiếm 90%)  như E.coli, liên cầu, tụ cầu…đi ngược từ niệu đạo vào bàng quang, tiếp theo là đi đến bể thận gây nhiễm khuẩn. Biểu hiện của nhiễm khuẩn là đái dắt, đái buốt, đái đục, đái ra mủ, ra máu….Bệnh nhân có thể bị sốt, đau hông, lưng…

7. Phòng ngừa biến chứng bệnh thận do đái tháo đường

Để tránh gặp phải những biến chứng bệnh thận do đái tháo đường gây ra, bạn cần phòng tránh bệnh ngay từ ban đầu. Một số biện pháp phòng ngừa được các bác sĩ đưa ra mà bạn có thể áp dụng như sau:

  • Kiểm soát lượng đường huyết: Theo một nghiên cứu tại Nhật Bản, việc ổn định đường huyết có thể kéo dài thời gian bị biến chứng đến tận 6 năm. Nên giữ chỉ số HbA1c dưới 7% là tốt nhất. Tuy nhiên, mỗi bệnh nhân sẽ có tình trạng bệnh khác nhau, do đó nên tham khảo ý kiến bác sĩ để có biện pháp kiểm soát đường huyết phù hợp.
  • Kiểm soát huyết áp: Giữ huyết áp ổn định, không bị tăng cao sẽ làm chậm sự tiến triển bệnh thận ở bệnh nhân đái tháo đường, biện pháp này cũng ngăn chặn nguy cơ biến chứng mạch máu và vi mạch, ngăn chặn các biến chứng về bệnh tim mạch và đột quỵ. Bệnh nhân có thể tham khảo ý kiến bác sĩ để sử dụng các loại thuốc huyết áp phù hợp.
  • Kiểm soát đạm niệu: Kiểm soát đạm niệu bằng cách hạn chế ăn các thực phẩm giàu đạm như: các loại thịt đỏ, thịt gà, thịt vịt, cá, trứng, sữa, các chế phẩm từ sữa… Hạn chế các chất đạm vào cơ thể sẽ giúp làm chậm sự tiến triển thành suy thận, bảo vệ sức khỏe bệnh nhân.
Viên uống hỗ trợ điều trị tiểu đường Kikuimo

ĐẨY LÙI THẬN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG MÃN TÍNH NHỜ KIKUIMO

Kikuimo được biết đến với công dụng tuyệt vời trong điều trị tiểu đường, kiểm soát đường huyết. Nhưng ít người biết Kikuimo còn có công dụng đẩy lùi thận mãn tính do biến chứng tiểu đường

Sản phẩm có tác dụng cải thiện môi trường đường ruột, thúc đẩy hoạt động của đường ruột, cải thiện hấp thu khoáng chất, giúp bổ sung khoáng chất cho bệnh nhân thận tiểu đường (bệnh nhân thận tiểu đường thường bị thiếu khoáng chất do vấn đề về chuyển hóa và hấp thụ). Inulin có trong Kikuimo kết hợp với Natri trong ruột, ngăn chặn sự hấp thụ natri và ngăn chặn sự hấp thụ quá nhiều muối. Tăng bài tiết nitơ trong phân và giảm thiểu bệnh uremia. Từ đó cải thiện bệnh thận hiệu quả.

Việc ngăn chặn hấp thụ natri và tăng bài tiết nitơ giúp cải thiện bệnh thận?

Bệnh suy thận là một hội chứng lâm sàng và sinh hóa tiến triển mạn tính qua nhiều năm tháng, hậu quả của sự xơ hóa các nephron chức năng gây giảm sút từ từ mức lọc cầu thận dẫn đến tình trạng tăng nitơ phi protein máu như urê, creatinin máu, acid uric …Đặc trưng của suy thận mạn là: Có tiền sử bệnh thận tiết niệu kéo dài, mức lọc cầu thận giảm dần, nitơ phi protein máu tăng dần, kết thúc trong hội chứng urê máu cao.

Việc tăng bài tiết nitơ giúp giảm dần triệu chứng suy thận

Trong khi, natri là 1 chất điện giải quan trọng giúp điều hòa nước đi vào, đi ra các mô, tế bào của cơ thể. giúp điều hòa huyết áp, lượng máu, xung truyền chức năng thần kinh cơ,… Thế nhưng khi cung cấp quá nhiều có thể gây hại cho những người bị bệnh suy thận vì thận đã bị suy giảm chức năng không thể loại bỏ natri và chất lỏng dư thừa ra khỏi cơ thể.

Như vậy ntri và chất lỏng tích tụ lại trong các mô và máu, huyết áp tăng lên và bệnh nhân cảm thấy mệt mỏi. Huyết áp cao lại có thể làm tổn thương thêm cho thận. Gây nên vòng lẩn quẩn. Bổ sung nhiều natri dẫn tới sưng phù tay chân, mắt, suy tim, làm cho thành tim mạch dày lên, nước tích tụ ở phổi gây khó thở

Chính vị vậy việc ngăn chặn hấp thụ natri rất cần thiết cho người bệnh thận. Và Kikuimo có thể giúp bệnh nhân làm được điều đó. Ngoài ra Kikuimo còn ức chế tích tụ chất béo, giảm sự tổng hợp axit béo; điều chỉnh quá trình tiết mật và dự trữ glucogen (đường) trong gan. Giảm gánh nặng cho thận và gan. Thông tin chi tiết sản phẩm: http://nhatban.vn/san-pham/tra-ho-tro-tieu-duong-kikuimo/

Mời đánh giá

NHẬN TƯ VẤN TỪ SHOP NHẬT BẢN




    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *