Loãng xương là tình trạng suy giảm mật độ chất khoáng trong xương có kèm theo suy giảm cấu trúc xương. Tình trạng này có thể gia tăng nếu bạn có một chế độ ăn uống không khoa học và lành mạnh. Tham khảo top các loại thực phẩm nên tránh khi bị loãng xương trong bài viết dưới đây của Shop Nhật Bản để giúp xương chắc khỏe hơn.
1. Thực phẩm chế biến sẵn
Theo TS. BS Trần Thị Bích Nga, nguyên Giảng viên chuyên khoa Dinh dưỡng, Đại học Y Hà Nội: Đối với người bị loãng xương, việc thực hiện một chế ăn uống cân bằng, đầy đủ các chất dinh dưỡng có lợi cho xương như canxi, vitamin D và protein sẽ giúp ngăn ngừa tình trạng mất xương thêm và giảm nguy cơ gãy xương. Chế độ ăn uống này cũng có thể giúp ngăn ngừa loãng xương ở những người chưa mắc bệnh.
Các loại đồ ăn chế biến sẵn như các loại thịt hộp, thịt nguội, các loại ngũ cốc tinh chế, đồ ngọt… nên hạn chế đối với người bị loãng xương. Nguyên nhân là bởi những loại thực phẩm này có chứa một lượng chất béo cao, khiến cho khả năng hấp thụ canxi trong ruột bị cản trở. Ăn thực phẩm chế biến sẵn còn làm tăng nguy cơ béo phì ở người bệnh, từ đó gia tăng những ảnh hưởng không tốt đến tình trạng của xương.
2. Thực phẩm chứa nhiều muối
Đồ ăn chứa nhiều muối cũng nằm trong danh sách các loại thực phẩm nên tránh khi bị loãng xương mà bạn cần nhờ. Khi nạp vào một lượng lớn muối vào cơ thể, lượng canxi mà cơ thể thải ra qua đường bài tiết tăng cao hơn so với thông thường đồng thời khiến cho quá trình tạo xương bị suy yếu.
Ăn nhiều loại thực phẩm có chứa nhiều muối sẽ khiến cho lượng canxi trong cơ thể mất dần theo thời gian. Nguyên nhân là bởi Natri có trong muối làm tăng tốc độ và lượng canxi bị đào thải ra ngoài. Theo nghiên cứu, ăn một thìa muối mỗi ngày có thể khiến khối lượng xương suy giảm khoảng 1,5% mỗi năm. Chính vì vậy, mỗi ngày bạn chỉ nên ăn tối đa 2,3gram muối để bảo vệ xương tốt hơn.
Một nghiên cứu đăng tải trên Tạp chí Dinh dưỡng Lâm sàng châu Á Thái Bình Dương, cho thấy: “Đàn ông Trung Quốc có thói quen ăn mặn dễ bị loãng xương. Ngoài ra, một nghiên cứu khác trên tạp chí Osteoporosis International cũng chứng minh mối liên quan giữa chế độ ăn nhiều muối và canxi có thể mang đến kết quả tương tự cho nhóm phụ nữ sau mãn kinh.”
3. Rượu bia
Rượu bia cũng là loại thực phẩm nên tránh khi bi loãng xương. Rượu bia gây ảnh hưởng đến nhiều cơ quan trong cơ thể, bao gồm xương khớp. Uống nhiều rượu bia có thể làm gia tăng tình trạng suy giảm khối lượng xương, khiến quá trình hình thành xương bị ảnh hưởng, đồng thời tỷ lệ gãy xương tăng cao, vết gãy xương rất lâu lành.
Sở dĩ rượu bia khiến tình trạng loãng xương trở nên trầm trọng hơn là bởi các hợp chất có trong rượu bia sẽ cản trở quá trình hấp thụ vitamin D và các khoáng chất có liên quan đến sức khỏe của xương như canxi, magie. Bên cạnh đó, với những người nghiện rượu thì nồng độ cortisol có xu hướng tăng cao, từ đó dẫn đến việc gia tăng sự phân hủy xương và làm giảm quá trình hình thành xương.
Uống rượu bia gây ảnh hưởng đến nội tiết tố của cả nam và nữ, từ đó gián tiếp ảnh hưởng đến xương, làm tăng nguy cơ loãng xương. Đối với nam, rượu bia khiến khả năng sản xuất testosterone thấp hơn, đây là một loại hormon có liên quan đến sự hình thành xương. Đối với nữ giới, uống quá nhiều bia rượu có thể khiến kinh nguyệt bị rối loạn, làm giảm nồng độ nội tiết tố estrogen của nữ giới và làm tăng nguy cơ bị loãng xương.
Để làm chậm quá trình loãng xương, hạn chế để bệnh trầm trọng thêm, mỗi người nên uống rượu bia một cách điều độ, không nên quá chén. Theo khuyến cáo của Tổ chức Loãng xương Quốc gia (Mỹ), mỗi người chỉ nên tiêu thụ không quá 2-3 ly rượu mỗi ngày để bảo vệ xương tốt hơn.
4. Caffeine
Caffeine là một chất kích thích tự nhiên có trong nhiều cà phê, socola và một số loại trà. Chúng cũng thuộc top những thực phẩm cần tránh khi bị loãng xương mà bạn nên lưu ý. Nếu được dùng với một lượng vừa phải thì caffeine sẽ mang lại lợi ích với xương. Tuy nhiên, nếu lượng caffeine quá nhiều thì có thể ảnh hưởng đến sự chuyển hóa xương và làm suy giảm lượng canxi có trong xương.
Một nghiên cứu được đăng trên tạp chí Rối loạn cơ xương BMC (Mỹ) cho thấy rằng, tiêu thụ caffeine quá mức là một trong những yếu tố khiến mật độ xương ở phụ nữ sau mãn kinh bị suy giảm. Do đó, mỗi người nên tiêu thụ caffeine với lượng vừa phải, có thể uống cà phê/ trà đã khử caffeine hoặc chuyển sang một loại đồ uống khác lành mạnh hơn.
5. Thịt đỏ
Để xương khỏe mạnh, cần có một lượng axit amin ổn định. Trong khi đó, axit amin là thành phần quan trọng trong cấu tạo của Protein. Chính vì vậy, bạn nên bổ sung các loại thực phẩm có chứa nhiều protein khi bị loãng xương. Tuy nhiên, nên lựa chọn thịt trắng như thịt gà, cá thay vì sử dụng thịt đỏ sẽ có lợi hơn cho tình trạng loãng xương.
Các loại thịt đỏ như thịt lợn, thì bò và một số loại thịt động vật khác có chứa một lượng lớn protein nhưng cũng chứa nhiều chất béo bão hòa và axit béo không bão hòa đa Omega-6. Việc sử dụng quá mức các loại chất béo này có thể làm tăng nguy cơ loãng xương và tăng tỉ lệ gãy xương. Bên cạnh đó, trong protein của thịt đỏ có chứa axit amin có chứa lưu huỳnh, chúng có thể hòa tan canxi có trong xương và giải phóng vào màu. Các bác sĩ và các chuyên gia về sức khỏe khuyến cáo người bị loãng xương chỉ nên ăn thịt đỏ khoảng 2 lần mỗi tuần, mỗi lần ăn không quá 200g/ngày để bảo vệ xương tốt hơn.
6. Đồ ngọt, nước ngọt
Đồ ăn ngọt và các loại nước ngọt cũng nằm trong số những thực phẩm nên tránh khi bị loãng xương. Trên thực tế đã có nhiều nghiên cứu được thực hiện và cho thấy việc ăn quá nhiều thức ăn, đồ uống có đường có thể khiến mật độ xương suy giảm, tăng tỉ lệ loãng xương cao hơn.
Tuy nhiên, đường tự nhiên có trong thực phẩm là nguồn bổ sung đường có lợi cho sức khỏe. Do đó, nếu bạn thích ăn đồ ngọt thì có thể sử dụng các loại hoa quả có chứa đường và giàu chất chống oxy hóa, chúng sẽ tác động tích cực đến sức khỏe của xương. Nên hạn chế ăn nhiều thực phẩm siêu chế biến có chứa nhiều đường như bánh ngọt, đồ ăn tráng miệng, đồ ăn nhẹ….
Người bị loãng xương cần hạn chế tiêu thụ các loại nước ngọt, đặc biệt là nước ngọt có ga vì chúng có liên quan đến việc gia tăng nguy cơ gãy xương hông ở nữ giới sau thời kỳ mãn kinh. Nước uống có ga khiến mật độ khoáng trong xương bị suy giảm, xương trở nên yếu và dễ gãy hơn.
7. Các loại đậu
Có nhiều người khá bất ngờ khi các loại đậu cũng nằm trong danh sách những loại thực phẩm nên tránh khi bị loãng xương bởi đa phần các loại đậu đều rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, một số loại đậu như đậu hải quân, đậu Hà Lan, đậu Pinto thì lại không tốt cho người bị loãng xương. Những loại đậu này có chứa nhiều phytates – nguyên nhân cản trở khả năng hấp thụ canxi của cơ thể.
Tuy mâu thuẫn nhưng ba loại đậu này lại chứa nhiều magie, chất xơ và nhiều chất dinh dưỡng khác có lợi cho xương, đề phòng loãng xương rất hiệu quả. Chính vì vậy, để vừa có thể hấp thụ được các dưỡng chất có lợi cho xương vừa ngăn ngừa nguy cơ loãng xương, các chuyên gia dinh dưỡng đã đưa ra lời khuyên hữu ích cho bệnh nhân loãng xương là ngâm đậu trong nước vài giờ trước khi nấu, điều này sẽ khiến hàm lượng phytate có trong đậu giảm xuống một cách đáng kể.
8. Các thực phẩm gây viêm
Thực phẩm gây viêm là những loại thực phẩm khiến cho lượng vi khuẩn chống viêm lành mạnh trong ruột bị suy giảm, làm tăng nguy cơ viêm nhiễm và có liên quan đến việc giảm khả năng hấp thụ canxi từ thực phẩm của cơ thể.
Một số loại thực phẩm gây viêm phổ biến có thể kể đến như thịt mỡ (thịt bò, thịt lợn, thịt cừu); các loại thực phẩm siêu chế biến như thức ăn nhanh, đồ đông lạnh, đồ hộp; đồ uống có đường; dầu dừa và dầu cọ; các loại dầu thực vật và hạt; carbohydrate tinh chế; rượu bia…
9. Rau bina và cải cầu vồng
Rau bina và cải cầu vồng là hai loại rau xanh có chứa nhiều canxi nhưng lại chứa nhiều oxalat, do đó chúng sẽ cản trở việc hấp thụ canxi của cơ thể. Để hấp thụ được canxi và những thành phần có lợi từ các loại rau này đồng thời đề phòng loãng xương, bạn có thể cân đối hai loại rau này với các loại thực phẩm có chứa nhiều canxi khác như trứng, sữa, phô mai, các loại cá hộp có xương…
10. Thực phẩm chứa nhiều Oxalat
Cuối cùng trong top các loại thực phẩm nên tránh khi bị loãng xương là thực phẩm có chứa nhiều oxalat. Oxalat được tìm thấy nhiều trong các loại thực vật như rau lá xanh, các loại trái cây, các loại hạt và quả hạch…
Oxalat khi được tiêu thụ vào trong cơ thể có thể liên kết với các loại khoáng chất có trong ruột, bao gồm cả canxi và ngăn ngừa cơ thể hấp thụ chúng. Ăn quá nhiều thực phẩm chứa Oxalat cùng với các loại thực phẩm giàu chất xơ sẽ cản trở quá trình hấp thụ chất dinh dưỡng của cơ thể, điều này khiến cho xương không nhận đủ lượng canxi và các khoáng chất cần thiết, từ đó làm tình trạng loãng xương trở nên trầm trọng hơn.
Thực phẩm chứa nhiều Oxalat thực chất cũng chứa nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho cơ thể, do đó bạn không nên kiêng kỵ hoàn toàn các loại thực phẩm này. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến nghị nên nấu chín thực phẩm hoặc ngâm, luộc chúng để làm giảm đáng kể lượng Oxalat của chúng.
Để giảm nguy cơ loãng xương và làm chậm quá trình loãng xương, bạn nên chú trọng đến chế độ dinh dưỡng hằng ngày. Nên gia tăng các loại thực phẩm có chứa nhiều canxi như sữa và các chế phẩm từ sữa, các loại hải sản…
Trên đây là tổng hợp các loại thực phẩm nên tránh khi bị loãng xương mà Shop Nhật Bản đã tìm hiểu và tổng hợp lại. Hy vọng những kiến thức này hữu ích đối với bạn, giúp bạn có một chế độ ăn uống phù hợp để giúp xương chắc khỏe, hạn chế tình trạng loãng xương.
THÔNG TIN LIÊN HỆ:
- Hotline: 0904.400.500 – 0901.456.888 – 024.3537.5678
- Gmail: sales@vnjp.vn – marketing@vnjp.vn – thao.hth@vnjp.vn
- Website: https://nhatban.vn
- Địa chỉ: Ngõ 118, Đường Phan Kế Bính, Quận Ba Đình, Hà Nội.